Trung Quốc kỷ luật hàng nghìn quan chức thiếu trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường
Phóng viên TTXVN tại Trung Quốc dẫn thông tin từ Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc (MEP) ngày 1/8 cho biết các cơ quan này đã tiến hành truy cứu trách nhiệm đối với hơn 4.660 quan chức thiếu trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường sau đợt thanh tra môi trường lần thứ ba trong năm 2017.
Trong4 ngày vừa qua, 7 đoàn thanh tra của MEP đã liên tục thông báo về những vấn đề trong công tác bảo vệ môi trường tại 7 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương Trung Quốc gồm An Huy, Phúc Kiến, Quý Châu, Hồ Nam, Liêu Ninh, Sơn Tây và Thiên Tân.
Hoạt động thanh tra đối với 7 địa phương này đã phát hiện trên 31.457 vụ việc vi phạm, lập hồ sơ xử lý đối với 8.687 tổ chức, bắt giữ 405 cá nhân, triệu tập thẩm vấn đối với 6.657 người, và truy cứu trách nhiệm đối với hơn 4.660 quan chức.
Theo MEP, mặc dù công tác bảo vệ môi trường của 7 địa phương đã đạt được nhiều tiến triển khả quan kể từ năm 2013, song nhiều vấn đề chung bị phát hiện trong hoạt động thanh tra vừa qua cần phải được các địa phương này chú ý khắc phục.
Ví dụ, nhiều dự án phi pháp tại các khu bảo tồn thiên nhiên đã và đang huỷ hoại hệ sinh thái, và công tác bảo vệ môi trường tại một số thành phố cần phải được cải thiện. Chính quyền 7 địa phương nói trên sẽ phải báo cáo Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc trong vòng 30 ngày làm việc sắp tới.
Đến nay, MEP đã tiến hành các hoạt động thanh tra công tác bảo vệ môi trường đối với 23 tỉnh, thành và khu tự trị trên toàn Trung Quốc. Đợt thanh tra môi trường lần thứ tư trong năm nay với phạm vi bao trùm 8 địa phương, gồm Cát Lâm, Sơn Đông, Chiết Giang, Tứ Xuyên, Tân Cương, Thanh Hải, Tây Tạng, Hải Nam, sẽ được gấp rút triển khai trong thời gian gần nhất.
Trung Quốc đang phải vật lộn với tình trạng suy giảm trầm trọng chất lượng môi trường không khí và ô nhiễm đất đai sau nhiều năm quá chú trọng vào phát triển kinh tế.
Năm 2016, các phái đoàn thanh tra của MEP đã phát hiện 33.000 nghìn vụ vi phạm pháp luật và các quy định liên quan công tác bảo vệ môi trường, và tiến hành xử phạt 440 triệu Nhân dân tệ (khoảng 65,5 triệu USD). Bên cạnh đó, 720 người đã bị bắt giữ và gần 6.500 người bị triệu tập thẩm vấn./.
- Từ khóa :
- trung quốc
- kỷ luật quan chức
- bảo vệ môi trường
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam phản đối Trung Quốc xây dựng rạp chiếu phim trên đảo Phú Lâm của Việt Nam
15:57' - 01/08/2017
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc không để tái diễn các hành động tương tự".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản phản đối hoạt động của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp trên Biển Hoa Đông
13:51' - 01/08/2017
Nhật Bản đã trao công hàm phản đối Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu khí ở gần đường trung tuyến ngăn cách các vùng kinh tế của hai nước trên Biển Hoa Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tận dụng công nghệ thông tin để phát triển nền kinh tế số
12:37' - 01/08/2017
Thủ tướng Lý Khắc Cường ngày 31/7 nói rằng Trung Quốc nên tận dụng các công nghệ thông tin, trong đó có điện toán đám mây và Mạng lưới vạn vật kết nối Internet, để hỗ trợ phát triển nền kinh tế số.
-
Tài chính
Bắc Kinh đứng đầu Trung Quốc về không phổ biến tiền mặt
10:46' - 01/08/2017
Bắc Kinh đứng thứ nhất về mức độ phổ biến của xã hội không sử dụng tiền mặt, ngay sau đó là các thành phố Thâm Quyến, Quảng Châu và Thượng Hải.
-
Tài chính
WB hỗ trợ Trung Quốc hơn 30 triệu USD để khắc phục tắc nghẽn giao thông
15:19' - 31/07/2017
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa thông qua một ngân quỹ trị giá 32,73 triệu USD cho bảy thành phố lớn của Trung Quốc để hỗ trợ những thành phố này giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Khách Trung Quốc đến Việt Nam du lịch dự kiến tiếp tục tăng
09:56' - 31/07/2017
Lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam có thể tiếp tục tăng khi đường bay thẳng nối Đà Nẵng của Việt Nam với thành phố Tuân Nghĩa, tỉnh Quý Châu của Trung Quốc, chính thức hoạt động vào ngày 5/8/2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.