Trung Quốc muốn gì từ Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á?
Theo nhận định mới đăng trên trang của Viện nghiên cứu quốc tế Australia mới đây của Tiến sỹ Jeffrey Wilson, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Mỹ - châu Á tại Perth, những dấu hiệu ban đầu cho thấy AIIB không ẩn chứa nhiều đe dọa như quan ngại của các nhà nghiên cứu trước đó.
Việc thành lập AIIB là một sự phát triển mang tính bước ngoặt của chủ nghĩa khu vực châu Á. Nhiệm vụ chính của AIIB là lấp đầy các khoảng trống hạ tầng ở châu Á, bao gồm các tuyến đường vận tải, năng lượng và liên lạc truyền thông kém phát triển giữa các nước, thông qua một ngân hàng phát triển mới chuyên về đầu tư tài chính cho cơ sở hạ tầng.
AIIB thu hút được sự ủng hộ khá rộng và tới nay có tới 70 quốc gia thành viên với cam kết đầu tư ban đầu 100 tỷ USD.
AIIB cũng đánh dấu một giai đoạn mới trong ngoại giao kinh tế của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đề xuất và đi đầu trong các cuộc đàm phán. AIIB đánh dấu sự trưởng thành của Trung Quốc, từ chỗ là một nước tuân thủ định chế tới vai trò giúp kiến tạo thể thế trên quy mô toàn cầu.
Việc hình thành AIIB gây nhiều tranh cãi. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng AIIB không chỉ đơn giản là đầu mối cung cấp tài chính cho hạ tầng mà là một phương tiện chiến lược để thúc đẩy một số chương trình nghị sự kinh tế và chiến lược của Chính phủ Trung Quốc.
Những nỗ lực này bao gồm cả việc giành ảnh hưởng địa chính trị ở các nước châu Á và tiến tới thực hiện chiến lược “Vành đai và Con đường”. Một số ý kiến khác lo ngại rằng AIIB sẽ cạnh tranh với các thể chế ngân hàng phát triển đa phương hiện nay như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Một mặt, Trung Quốc là nước lãnh đạo và cung cấp tài chính chủ yếu cho AIIB, do đó các nhà hoạch định chính sách nước này mong muốn AIIB giúp thúc đẩy các mục tiêu quốc gia. Mặt khác, do cần được các nước khác công nhận và mang ý nghĩa “làm chủ châu Á”, Trung Quốc cũng sẽ phải thỏa hiệp với các quốc gia khác.
Khi sáng kiến AIIB được khởi động, Trung Quốc đã từng bước triển khai các mục tiêu của mình. Khi đàm phán về loại hình của ngân hàng, Trung Quốc có nhiều thỏa hiệp phù hợp với mục tiêu của các đối tác. Kết quả là hình thành một ngân hàng phù hợp với các tiêu chí và thông lệ tài trợ tài chính phát triển hiện có.
Những thỏa hiệp đầu tiên là về quản trị AIIB. Đề xuất ban đầu của Trung Quốc là AIIB hoàn toàn chịu sự kiểm soát của Trung Quốc. Nhóm quản lý của AIIB (Trung Quốc) có quyền quyết định mạnh hơn đáng kể so với các quốc gia thành viên khác, nếu so với những thể chế ngân hàng phát triển đa phương hiện nay.
Các khoản vay không đề cao chính sách bảo đảm các vấn đề về môi trường và xã hội. Trung Quốc dự định đóng góp hơn 50% vốn, theo đó cho phép nước này có quyền phủ quyết đối với tất cả các quyết định của AIIB.
Khi đó, nhiều thành viên tham gia thảo luận không hài lòng với hình thức này. Đặc biệt là nhóm các nền kinh tế phát triển (gồm Australia, Đức, Hàn Quốc và Anh) đã tham gia AIIB vào tháng 3/2015.
Các nước này quan ngại về tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và định hướng thương mại của AIIB, đồng thời mong muốn sự bảo đảm từ phía Trung Quốc rằng AIIB phù hợp với các thể chế tài chính đầu tư hiện có.
Thông qua một loạt đàm phán vào tháng Tư và tháng 5/2015, Trung Quốc đồng ý với những thay đổi. Cụ thể, về quản trị, AIIB áp dụng cấu trúc quản trị ba bên (Thống đốc, Giám đốc và Ban quản lý) tương tự như các ngân hàng phát triển đa phương khác.
