Trung Quốc ngày càng mất điểm trong mắt người dân Canada
Trong khi đó, trên báo chí Canada thời gian gần đây xuất hiện nhiều bài viết phân tích về những nguy cơ trong các thương vụ thâu tóm gần đây của các công ty Trung Quốc.
Những tiếng nói phản đối rộ lên nhiều đến mức Đại sứ Trung Quốc đương nhiệm tại Canada Lu Shaye đã phải thốt lên rằng báo giới Canada đang bôi bác hình ảnh Trung Quốc.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn “Canadian Press”, Đại sứ Lu Shaye đã phàn nàn rằng giới truyền thông Canada “phổ biến hình ảnh tiêu cực” về Trung Quốc, khi mô tả đây như một chế độ áp bức nhân quyền và thiếu dân chủ.
Ông Lu Shaye bộc bạch khi chính thức nhận nhiệm sở cách đây bốn tháng, ưu tiên hàng đầu của ông là tăng cường hợp tác giữa hai nước.
Tuy nhiên ngay sau đó ông nhận thấy Canada có nhiều quan điểm tiêu cực về Trung Quốc, mà nguyên nhân chính, theo ông, bắt nguồn từ những bài viết thiếu thiện cảm truyền thông Canada.
“Tôi cảm thấy rằng ở Canada, đặc biệt là các phương tiện truyền thông, dường như có một số hiểu lầm về Trung Quốc , điều này gây bất lợi cho hợp tác song phương. Ví dụ, phía Canada sợ người Trung Quốc sẽ mua tất cả các tài nguyên của họ hoặc ăn cắp công nghệ tiên tiến của họ”, Đại sứ Lu Shaye nói.
Ông Lu Shaye cũng cho rằng người dân Canada không nhìn thấy điểm tốt của Trung Quốc và không xem Trung Quốc là một đối tác thương mại xứng tầm với Canada. “Người Canada coi Trung Quốc là thấp kém và xem đây là đất nước không có dân chủ, nhân quyền hay tự do”, Đại sứ Lu Shaye nói.
Ông khẳng định Trung Quốc không ngại nói về dân chủ và nhân quyền nhưng phản đối gắn các vấn đề này với các cuộc thảo luận về kinh tế và thương mại.
Đại sứ Trung Quốc tại Canada đưa ra nhận định trên trong bối cảnh chính phủ hai nước đang tiến hành vòng đàm phán thăm dò thứ ba về khả năng khởi động tiến trình đàm phán chính thức về một hiệp định thương mại tự do song phương.
Hai bên đã có những bước chuẩn bị cho việc mở rộng quan hệ song phương ngay sau khi Chính phủ Tự do lên nắm quyền ở Canada, mở đầu bằng chuyến thăm của Thủ tướng Justin Trudeau tới Trung Quốc vào mùa Hè năm ngoái và chuyến thăm Canada sau đó chỉ ba tuần của Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Trong các chuyến thăm và các cuộc trao đổi với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Thủ tướng Trudeau luôn khẳng định muốn tăng cường quan hệ kinh tế và chính trị song phương, nhưng cũng sẽ không ngần ngại đề cập thẳng đến những quan ngại của Canada về các chủ đề nhạy cảm.
Giới chức Chính phủ Canada cũng đã nhiều lần khẳng định các cam kết về kinh tế của nước này sẽ không tách rời các vấn đề nhân quyền và rằng “FTA với Trung Quốc sẽ không ngăn cản Canada thúc giục và làm việc với Trung Quốc nhằm đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực này”.
Tuy nhiên, những động thái gần đây của Chính phủ Canada dường như đang đi theo xu hướng ngược lại là lờ đi các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc. Trong khi đó, báo giới lại có xu hướng nhắc tới các vấn đề này với tần suất dày hơn và mổ xẻ trên nhiều khía cạnh hơn.
“Tôi nghĩ rằng Chính phủ Canada bị các phương tiện truyền thông gây áp lực về vấn đề này… “, Đại sứ Lu Shaye nói trong cuộc phỏng vấn với Canadian Press. Sau khi mỉa mai các chính khách Canada “cúi đầu trước giới truyền thông”, Đại sứ Lu Shaye đưa ra gợi ý rằng Canada nên học theo cách mà Trung Quốc đối phó hiệu quả với giới truyền thông.
“Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc làm tốt trong việc lắng nghe ý kiến công chúng và họ cũng (làm tốt) vai trò lãnh đạo và vận động nhân dân cho lợi ích chung”, ông nói.
Những phát biểu của Đại sứ Lu Shaye đã gây phản ứng mạnh trong dư luận Canada. Nhiều người cho rằng những phát biểu này, cộng với thái độ hành xử của Ngoại trưởng Vương Nghị tại thủ đô Ottawa hồi tháng Chín năm ngoái, ngày càng thể hiện rõ sự ngạo mạn và trịnh thượng của Trung Quốc trong quan hệ với Canada.
Tâm lý phản đối và quan ngại Trung Quốc càng được thể hiện rõ trong thời gian gần đây sau khi Chính phủ Canada liên tiếp chấp thuận cho các công ty của Trung Quốc mua lại các công ty sở hữu công nghệ nhạy cảm của Canada, bất chấp những quan ngại đối với an ninh quốc gia và an ninh của các nước đồng minh.
Theo cuộc thăm dò do trung tâm nghiên cứu Nanos thực hiện và mới được công bố hôm 3/7 vừa qua, cứ trong bốn người Canada được hỏi thì có tới ba người phản đối việc chính phủ bán các công ty công nghệ cao cho Trung Quốc, vì lo ngại sẽ làm nguy hại an ninh quốc gia.
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ Canada đã đồng ý bán ba công ty cho Trung Quốc, bao gồm công ty kinh doanh nhà ở và dịch vụ chăm sóc người cao tuổi lớn nhất tỉnh British Columbia (cho phép Trung Quốc từng bước đặt chân vào thị trường y tế và bảo hiểm Canada), công ty viễn thông Norsat International Inc. (cho phép Trung Quốc tiếp cận với những công nghệ tiên tiến giúp ích cho quân đội) và ITF Technologies Inc. (làm suy yếu lợi thế về công nghệ của quân đội phương Tây trước Trung Quốc).
Norsat International Inc. có trụ sở tại thành phố Vancouver thuộc tỉnh British Columbia, chuyên cung cấp hệ thống vệ tinh quân đội cho Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và một số nước khác.
Norsat International Inc. sẽ được bán cho công ty viễn thông Hytera Communications Corp. (có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc) với giá 70,6 triệu USD, cao hơn mức giá đề nghị 67,3 triệu USD của Quỹ phòng hộ Privet (Mỹ).
Bộ Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố sẽ cho xem xét lại toàn bộ hợp đồng đã ký với Norsat sau khi công ty này được trao vào tay Hytera Communications Corp., một công ty từng bị cáo buộc đánh cắp công nghệ của Mỹ.
Trong khi đó, công ty công nghệ cao ITF Technologies Inc. (có trụ sở tại thành phố Montreal thuộc tỉnh Quebec) sẽ được bán cho O-Net Communications của Hong Kong, một công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc.
Còn công ty kinh doanh nhà ở và dịch vụ chăm sóc người cao tuổi lớn nhất tỉnh British Columbia sẽ được bán cho tập đoàn bảo hiểm Anbang có trụ sở tại Bắc Kinh. Tập đoàn bảo hiểm này có cấu trúc quyền sở hữu không rõ ràng và được cho là do Chính phủ Trung Quốc đứng sau thao túng./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Canada tìm cách giảm sức nóng của thị trường địa ốc và xu hướng vay nợ
10:47' - 13/07/2017
Lãi suất cơ bản tăng sẽ làm tăng các lãi suất tiêu dùng như lãi suất thế chấp mua nhà, ô tô, lãi suất tín dụng.
-
Ngân hàng
Các ngân hàng lớn tại Canada đồng loạt tăng lãi suất cho vay thế chấp mua nhà
10:25' - 12/07/2017
Lãi suất cho vay thế chấp mua nhà đã đồng loạt tăng ngay trước thời điểm Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) công bố báo cáo tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Vai trò của NAFTA đối với nền kinh tế Canada
06:30' - 02/07/2017
Canada đang đa dạng hóa quan hệ thương mại với các nước khác, song Mỹ vẫn là đối tác quan trọng nhất, điều đó phần nào chứng minh vai trò quan trọng của NAFTA đối với kinh tế của Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và Canada đạt thỏa thuận chống tấn công mạng
08:16' - 28/06/2017
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Canada và Trung Quốc vừa ký thỏa thuận quan trọng về việc ngăn chặn tấn công mạng nhằm vào dữ kiện của các công ty tư nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đẩy mạnh chiến lược xuất khẩu dầu sang Trung Quốc
05:30' - 21/06/2017
Canada sẽ quảng bá các dự án mở rộng hệ thống đường ống dẫn dầu ở khu vực phía Tây để đưa dòng dầu thô của Canada vượt Thái Bình Dương tới châu Á với một số lượng lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng giữa Mỹ và Cuba không ảnh hưởng tới Canada
14:51' - 19/06/2017
Thủ tướng Canada Justin Trudeau khẳng định quan hệ giữa Canada và Cuba vẫn sẽ diễn ra bình thường bất chấp căng thẳng giữa Mỹ và Cuba.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Mỹ - Hàn Quốc: Tín hiệu khả quan
10:38'
Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Cheong In-kyo ngày 11/4 nhấn mạnh rằng Chính phủ Mỹ đã thể hiện mong muốn giải quyết các cuộc đàm phán thuế quan với Hàn Quốc và Nhật Bản một cách suôn sẻ nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ lên cao nhất trong hơn một thế kỷ
07:45'
Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạm thời hoãn việc tăng thuế quan, nhưng theo giới phân tích, các biện pháp của ông đã khiến mức thuế quan trung bình của Mỹ lên cao nhất trong hơn một thế kỷ.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc có thể diễn ra vào tháng 7
07:44'
Các quan chức cấp cao Liên minh châu Âu (EU) và lãnh đạo Trung Quốc dự kiến sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc vào tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Cảnh báo tác động nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển
07:42'
Mức thuế quan của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng các biện pháp đối phó của các bên có thể gây ra tác động “thảm khốc” cho các nước đang phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Sắp diễn ra đàm phán thương mại Nhật - Mỹ
18:48' - 11/04/2025
Nhật Bản và Mỹ đang sắp xếp tổ chức đàm phán vào ngày 17/4 về mức thuế quan đã được Tổng thống Donald Trump công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh sau động đất
17:44' - 11/04/2025
Lo ngại về an toàn khi đi du lịch ở Thái Lan sau trận động đất gần đây đã ảnh hưởng đến ngành du lịch cốt lõi của đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc áp thuế bổ sung lên 125% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ
15:24' - 11/04/2025
Theo Tân Hoa xã, ngày 11/4, Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ lên mức 125%.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thay Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân
15:23' - 11/04/2025
Ngày 11/4, với 60 phiếu thuận và 25 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn việc Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm Trung tướng Dan Caine giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân.
-
Kinh tế Thế giới
Tham vọng hồi sinh sản xuất của Mỹ: Đời không như mơ
14:00' - 11/04/2025
Các chính sách thuế của Tổng thống Trump – vốn gây tranh cãi trong giới doanh nghiệp và khiến thị trường toàn cầu biến động – có thể chỉ là một phần trong nỗ lực tái khởi động ngành sản xuất tại Mỹ.