Trung Quốc và kế hoạch xoá sổ điện than (Phần 2)
Bắc Kinh đã đầu tư khoảng 32 tỷ USD - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác - vào lĩnh vực năng lượng tái tạo ở nước ngoài, với ngày càng nhiều các công ty hàng đầu Trung Quốc dẫn đầu trong chuỗi giá trị năng lượng tái tạo toàn cầu.
Cùng với đó, Tập đoàn phân phối và truyền tải điện Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch phát triển mạng lưới năng lượng dựa vào các tuabin gió và tấm pin Mặt Trời từ khắp nơi trên thế giới.
Các nhà sản xuất tấm năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc có chi phí thấp hơn 20% so với các đồng nghiệp đến từ Mỹ, do họ có lợi thế về quy mô và phát triển chuỗi cung ứng tiên tiến hơn.
Cùng với đó, các nhà sản xuất tuabin gió của Trung Quốc, vốn đang dần thu hẹp khoảng trống về công nghệ, hiện đã chiếm hơn 90% thị trường nội địa của nước này, từ mức chỉ 25% vào năm 2002. Những xu hướng này cho thấy Trung Quốc sẽ là nguồn tiêu thụ năng lượng và công nghệ tiên tiến chính của thế giới.
Kinh nghiệm của nước này trong việc giảm sự tiêu thụ năng lượng có thể tạo ra một lộ trình cho các nước đang phát triển. Đồng thời, các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo trong và ngoài nước có thể dẫn đến những đột phá công nghệ bổ sung, giúp làm giảm chi phí cho người tiêu dùng ở mọi nơi.
Mặc dù vậy, Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức khi chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo trong một thị trường tài nguyên toàn cầu đang thay đổi. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn còn phụ thuộc vào than đá và việc chuyển sang sử dụng các nguồn tài nguyên khác như khí tự nhiên và năng lượng tái tạo sẽ đòi hỏi chi phí khá lớn.
Bên cạnh đó, việc xây dựng các tấm pin Mặt Trời và các trang trại gió ở Trung Quốc đã góp phần tạo ra chất thải. Đồng thời, các nhà sản xuất Trung Quốc cũng đang cảm thấy áp lực ngày càng tăng của việc giảm chi phí sản xuất và cải thiện hiệu quả để bù đắp cho nhu cầu tăng trưởng chậm hơn trên toàn thế giới.
Mặc dù vậy, bất chấp những trở ngại này, sự đổi mới công nghệ sẽ giúp các nhà sản xuất Trung Quốc tận hưởng lợi ích về năng suất và tiết kiệm cho người tiêu dùng.
Theo hãng nghiên cứu MGI, đến năm 2035, những thay đổi trong cán cân cung và cầu đối với các sản phẩm năng lượng chính có thể giúp giảm khoảng từ 900 tỷ USD đến 1.600 tỷ USD chi phí sản xuất trên toàn thế giới.
Quy mô của các khoản tiết kiệm này sẽ không chỉ phụ thuộc vào công nghệ mới được áp dụng nhanh như thế nào, mà còn phụ thuộc vào cách thức các nhà hoạch định chính sách và các công ty thích nghi với môi trường mới của họ. Nhưng trên tất cả, nó sẽ phụ thuộc vào tốc độ phát triển ngành năng lượng tái tạo của Trung Quốc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tham vọng phát triển năng lượng tái tạo của Trung Quốc
05:30' - 02/10/2018
Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo đã trở thành một giải pháp thiết yếu trong vấn đề cung cấp năng lượng của Trung Quốc.
-
Đời sống
Năng lượng tái tạo có thể "chạm" tới mọi người dân Việt Nam
19:15' - 21/08/2018
Ngày 21/8, tại Hà Nội, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam và nhóm Công tác về Biến đổi Khí hậu khai mạc Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo
13:09' - 21/06/2018
Hàng chục dự án và các cơ sở đào tạo trong nước đã được hỗ trợ, hưởng lợi để nâng cao năng lực đầu tư, thi công… cũng như đạo tạo nhân lực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
-
DN cần biết
EU nâng mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo
11:48' - 15/06/2018
Liên minh châu Âu (EU) ngày 14/6 đã đạt thỏa thuận tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng mức năng lượng tiêu thụ của khối lên 32% vào năm 2030, so với tỷ lệ 27% được đưa ra trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33'
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15'
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13'
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16'
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.