Trung Quốc không thể là "phao cứu sinh" cho Iran trước các lệnh trừng phạt của Mỹ
Theo mạng tin Al-Monitor, để giảm bớt “gánh nặng” này, giới phân tích cho rằng Iran đang coi Trung Quốc là một phần quan trọng của giải pháp nhằm hạn chế tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Có rất nhiều điều để biến Trung Quốc trở thành một đồng minh giá trị đối với Iran: Bắc Kinh là đối tác thương mại hàng đầu của Tehran, từng là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Iran và cũng là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Điều quan trọng nhất, Trung Quốc là một trong những bên tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran hồi năm 2015, được biết đến là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), đồng thời là một trong những đồng minh chính trị lớn của quốc gia Trung Đông này.Quan hệ Iran-Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây có tính chất ba bên hơn là song phương, khi Mỹ luôn tìm cách áp đặt để định hình mối quan hệ bằng cách này hay cách khác. Áp lực từ Washington đối với Bắc Kinh đã đặt ra những hạn chế đối với mối quan hệ đó, song những lo ngại chung về chính sách đối ngoại của Mỹ cũng khiến Iran và Trung Quốc xích lại gần nhau, tạo cơ sở cho sự hợp tác sâu rộng hơn.Các biện pháp của Mỹ nhằm giảm thiểu tương tác giữa Iran và Trung Quốc trên thực tế không mới. Những chính sách như vậy đã xuất hiện trong giai đoạn thập niên 1980, khi Washington không ngừng phản đối các thương vụ mua bán vũ khí giữa Trung Quốc và Iran. Áp lực (từ Mỹ) đối với Trung Quốc hồi giữa những năm 1990 về hợp tác hạt nhân với Iran cũng khiến sự hợp tác này rơi vào trạng thái đình trệ. Tuy nhiên, bất chấp những thăng trầm, Trung Quốc và Iran theo thời gian vẫn duy trì mối liên kết chặt chẽ.Trong bối cảnh hiện nay, trục tam giác Mỹ-Iran-Trung Quốc đang được định hình lại. Bắc Kinh và Washington thời gian qua đã tích cực đàm phán về một thỏa thuận nhằm giải quyết cuộc chiến tranh thương mại, vốn là điều có ý nghĩa rất quan trọng đối với Trung Quốc. Chương trình nghị sự của tiến trình đàm phán bao gồm việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng mua dầu của Iran. Nếu đạt được đồng thuận, thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung có thể là đòn giáng mạnh vào quan hệ Tehran-Bắc Kinh. Tuy nhiên, với những động thái thay đổi bất ngờ trong lập trường của Mỹ và Trung Quốc , cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước nhiều khả năng sẽ không thể kết thúc sớm.Một điểm quan trọng không kém là cách Trung Quốc sẽ đáp ứng các điều kiện của Mỹ về việc mua dầu từ Iran như thế nào. Bắc Kinh thường đưa ra phản ứng phức tạp đối với các cuộc khủng hoảng quốc tế, đặc biệt nếu nó có liên quan tới Mỹ.Về mặt kỹ thuật, việc ngừng nhập khẩu dầu từ Iran sẽ không phải là một quyết định đơn giản đối với Trung Quốc, khi điều này sẽ gây tổn hại tới lợi ích của Bắc Kinh vì Tehran vẫn là nhà cung cấp dầu mỏ quan trọng trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến các cuộc khủng hoảng, với một số nhà sản xuất dầu mỏ như Libya rơi vào tình cảnh hỗn loạn. Tại các quốc gia sản xuất “vàng đen” khác, Algeria đang trong tình trạng bất ổn chính trị, lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela cũng làm phức tạp thị trường dầu mỏ, trong khi sản lượng từ Angola - nơi cung cấp một phần đáng kể nhu cầu của Trung Quốc - đang giảm dần. Nếu chấm dứt việc mua dầu từ Iran, Trung Quốc đứng trước rủi ro đánh mất sự hỗ trợ của Tehran trong vấn đề an ninh năng lượng. Hơn nữa, trong số các nhà cung cấp dầu mỏ Trung Đông của Trung Quốc, Iran là quốc gia duy nhất nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Mỹ. Một khi cạnh tranh chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh nóng dần lên, Iran sẽ có một vị thế đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.Việc Mỹ tìm cách đưa xuất khẩu dầu mỏ của Iran về mức “không” cũng có những tác động về chính trị và an ninh khác, châm ngòi cho những căng thẳng mới ở khu vực Trung Đông, đặc biệt là ở Vịnh Ba Tư và Eo biển Hormuz chiến lược. Trung Quốc nhập khẩu gần một nửa lượng dầu mỏ từ Vịnh Ba Tư, vì vậy bất kỳ sự gián đoạn nào trong quá trình vận chuyển dầu thô ở khu vực này cũng sẽ khiến Bắc Kinh phải trả giá đắt. Ngoài ra, trong kịch bản xấu nhất, tình trạng bất ổn có thể diễn ra ở Iran dưới áp lực của Mỹ và gây tổn hại tới lợi ích của Trung Quốc, đồng thời đe dọa thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông chống lại Trung Quốc. Sự bất ổn trong khu vực sẽ ảnh hưởng đến sự tham gia của Bắc Kinh trong các dự án quốc tế, như Sáng kiến "Vành đai và Con đường", với tham gia của một số quốc gia Trung Đông.