Trung Quốc và Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ
Ngày 30/3, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã giảm lãi suất hợp đồng mua lại đảo ngược (repo) ở mức lớn nhất kể từ năm 2015, trong bối cảnh giới chức nước này đang đẩy mạnh các biện pháp nới lỏng tiền tệ nhằm giảm thiểu tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong thông báo của mình, PBoC cho biết hạ lãi suất đối với các hợp đồng mua lại đảo ngược kỳ hạn 7 ngày từ 2,4% xuống còn 2,2%, mức thấp kỷ lục.
Ngoài ra, Ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng quyết định “bơm” 50 tỷ NDT (7 tỷ USD) vào hệ thống tài chính thông qua các hợp đồng mua lại đảo ngược kỳ hạn 7 ngày này.
Hợp đồng mua lại đảo ngược là một quá trình trong đó PBoC mua chứng khoán từ các ngân hàng thương mại thông qua đấu thầu, với thỏa thuận bán ra trong tương lai.
Ông Ma Jun, một thành viên của Ủy ban chính sách tiền tệ của PBoC nhận định việc cắt giảm lãi suất đối với hợp đồng mua lại đảo ngược cho thấy ngân hàng trung ương đã tăng cường việc điều chỉnh ngược chu kỳ bất chấp hoạt động sản xuất được khôi phục trong nước và môi trường kinh tế bên ngoài đang ngày càng xấu đi.
Quan chức này cũng cho rằng việc cắt giảm lãi suất hợp đồng repo sẽ giúp giảm chi phí cho vay đối với nền kinh tế thực.
Trong khi đó, giới chuyên gia cũng đánh giá việc "bơm" 50 tỷ NDT vào hệ thống tài chính sẽ giúp đáp ứng nhu cầu thanh khoản thị trường trong ngắn hạn.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Singapore cũng đã nới lỏng chính sách tiền tệ trong bối cảnh nước này có nguy cơ đối mặt với một đợt suy thoái sâu do đại dịch COVID-19.
Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore cho biết đã tiến hành hạ tỷ giá tham chiếu, qua đó cho phép đồng nội tệ dollar Singapore (SGD) yếu hơn so với các đồng ngoại tệ của các đối tác thương mại chính nhằm hỗ trợ tăng trưởng theo hướng xuất khẩu.
Ngân hàng này nhận định bất ổn lớn vẫn còn tồn tại và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh cũng như mức độ hiệu quả của các biện pháp chính sách.
Thay vì sử dụng tỷ lệ lãi suất, Singapore quản lý chính sách tiền tệ bằng cách cho đồng SGD tăng hoặc giảm so với rổ tiền tệ của các đối tác thương mại.
Trung tâm tài chính này là một trong những nền kinh tế cởi mở nhất thế giới song thường chịu tác động nặng nề nhất và sớm nhất khi xảy ra bất kỳ "cú sốc" toàn cầu nào. Trong 3 tháng đầu năm, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore đã giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm thấp nhấp kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009.
Động thái mới nhất được PBoC và Ngân hàng Trung ương Singapore đưa ra sau khi các chính phủ và các ngân hàng trung ương khác trên toàn thế giới thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ và công bố các biện pháp kích thích kinh tế trị giá khoảng 5.000 tỷ USD nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19.
Hãng S&P Global Rating đã hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2020 xuống 4,8%, từ mức ước tính trước đó là 5,7%. Trong khi đó, Bộ Thương mại Singapore cũng dự báo tăng trưởng GDP của nước này sẽ giảm tới 4% trong năm nay.
Cũng trong nỗ lực giảm thiểu tác động do dịch COVID-19, cũng trong ngày 30/3, Ngân hàng Trung ương Na Uy thông báo tăng lượng trái phiếu chính phủ phát hành trong năm nay có giá trị lên tới khoảng 70 tỷ krone tới 80 tỷ krone (6,68 tỷ USD- 8,11 tỷ USD) so với kế hoạch ban đầu lượng trái phiếu trị giá 55 tỷ krone (5,2 tỷ USD).
Bước đi này được được đưa ra sau khi Chính phủ Na Uy quyết định dành các khoản vay trị giá hàng chục tỷ crown trong quỹ khẩn cấp cho các công ty chịu thiệt hại do đại dịch COVID-19.
Trong khi chi tiêu ngân sách tài khóa của Na Uy được lấy từ tiền thuế, nguồn thu dầu mỏ và quỹ phúc lợi quốc gia quy mô lớn, các chương trình cho vay chính phủ dành cho học sinh, sinh viên và các công ty được huy động thông qua trái phiếu chính phủ.
Như một phần trong nỗ lực ứng phó với virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19, Quốc hội Na Uy đã thông qua việc thành lập Quỹ Trái phiếu chính phủ trị giá 50 tỷ krone (4,74 tỷ USD) tập trung đầu tư vào các trái phiếu do các công ty phát hành.
Ngân hàng Trung ương hiện đặt mục tiêu tiến hành 19 cuộc đấu giá trái phiếu trong năm 2020, thay vì 15 cuộc như kế hoạch trước đó./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Trung Quốc, Hàn Quốc ghi nhận thêm các ca nhiễm mới
10:11' - 30/03/2020
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết Trung Quốc đại lục đã ghi nhận thêm 31 ca nhiễm COVID-19 trong ngày 29/3, trong đó 30 ca là trường hợp nhập cảnh, ca lây nhiễm trong nước là ở tỉnh Cam Túc.
-
Kinh tế Thế giới
Những nguy cơ đến từ thị trường bất động sản Trung Quốc
06:00' - 30/03/2020
Lĩnh vực bất động sản trị giá 43.000 tỷ USD của Trung Quốc đang có dấu hiệu suy giảm trầm trọng, ngay cả khi nước này đang cho phép doanh nghiệp hoạt động trở lại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Lượng bưu kiện chuyển phát nhanh sẽ tăng hai con số
22:09' - 29/03/2020
Theo báo cáo của Tổng cục Bưu điện Quốc gia Trung Quốc, lĩnh vực chuyển phát nhanh tại nước này ước tính có mức tăng trưởng hai con số về khối lượng bưu kiện trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Tiềm ẩn nguy cơ đợt lây nhiễm mới ở Trung Quốc
16:22' - 29/03/2020
Trung Quốc có nguy cơ đón nhận đợt lây nhiễm thứ hai khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 "nhập khẩu" từ nước ngoài đang ngày càng gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Ngân hàng trung ương Trung Quốc cam kết kiểm soát kinh tế vĩ mô
15:14' - 28/03/2020
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) mới đây đã cam kết cải thiện khả năng kiểm soát kinh tế vĩ mô của mình để hạn chế tác động từ dịch COVID-19 và thúc đẩy nền kinh tế tốt hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhà máy LNG tại Na Uy sẽ nối lại hoạt động từ ngày 27/5
12:31'
Công ty điều hành hệ thống khí đốt Na Uy Gassco cho biết nhà máy Hammerfest LNG của nước này dự kiến sẽ hoạt động trở lại vào ngày 27/5.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp nhận đợt vận chuyển sữa công thức đầu tiên từ châu Âu
10:10'
Ngày 22/5, Nhà Trắng thông báo một máy bay quân sự chở chuyến sữa công thức đầu tiên từ châu Âu đã hạ cánh xuống sân bay tại Indianapolis, bang Indiana của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh thu của Kênh đào Suez dự kiến đạt 7 tỷ USD
08:31'
Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohamed Maait cho biết doanh thu của Kênh đào Suez dự kiến sẽ đạt khoảng 7 tỷ USD trong tài khóa kết thúc vào cuối tháng 6/2022, tăng đáng kể so với tài khóa trước.
-
Kinh tế Thế giới
Đức và Senegal thúc đẩy hợp tác khai thác khí đốt
08:04'
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tới thủ đô Dakar của Senegal để thảo luận với Tổng thống nước chủ nhà Macky Sall về hợp tác song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng mới của Australia tuyên thệ nhậm chức
07:59'
Ngày 23/5, lãnh đạo Công đảng Australia, ông Anthony Albanese, đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng thứ 31 của nước này, sau khi giành chiến thắng ấn tượng trong cuộc bầu quốc hội liên bang vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành sản xuất ô tô Trung Quốc "gặp khó" bởi chiến lược "Không COVID"
06:30'
Báo Le Monde mới đây có bài viết cho biết ngành công nghiệp sản xuất ô tô Trung Quốc đang hứng chịu hậu quả nặng nề do chính sách phong tỏa được áp đặt ở một số thành phố lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị APEC kết thúc sau khi đàm phán về lương thực, năng lượng và chuỗi cung ứng
20:09' - 22/05/2022
Ngoài vấn đề Nga-Ukraine, Bộ trưởng của 21 nền kinh tế tham gia APEC đã thảo luận về các vấn đề như an ninh lương thực, giá năng lượng tăng cao và chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ
18:56' - 22/05/2022
Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ, cũng như vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị WEF được tổ chức trực tiếp tại Davos lần đầu từ khi dịch COVID-19 bùng phát
14:38' - 22/05/2022
Hội nghị WEF được tổ chức trực tiếp tại Davos lần đầu tiên kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.