Trung Quốc và kế hoạch xoá sổ điện than (Phần 2)
Bắc Kinh đã đầu tư khoảng 32 tỷ USD - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác - vào lĩnh vực năng lượng tái tạo ở nước ngoài, với ngày càng nhiều các công ty hàng đầu Trung Quốc dẫn đầu trong chuỗi giá trị năng lượng tái tạo toàn cầu.
Cùng với đó, Tập đoàn phân phối và truyền tải điện Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch phát triển mạng lưới năng lượng dựa vào các tuabin gió và tấm pin Mặt Trời từ khắp nơi trên thế giới.
Các nhà sản xuất tấm năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc có chi phí thấp hơn 20% so với các đồng nghiệp đến từ Mỹ, do họ có lợi thế về quy mô và phát triển chuỗi cung ứng tiên tiến hơn.
Cùng với đó, các nhà sản xuất tuabin gió của Trung Quốc, vốn đang dần thu hẹp khoảng trống về công nghệ, hiện đã chiếm hơn 90% thị trường nội địa của nước này, từ mức chỉ 25% vào năm 2002. Những xu hướng này cho thấy Trung Quốc sẽ là nguồn tiêu thụ năng lượng và công nghệ tiên tiến chính của thế giới.
Kinh nghiệm của nước này trong việc giảm sự tiêu thụ năng lượng có thể tạo ra một lộ trình cho các nước đang phát triển. Đồng thời, các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo trong và ngoài nước có thể dẫn đến những đột phá công nghệ bổ sung, giúp làm giảm chi phí cho người tiêu dùng ở mọi nơi.
Mặc dù vậy, Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức khi chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo trong một thị trường tài nguyên toàn cầu đang thay đổi. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn còn phụ thuộc vào than đá và việc chuyển sang sử dụng các nguồn tài nguyên khác như khí tự nhiên và năng lượng tái tạo sẽ đòi hỏi chi phí khá lớn.
Bên cạnh đó, việc xây dựng các tấm pin Mặt Trời và các trang trại gió ở Trung Quốc đã góp phần tạo ra chất thải. Đồng thời, các nhà sản xuất Trung Quốc cũng đang cảm thấy áp lực ngày càng tăng của việc giảm chi phí sản xuất và cải thiện hiệu quả để bù đắp cho nhu cầu tăng trưởng chậm hơn trên toàn thế giới.
Mặc dù vậy, bất chấp những trở ngại này, sự đổi mới công nghệ sẽ giúp các nhà sản xuất Trung Quốc tận hưởng lợi ích về năng suất và tiết kiệm cho người tiêu dùng.
Theo hãng nghiên cứu MGI, đến năm 2035, những thay đổi trong cán cân cung và cầu đối với các sản phẩm năng lượng chính có thể giúp giảm khoảng từ 900 tỷ USD đến 1.600 tỷ USD chi phí sản xuất trên toàn thế giới.
Quy mô của các khoản tiết kiệm này sẽ không chỉ phụ thuộc vào công nghệ mới được áp dụng nhanh như thế nào, mà còn phụ thuộc vào cách thức các nhà hoạch định chính sách và các công ty thích nghi với môi trường mới của họ. Nhưng trên tất cả, nó sẽ phụ thuộc vào tốc độ phát triển ngành năng lượng tái tạo của Trung Quốc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tham vọng phát triển năng lượng tái tạo của Trung Quốc
05:30' - 02/10/2018
Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo đã trở thành một giải pháp thiết yếu trong vấn đề cung cấp năng lượng của Trung Quốc.
-
Đời sống
Năng lượng tái tạo có thể "chạm" tới mọi người dân Việt Nam
19:15' - 21/08/2018
Ngày 21/8, tại Hà Nội, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam và nhóm Công tác về Biến đổi Khí hậu khai mạc Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo
13:09' - 21/06/2018
Hàng chục dự án và các cơ sở đào tạo trong nước đã được hỗ trợ, hưởng lợi để nâng cao năng lực đầu tư, thi công… cũng như đạo tạo nhân lực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
-
DN cần biết
EU nâng mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo
11:48' - 15/06/2018
Liên minh châu Âu (EU) ngày 14/6 đã đạt thỏa thuận tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng mức năng lượng tiêu thụ của khối lên 32% vào năm 2030, so với tỷ lệ 27% được đưa ra trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51'
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49'
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46'
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22'
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55' - 06/04/2025
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có định hình lại thương mại toàn cầu?
19:28' - 06/04/2025
Tờ “The Korea Times” mới đăng bài viết của chuyên gia Troy Stangarone về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ tới thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06' - 06/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.