Ở góc độ rộng hơn, việc Mỹ ngăn cản xuất khẩu “vàng đen” của Iran là một hành động đơn phương gây phương hại tới lợi ích của Trung Quốc. Song song với chính sách này, Washington đang gây sức ép để các nước khác ngừng kinh doanh với Huawei, tập đoàn công nghệ khổng lồ đồng thời là biểu tượng của nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Trung Quốc.Chính phủ Mỹ đã tiến hành chiến dịch pháp lý nhằm chống lại tập đoàn giàu tiềm lực này. Washington cũng liên tục cảnh báo các đối tác của Trung Quốc trong việc tham gia Sáng kiến "Vành đai và Con đường".Trong khi đó, nếu duy trì nhập khẩu dầu từ Iran ở mức tối thiểu, Bắc Kinh vẫn có thể giữ được “đòn bẩy” của mình đối với Tehran. Ngược lại, Trung Quốc sẽ đánh mất vị thế là đối tác thương mại hàng đầu của Iran, và hệ quả là tầm ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ giảm sút. Ngoài ra, nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục là động lực để nước Cộng hòa Hồi giáo không rút khỏi JCPOA, một thỏa thuận hứa hẹn có giá trị lớn đối với chính sách đối ngoại đa phương của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, Iran không thể chỉ đơn giản dịch chuyển về Trung Quốc để tránh áp lực từ Mỹ. Tehran chỉ chiếm 1% tổng kim ngạch ngoại thương của Bắc Kinh, trong khi Washington mới là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc. Mỹ hiện vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới và giữ vai trò thống trị hệ thống tài chính toàn cầu. Ngoài ra, áp lực mà chính quyền Donald Trump tạo ra đối với Iran cũng đang khiến nhiều công ty Trung Quốc trở nên “chùn bước”.Bất chấp tất cả những điều đó, Tehran vẫn có thể hy vọng Bắc Kinh sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược chống lại áp lực từ Washington. Trung Quốc có thể vẫn duy trì hợp tác thương mại với Iran, nhưng ở mức độ tối thiểu để không kích hoạt bất kỳ lệnh trừng phạt nào. Nói cách khác, Iran vẫn có thể đặt hy vọng vào Trung Quốc như một “van an toàn” nhưng đó sẽ không phải là “phao cứu sinh”./.- Từ khóa :
- mỹ
- iran
- trung quốc
- thỏa thuận hạt nhân iran
- trung đông
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang
16:14' - 21/05/2019
Trong phiên giao dịch ngày 21/5 tại châu Á, giá dầu Brent tăng 0,3% so với mức giá chốt phiên trước lên 72,18 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ tăng 0,5%, lên 63,41 USD/thùng.
-
Kinh tế & Xã hội
Iran đáp trả lại lời đe dọa của Tổng thống Mỹ
20:10' - 20/05/2019
"Những trò công kích mang tính diệt chủng" của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không "xóa sổ được Iran".
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ xung đột quân sự do căng thẳng Mỹ - Iran leo thang
10:37' - 17/05/2019
Giám đốc Hội đồng Mỹ - Iran (AIC), Giáo sư Hooshang Amirahmadi đã đưa ra nhận định sự leo thang căng thẳng giữa Washington và Tehran có thể dẫn đến xung đột quân sự.
-
Kinh tế Thế giới
EU ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran bằng mọi công cụ
15:04' - 13/05/2019
EU hoàn toàn ủng hộ thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran và mong muốn các cường quốc tránh làm leo thang thêm vấn đề này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
27 thành phố ở Trung Quốc có GDP đạt nghìn tỷ Nhân dân tệ
15:02' - 17/02/2025
Nhiều địa phương của Trung Quốc đã công bố “báo cáo kinh tế” năm 2024, trong đó có 27 thành phố có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực đạt hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đảo ngược quyết định sa thải nhân viên phụ trách vũ khí hạt nhân
13:24' - 17/02/2025
Ngày 16/2, Bộ Năng lượng Mỹ xác nhận chưa đến 50 nhân viên của Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) bị sa thải theo chính sách cắt giảm nhân lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump.