Trung Quốc nới lỏng các quy tắc niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài
Theo bài viết đăng trên tạp chí Diplomat, các hạn chế an ninh quốc gia của Trung Quốc đã tác động đến các công ty nước này cũng như việc niêm yết ở nước ngoài của những công ty này. Tuy nhiên, một số quy tắc gần đây đã được nới lỏng.
Các quy tắc cấm các công ty Trung Quốc bị kiểm toán bởi các công ty quản lý nước ngoài ở quốc gia niêm yết, cũng như quy tắc hạn chế các công ty niêm yết ở nước ngoài vi phạm luật bảo mật dữ liệu đã khiến các công ty Trung Quốc không còn mặn mà với việc niêm yết ở nước ngoài.Tuy nhiên, vào ngày 4/4, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc và ba cơ quan nhà nước khác đã tiết lộ các quy tắc dự thảo nhằm tạo sự hợp tác tốt hơn với các cơ quan quản lý nước ngoài để bảo vệ các nhà đầu tư toàn cầu.Dự thảo quy tắc loại bỏ yêu cầu chỉ có các nhà quản lý Trung Quốc mới được tiến hành các hoạt động kiểm tra tại chỗ. Các cơ quan quản lý nước ngoài hiện nay có thể được cung cấp thông tin tài chính, miễn là họ không làm tiết lộ bí mật nhà nước. Luật mới sẽ nới lỏng các hạn chế đối với các công ty Trung Quốc vốn gặp khó khăn trong việc duy trì niêm yết ở nước ngoài, cả từ phía Trung Quốc và Mỹ.Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng tất cả các công ty Trung Quốc sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm toán của Mỹ. Một số công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ tiếp tục đối mặt với khả năng bị hủy niêm yết do không tuân thủ các quy tắc kiểm toán, trong khi một số công ty Trung Quốc đang chuẩn bị phải đối mặt với các biện pháp kiểm toán bổ sung.Mạng tin tức Sohu ngày 14/4 cho biết, họ đã hủy niêm yết giao dịch trên Nasdaq do dự kiến không thể đáp ứng các yêu cầu kiểm toán của Mỹ. Khoảng 23 công ty hiện có nguy cơ bị hủy niêm yết và không có công ty Trung Quốc nào được niêm yết tại Mỹ tuân thủ các quy tắc kiểm toán của Mỹ. Do đó, nhiều công ty sẽ phải nộp đơn cho cơ quan kiểm toán của Mỹ, như luật cho phép hiện nay của Trung Quốc, hoặc sẽ buộc phải rời khỏi các sàn giao dịch chứng khoán ở Mỹ.Các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ cũng phải đối mặt với sự chỉ trích về mặt pháp lý từ các nhà chức trách Trung Quốc. Một loạt các quy định gần đây bắt đầu từ năm 2020 đã dẫn đến việc ứng dụng gọi xe Didi bị hủy niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York sau chỉ một tháng. Các nhà quản lý Trung Quốc tuyên bố rằng Didi không tuân thủ luật bảo mật dữ liệu.Các công ty khác như Alibaba và Baidu cũng đã được yêu cầu tiến hành thanh tra nội bộ để tăng cường sự tuân thủ của họ. Điều này xảy ra vào thời điểm Trung Quốc ngày càng tăng cường sự giám sát đối với quyền riêng tư và các luồng thông tin xuyên biên giới, cũng như các lời đồn đoán rằng các công ty Trung Quốc sử dụng các thực thể ở nước ngoài để niêm yết ở Mỹ sẽ bị loại bỏ.Mối đe dọa hủy niêm yết từ cả cơ quan quản lý Mỹ và Trung Quốc đã được phản ánh trong giá cổ phiếu của các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ. Giá cổ phiếu của tập đoàn Alibaba đã trải qua sự sụt giảm trong hai năm 2021 và 2022 vì những lý do đó, cũng như doanh thu sụt giảm do tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc.Baidu cũng phải đối mặt với sự sụt giảm trong giá cổ phiểu do mối đe dọa về quy định bị thắt chặt, nhưng công ty này đã ngăn chặn sự sụt giảm doanh số bán hàng do việc mở rộng kinh doanh mảng điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo. Trong khi JD đối mặt với sự sụt giảm nhẹ do mối đe dọa về quy định, giá cổ phiếu công ty này đã có khả năng phục hồi tốt hơn so với các cổ phiếu khác, đặc biệt với Walmart là cổ đông lớn nhất cũng như các kế hoạch mở rộng kinh doanh ở nước ngoài đang diễn ra.Giá cổ phiếu tăng trở lại sau khi Trung Quốc đưa ra dự thảo quy tắc gỡ bỏ hạn chế kiểm toán đối với các công ty Trung Quốc niêm yết ở nước ngoài. Sau khi các công ty này vượt qua các yêu cầu kiểm toán của Mỹ, nguy cơ hủy niêm yết do không tuân thủ kiểm toán sẽ được loại bỏ.Các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ đã phải chịu áp lực pháp lý mạnh mẽ trong những tháng gần đây, nhưng việc nới lỏng một yêu cầu như vậy có thể cải thiện triển vọng cho họ. Các công ty vẫn phải vượt qua yêu cầu kiểm toán của Mỹ, nhưng hoạt động của những công ty này sau đó sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các nguyên tắc cơ bản của chính họ./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Trung Quốc khẳng định duy trì chính sách "Zero COVID"
20:22' - 19/04/2022
Ngày 19/4, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo quốc gia này sẽ tiếp tục duy trì chính sách "Zero COVID" trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 cộng đồng gia tăng.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia: Trung Quốc còn ít dư địa để cắt giảm lãi suất
21:50' - 18/04/2022
Theo giới chuyên gia, việc cắt giảm nhẹ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng Trung Quốc sẽ phản ánh lo ngại của PBoC về tình hình lạm phát, khiến dự địa cắt giảm lãi suất càng hạn chế.
-
DN cần biết
FTA nâng cấp với Trung Quốc tạo thêm cơ hội cho các nhà xuất khẩu New Zealand
07:56' - 18/04/2022
Các doanh nghiệp Trung Quốc và New Zealand đều nhất trí rằng các điều khoản nâng cấp của FTA mang lại lợi ích cho thương mại, đặc biệt là về thời gian và chi phí cho các nhà xuất khẩu của New Zealand.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vai trò của đồng NDT sẽ ra sao khi kinh tế Trung Quốc phát triển?
21:08' - 17/04/2022
Với vai trò ngày càng tăng của nền kinh tế Trung Quốc, vị thế quốc tế của đồng NDT ngày càng được củng cố.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.