Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: “Lượt chơi” dạo đầu? (Phần 2)
Theo ông Trump và các cố vấn, Trung Quốc dường như là quốc gia nghèo và phụ thuộc vào Mỹ và rất dễ bị ép buộc. Trên thực tế, Trung Quốc là nước có ảnh hưởng kinh tế toàn cầu và ban lãnh đạo đầy tham vọng, vốn coi tính hợp pháp của họ phụ thuộc vào việc khôi phục sức mạnh của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo đó sẽ không dễ bị hăm dọa.
Tính toán sai lầm lớn đầu tiên của đội ngũ của ông Trump là về ảnh hưởng kinh tế. Bởi Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc nên chính quyền cho rằng họ có lợi thế hơn.Stephen Moore, học giả của Quỹ Di sản và từng là cố vấn kinh tế của ông Trump, mới đây nói rằng “nền kinh tế của Trung Quốc không thể phát triển mà không được tiếp cận với thị trường Mỹ”. Thực tế cho thấy điều ngược lại. Trung Quốc hiện là nền kinh tế trị giá 12.000 tỷ USD và không dễ bị tổn thương.
Ông Trump cũng không xác định xem các biện pháp thuế sẽ ảnh hưởng thực sự tới ai. Ông cho rằng các công ty và công nhân Trung Quốc sẽ hứng chịu tổn thất, nhưng lại bỏ qua các dây chuyền cung ứng toàn cầu.Hannah Anderson, chiến lược gia về thị trường toàn cầu tại công ty J.P. Morgan Asset Management, mới đây bình luận rằng “phần lớn giá trị hàng nhập khẩu từ Trung Quốc mà Mỹ đánh thuế tới từ các nước bên ngoài Trung Quốc”.
Vấn đề nghiêm trọng nhất mà chính quyền Mỹ hiểu sai về Trung Quốc là vấn đề chính trị. Chủ tịch Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo độc tài và có thể giữ chức chủ tịch trọn đời, người về lý thuyết có thể theo đuổi bất kỳ chính sách nào ông muốn.Tuy nhiên, Trung Quốc không vận hành theo cách đó. Tập Cận Bình, giống như ông Trump, cần duy trì hình ảnh của mình và hình ảnh đó cũng được bao bọc bởi chủ nghĩa dân tộc.
Trên truyền thông nhà nước, ông Tập luôn mô tả mình là người bảo vệ nhân dân Trung Quốc trong mọi hoàn cảnh, người đã đưa đất nước trở lại đúng vị trí trên trường quốc tế, hay có thể nói là “đưa Trung Quốc vĩ đại trở lại”.Sự tự tin quyết đoán này vốn nhận được nhiều sự ủng hộ. Truyền thông Trung Quốc vẫn luôn nhắc nhở người dân về lịch sử nhục nhã dưới sự cai trị của các cường quốc phương Tây và các đồng minh, đặc biệt là Nhật Bản. Trong các bài phát biểu, ông Tập vẫn luôn nhắc nhở người dân về cuộc xâm lược chống lại Trung Quốc và sự quyết tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc để định hướng lại những sai lầm.
Thông điệp của Chính phủ Bắc Kinh là rất rõ ràng: Trung Quốc sẽ không còn là nạn nhân, cả trong lĩnh vực chính trị cũng như thương mại. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã mô tả các biện pháp thuế mới đây của Mỹ là “hành động ức hiếp tinh vi trong thương mại” và hứa hẹn rằng Trung Quốc sẽ “luôn đứng về phía đúng đắn của lịch sử”.Các nguồn tin cho biết các nhà kiểm duyệt Trung Quốc đang hết sức nỗ lực để kiểm soát thông tin về cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ bằng cách cung cấp cho giới truyền thông một danh sách những điều nên và không nên đưa khi thông tin về chủ đề này.Bốn nguồn riêng rẽ cung cấp thông tin cho các phương tiện truyền thông Trung Quốc, những bên được thông báo về những hướng dẫn nội bộ này, nói với "Bưu điện Hoa Nam buổi sáng" rằng họ được yêu cầu không "đưa tin quá nhiều" về cuộc chiến thương mại với Mỹ và phải cực kỳ thận trọng trong việc gắn cuộc chiến này với sự sụp đổ trên thị trường chứng khoán, sự mất giá của đồng Nhân dân tệ (NDT) hay sự yếu kém của nền kinh tế để tránh làm lan rộng tâm lý hoảng loạn.
Bắc Kinh đang sử dụng một cách tiếp cận mềm mỏng hơn để đối phó với Mỹ so với chiến thuật trước đây là công khai chỉ trích và phát động các cuộc tẩy chay trong dân chúng, chiến thuật đã được dùng để chống lại Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines trong quá khứ. Liệu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có dẫn đến một cuộc Chiến tranh Lạnh khác hay không, chỉ thời gian mới có câu trả lời. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng không nên quá bi quan về viễn cảnh này.Với những mối quan hệ ràng buộc và ảnh hưởng toàn cầu, những gì diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ là những điều cực kỳ quan trọng đối với thế giới. Vẫn cňn nhiều điều có thể làm trước khi mối quan hệ này hoàn toàn sụp đổ./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Daimler lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ- Trung kéo dài
13:44' - 21/06/2018
Daimler dự đoán lợi nhuận hoạt động của hãng, được đo bởi thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT), sẽ giảm nhẹ so với năm ngoái, thay vì tăng nhẹ như được dự đoán trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
EU hướng đến cải cách WTO để xoa dịu căng thẳng thương mại toàn cầu
21:26' - 20/06/2018
EU dự kiến sẽ cam kết thúc đẩy cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm đảm bảo hoạt động thương mại công bằng và tự do.
-
Chứng khoán
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tác động tới thị trường chứng khoán toàn cầu
08:57' - 20/06/2018
Quan ngại về tranh chấp thương mại Mỹ - Trung gia tăng đang phủ bóng đen lên thị trường chứng khoán thế giới trong phiên giao dịch ngày 19/6.
-
Chứng khoán
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang “phủ bóng” lên thị trường chứng khoán châu Á
15:42' - 18/06/2018
Lo ngại mới về một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc đẩy hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á hạ điểm trong phiên giao dịch đầu tuần 18/6.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại Mỹ-EU: Rủi ro và giải pháp của châu Âu (Phần 2)
06:30' - 17/06/2018
Thuế quan của Mỹ đe dọa hệ thống thương mại thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vốn dựa trên ý tưởng rằng xung đột thương mại giữa các quốc gia sẽ được đưa ra phân xử trước tổ chức này.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại Mỹ-EU: Rủi ro và giải pháp của châu Âu (Phần 1)
05:30' - 17/06/2018
Nếu một cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang, Liên minh châu Âu (EU) sẽ cảm nhận được những hậu quả kinh tế vĩ mô đáng kể trong giá cả, sự tăng trưởng và ổn định tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
WTO cảnh báo gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đồng minh
07:34' - 12/06/2018
Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo đã cảnh báo về mối nguy hiểm của sự leo thang căng thẳng trong vấn đề thương mại giữa Mỹ và các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới sau Hội nghị G7.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15'
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03'
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14'
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12'
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đạt đột phá lớn trong khai thác dầu đá phiến
15:06' - 28/11/2024
Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc cho biết, sản lượng của cơ sở sản xuất dầu đá phiến cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy tại Malaysia
12:11' - 28/11/2024
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Kulim, phía Bắc bang Kedah của Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
Một số ứng viên nội các của Tổng thống đắc cử Mỹ bị đe dọa đánh bom
11:43' - 28/11/2024
Trong những giờ qua, một số ứng viên nội các, cùng những vị trí trong chính quyền mới đã trở thành mục tiêu của các hành động đe dọa, trong đó có đe dọa đánh bom.