Về thương mại, tất cả các khoản vay được đánh giá dựa trên tiêu chí thương mại cụ thể và sẽ được phát hành theo lãi suất thị trường. Các chính sách minh bạch bảm đảm an toàn môi trường và xã hội để đảm bảo quản lý tốt các dự án được tài trợ, Trung Quốc từ bỏ yêu cầu có quyền phủ quyết chính thức và giảm tỷ lệ vốn xuống 29%.
Thỏa hiệp thứ hai liên quan đến mối quan hệ của AIIB với các ngân hàng phát triển đa phương khác, đặc biệt là WB và ADB vốn có truyền thống tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực.
Có những lo ngại rằng AIIB sẽ cạnh tranh các dự án đầu tư với WB và ADB ở khu vực và có thể ảnh hưởng tới việc bảo đảm các dự án được triển khai có trách nhiệm với các vấn đề xã hội và môi trường.
Trước những lo ngại này, AIIB rất quan tâm tới việc hợp tác với các thể chế ngân hàng đa phương khác. Năm 2016, AIIB đã thảo luận về một Bản ghi nhớ với WB, ADB, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu, Ngân hàng Đầu tư châu Âu.
Theo đó, các ngân hàng có cách tiếp cận chung về tài trợ cho phát triển hạ tầng, chia sẻ nguồn lực trong quá trình thiết kế, đánh giá và thực hiện dự án.
Trong 18 tháng hoạt động đầu tiên, AIIB cung cấp khoản vay trị giá 2 tỷ USD cho 12 dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á, trong đó có 9 dự án là liên doanh với WB và ADB. Điều này có nghĩa là AIIB đã làm việc với các ngân hàng phát triển đa phương hiện tại như một đối tác tài chính cơ sở, đồng thời cho phép AIIB xây dựng năng lực của mình thông qua kinh nghiệm thực tiễn với các thể chế tài chính đối tác.
Hiện AIIB là một tổ chức đa phương có phạm vi rộng với nhiều quốc gia thành viên, theo kịp các thông lệ quốc tế và thiết lập quan hệ ngang bằng với các ngân hàng phát triển đa phương khác. Vai trò chính của AIIB là ngân hàng đầu tư vào hạ tầng chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới và có vai trò bổ sung cần thiết trong lĩnh vực tài chính hạ tầng khu vực.
Tuy nhiên, đó mới là giai đoạn đầu, AIIB mới chỉ cung cấp một phần rất nhỏ trong 100 tỷ USD tiền vốn cam kết và sẽ sớm tài trợ cho các dự án hạ tầng của riêng mình. Đến nay những diễn biến cho thấy Trung Quốc muốn đóng góp một thể chế minh bạch, hợp pháp cho kiến trúc kinh tế châu Á và đây là một sự phát triển đáng hoan nghênh./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Moody’s công bố mức xếp hạng tín nhiệm "vàng" AAA cho AIIB
19:25' - 29/06/2017
Hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service ngày 29/6 đã quyết định xếp hạng tín nhiệm mức cao nhất cho Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) với triển vọng ổn định.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc: AIIB cần đầu tư bền vững và hướng tới người dân
17:10' - 16/06/2017
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã kêu gọi AIIB cần có các khoản đầu tư bền vững và hướng tới người dân.
-
Ngân hàng
Hội nghị thường niên AIIB thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng bền vững
14:48' - 16/06/2017
Ngày 16/6, Hội nghị thường niên lần thứ 2 của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở đảo Jeju (Hàn Quốc) với chủ đề "Cơ sở hạ tầng bền vững".
-
Ngân hàng
Hội nghị thường niên AIIB hướng tới phát triển cơ sở hạ tầng bền vững
14:39' - 15/06/2017
Theo Phó Chủ tịch AIIB Thierry de Longuemar, AIIB dự định tăng hơn gấp đôi năng lực cho vay cho các dự án khu vực trong 5 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao AIIB có sức hút lớn?
06:56' - 05/06/2017
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đang chứng tỏ sức hấp dẫn mạnh mẽ của mình khi vừa mới kết nạp thêm 7 thành viên mới, nâng tổng số thành viên của ngân hàng này lên 77.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.