Trung Quốc và Nhật Bản ủng hộ các thỏa thuận của Hội nghị liên Triều
Chính phủ Trung Quốc cho rằng các thỏa thuận này góp phần tạo nên nhận thức chung "quan trọng" về phi hạt nhân hóa và các vấn đề còn tồn tại khác.
Phát biểu với báo giới ngày 19/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nêu rõ thông qua cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 3 tại Bình Nhưỡng, hai miền Triều Tiên đã đạt được "điểm chung mới và quan trọng" về việc cải thiện quan hệ song phương, giảm leo thang quân sự và phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Ông nhấn mạnh Bắc Kinh hoan nghênh các thỏa thuận vừa đạt được và đánh giá cao các nỗ lực tích cực của cả hai bên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định hòa bình, thịnh vượng, hòa giải và hợp tác là nguyện vọng chung của người dân hai miền Triều Tiên cũng như người dân các nước láng giềng. Trung Quốc luôn ủng hộ việc cải thiện quan hệ liên Triều và tìm kiếm hợp tác thông qua đàm phán và đối thoại.
Cùng ngày, Chính phủ Nhật Bản cũng bày tỏ hy vọng tuyên bố chung đạt được sau cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3 sẽ giúp phi hạt nhân hóa "hoàn toàn" Triều Tiên.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Tokyo, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nêu rõ: "Điều quan trọng nhất là các thỏa thuận đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, trong đó có cam kết của Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa hoàn toàn, sẽ được thực thi một cách toàn diện và nhanh chóng".
Theo ông, sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tiến hành các cuộc hội đàm kéo dài hai ngày ở Bình Nhưỡng, Tokyo sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Washington và Seoul về các vấn đề liên quan đến Triều Tiên.
Lâu nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe luôn bày tỏ thiện chí tiến hành cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên, nhằm đạt được đột phá trong vấn đề công dân Nhật Bản bị Bình Nhưỡng bắt cóc trong quá khứ.
Khi được hỏi về việc liệu Nhật Bản có xác nhận Tổng thống Moon Jae-in đã kêu gọi ông Kim Jong-un tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh Nhật-Triều như thông tin đăng tải hay không, Chánh Văn phòng Nội các Suga chỉ nói Tokyo "đã nhận được nhiều thông tin" từ phía Seoul.
Trong khi đó, người dân Hàn Quốc đón nhận kết quả của hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3 với tâm trạng phấn khích xen lẫn âu lo.
Đa phần người dân đều coi hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 này có ý nghĩa quan trọng khi nỗi lo sợ chiến tranh cuối cùng đã có thể chấm dứt.
Các nhà lãnh đạo Hàn-Triều đã gặp nhau 3 lần nhằm tạo dựng lòng tin và gặt hái các kết quả. Hiện là thời điểm các chính trị gia, cả theo đường lối bảo thủ và tự do, nỗ lực hợp tác nhằm hiện thực hóa các cam kết.
Tuy nhiên, vẫn có những người dân bày tỏ quan ngại, viện dẫn việc Triều Tiên hay thay đổi, do đó, chưa thể chắc chắn về phi hạt nhân hóa.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng chính quyền của Tổng thống Moon Jae-in đã quá hào phóng trong việc tăng cường quan hệ kinh tế với Triều Tiên trong khi nền kinh tế nước này vẫn gặp nhiều khó khăn./.
>>>Những phản ứng trái ngược về tuyên bố chung liên Triều
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đề xuất tổ chức họp Quốc hội liên Triều
14:33' - 19/09/2018
Ngày 19/9, Chủ tịch đảng Dân chủ (DP) cầm quyền của Hàn Quốc Lee Hae-chan đã đề xuất tổ chức một cuộc họp Quốc hội liên Triều trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh liên Triều: Những điểm nhấn quan trọng
13:11' - 19/09/2018
Sau hai ngày làm việc, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã ký Tuyên bố chung Tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Hai miền Triều Tiên nhất trí kết nối tuyến đường sắt và đường bộ
10:24' - 19/09/2018
Hai miền Triều Tiên nhất trí sẽ bắt đầu các công việc kết nối lại tuyến đường sắt và đường bộ liên Triều trước cuối năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đồng USD mạnh tác động tiêu cực tới nhiều nền kinh tế
15:30'
Giá trị đồng USD đã tăng nhanh trong năm nay. Đây là tin vui đối với người dân Mỹ khi đi du lịch ở các nước châu Âu, song lại là tin xấu với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 430 tỷ USD mang lại thắng lợi lớn cho Tổng thống Mỹ Biden
10:18'
Thượng viện Mỹ ngày 7/8 đã thông qua một dự luật liên quan đến chống biến đổi khí hậu, hạ giá thuốc và tăng một số loại thuế doanh nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu chở hàng đầu tiên cập cảng của Ukraine trên biển Đen sau nhiều tháng
21:25' - 07/08/2022
Ngày 7/8, Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine xác nhận tàu chở hàng đầu tiên đã cập cảng Chornomorsk nước này ở biển Đen sau hơn 5 tháng gián đoạn hoạt động do ảnh hưởng của xung đột.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng nhanh trong tháng Bảy
18:23' - 07/08/2022
Trong tháng 7, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng nhanh, tạo ra sự thúc đẩy khích lệ cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi phải vật lộn để phục hồi sau ảnh hưởng do dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu gạo của Thái Lan tăng mạnh
18:07' - 07/08/2022
Theo phóng viên TTXVN, xuất khẩu gạo của Thái Lan trong 6 tháng đầu năm 2022 đã tăng 56,6% lên 3,5 triệu tấn, mang lại doanh thu 60,93 tỷ baht (khoảng 1,7 tỉ USD), tăng 42,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Tài xế châu Âu đổ về Luxembourg để tiếp nhiên liệu
15:41' - 07/08/2022
Bất chấp giá nhiên liệu toàn cầu tăng vọt, hàng nghìn xe ô tô và xe tải đã đổ về trạm tiếp nhiên liệu của tập đoàn dầu khí Royal Dutch Shell ở Berchem - miền Nam Luxembourg.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc sơ tán 1.000 người tại thủ đô Seoul do dọa đánh bom
14:19' - 07/08/2022
Ngày 7/8, khoảng 1.000 người đã phải sơ tán sau khi một thanh niên đe dọa sẽ cho nổ tung Tổ hợp thể thao Jamsil tại phía Nam thủ đô Seoul.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba tìm kiếm 17 lính cứu hỏa mất tích trong vụ cháy kho dầu
07:51' - 07/08/2022
Cuba thông báo đình chỉ các hoạt động tại cảng Matanzas để tập trung cho công tác cứu hộ cứu nạn.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Mỹ sẽ sớm rơi vào suy thoái?
19:34' - 06/08/2022
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang nỗ lực làm giảm áp lực của thị trường việc làm khan hiếm và mức lương tăng nhanh trong nỗ lực kiểm soát lạm phát đang ở mức cao nhất trong hơn 40 năm.