Trung Quốc tìm cách giảm phụ thuộc vào quan hệ kinh tế với Mỹ
Vòng đàm phán mới giữa Trung Quốc và Mỹ nhằm tháo gỡ bất đồng thương mại đã diễn ra từ ngày 22-23/8, song không đạt được đột phá nào. Các chuyên gia kinh tế ước tính mỗi 100 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu bị đánh thuế có thể khiến thương mại toàn cầu sụt giảm khoảng 0,5%.
Xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã tiếp tục gia tăng kể từ tháng 6, khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế suất 25% đối với hàng xuất khẩu trị giá 50 tỷ USD của Trung Quốc, với đợt đầu nhằm vào khoảng 800 mặt hàng trị giá 34 tỷ USD.Trung Quốc đã chống trả bằng loạt thuế nhằm vào lĩnh vực nông nghiệp và trung tâm công nghiệp của Mỹ. Phản ứng lại, ông Trump đã ra lệnh cho chính quyền ông xem xét thêm mức thuế 25% đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD.Mỹ mua hàng xuất khẩu của Trung Quốc nhiều hơn so với bất cứ nước nào khác. Trong khi đó, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ và là thị trường phát triển nhanh chóng nhất cho hàng hóa xuất khẩu của nước này. Tuy nhiên cả hai phía đều không coi các mối liên kết thương mại sâu sắc và đa diện là một ưu thế.Tổng thống Trump thường xuyên tỏ ra khó chịu về quy mô thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, nhưng những căng thẳng thương mại giữa hai nước nằm ở cuộc cạnh tranh về công nghệ cao hơn là ở các con số thâm hụt. Mỹ coi tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc là một thách thức an ninh quốc gia ngày càng gia tăng.Một trong những cố vấn kinh tế cấp cao của ông Trump, Peter Navarro, gần đây đã cảnh báo rằng “đầu tư của Trung Quốc vào các công nghệ chiến lược cuối cùng có thể gây ra mối đe dọa trầm trọng nhất đối với nền tảng sản xuất và công nghiệp quốc phòng của Mỹ.Ông lập luận rằng thuế quan sẽ tạo ra một hàng rào phòng vệ quan trọng chống lại những thông lệ thương mại mang tính trục lợi mà Trung Quốc sử dụng nhằm gây phương hại cho các ngành công nghiệp của Mỹ.
Trong khi đó, Trung Quốc tìm cách trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất tiên tiến. Sáng kiến “Sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2025” (Made in China 2025) ưu tiên 10 ngành công nghiệp – trong đó có công nghệ thông tin, trang thiết bị hàng không và các nguyên vật liệu mới – và nhằm mục đích tăng tỷ lệ sản xuất nội địa của “các linh kiện cốt lõi và các nguyên liệu cơ bản quan trọng” được sử dụng ở Trung Quốc lên 40% vào năm 2020 và 70% vào năm 2025.Như có thể thấy với trường hợp của tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE – cho tới gần đây là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ hai của Trung Quốc – Bắc Kinh phụ thuộc nặng nề vào Mỹ về các sản phẩm công nghệ cao đầu vào.Trung Quốc vốn coi cuộc khủng hoảng tiền tệ đã làm rung chuyển khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào cuối những năm 1990 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra một thập kỷ sau đó là bằng chứng cho thấy nước này cần đa dạng hóa, không chỉ tập trung vào thị trường tiêu dùng Mỹ. Mặc dù cho tới gần đây, Bắc Kinh chủ yếu tìm cách tăng cường tính bền bỉ trong nước.Hiện giờ Trung Quốc tìm cách tách rời khỏi Mỹ nhanh hơn, vì lý do chiến lược hơn là vì lý do kinh tế. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng ảnh hưởng đòn bẩy hiện tại của Mỹ đối với nền kinh tế nước này có thể cản trở những tham vọng mà họ đặt ra trong dự án “Made in China 2025”, mà một quan chức cấp cao Trung Quốc gần đây đã gọi là “vật đảm bảo” cho “chủ quyền và sự thịnh vượng” của Trung Quốc.Do tính rộng rãi, phức tạp và kết nối của các dây chuyền cung ứng toàn cầu, Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ có thể dần tháo gỡ sự phụ thuộc lẫn nhau hiện tại. Vào năm 2013, khi tổng thương mại hai chiều là 562,2 tỷ USD, Thomas Wright thuộc Viện Brookings đã kết luận rằng Washington và Bắc Kinh “không có cách nào giảm đáng kể thương mại với nhau thông qua bảo hộ mà không gây ra sự tan rã trong hệ thống thương mại toàn cầu mà mỗi nước đều dựa vào”.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ trả đũa nếu Mỹ áp thuế mới
15:13' - 06/09/2018
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 6/9 tuyên bố nước này sẽ buộc phải trả đũa nếu Mỹ áp các mức thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu đạt mức kỷ lục, thâm hụt thương mại của Mỹ tăng mạnh
07:22' - 06/09/2018
Theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 5/9, thâm hụt thương mại của nước này đã tăng lên 50,1 tỷ USD trong tháng 7 do nhập khẩu đạt mức kỷ lục.
-
Kinh tế Thế giới
Những bang nào của Mỹ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?
19:35' - 05/09/2018
The Business Insider mới đây đã công bố danh sách các bang của Mỹ có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ tình hình căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mexico sẵn sàng ủng hộ thỏa thuận thương mại riêng với Mỹ
13:03' - 05/09/2018
Giới doanh nghiệp Mexico sẽ ủng hộ một thỏa thuận thương mại hai chiều với Mỹ nếu đàm phán thỏa thuận 3 bên về NAFTA với Canada không đạt kết quả.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.