Truyền thông Triều Tiên "đổi mới" cách đưa tin về chuyến công du của Chủ tịch Kim Jong-un
Khác hẳn với những chuyến công du trước đây của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, thông tin về chuyến thăm tới Việt Nam lần này được đưa một cách đậm nét, dày đặc trên các phương tiện truyền thông của Triều Tiên.
Giới quan sát nhận định sự thay đổi của Triều Tiên trong việc đưa tin về hoạt động của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Việt Nam cho thấy sự tự tin và nỗ lực thay đổi hình ảnh của quốc gia Đông Bắc Á này.
Trong ngày 27/2, trang web của Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đã đăng trang trọng trên trang nhất bài viết và bức ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un chụp cùng các nhân viên Đại sứ quán Triều Tiên ở Hà Nội. Thông tin được đăng chưa đầy một ngày sau khi ông Kim Jong-un tới thăm Đại sứ quán Triều Tiên trên phố Cao Bá Quát.
Thông tin chi tiết về lịch trình ngày làm việc đầu tiên tại Hà Nội của ông Kim Jong-un, bao gồm cuộc họp với quan chức phụ trách đàm phán với Mỹ trước hội nghị thượng đỉnh, cũng xuất hiện rộng rãi trên các tờ báo nhà nước Triều Tiên. Truyền thông nước này thậm chí còn thông báo lịch trình sắp tới của ông Kim Jong-un cũng như chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Báo Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Lao động Triều Tiên - đã dành toàn bộ trang nhất và trang thứ hai trong số báo ra ngày 27/2 đăng tải nhiều hình ảnh hoạt động của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Việt Nam, từ lễ đón nồng nhiệt ở Đồng Đăng (Lạng Sơn) cho tới cuộc họp chiến lược trong phòng khách sạn, và cuối cùng là cuộc gặp gỡ chụp ảnh cùng các em nhỏ tại Đại sứ quán Triều Tiên ở Hà Nội.
Nếu nhìn lại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần đầu tiên tại Singapore hồi tháng 6 năm ngoái, có thể thấy truyền thông nhà nước Triều Tiên giữ im lặng cho đến tận khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới "đảo quốc sư tử". Tuy nhiên, đối với chuyến công du lần này, các cơ quan truyền thông nhà nước đã bắt đầu đưa tin ngay từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên tàu xuất phát sang Việt Nam.
Cụ thể, Đài truyền hình trung ương Triều Tiên (KCTV) đã phát sóng những thước phim quay lại cảnh nhà lãnh đạo nước này cùng đoàn tháp tùng lên tàu đi qua Trung Quốc hướng về quốc gia Đông Nam Á. Thậm chí, phát thanh viên lâu năm của Triều Tiên, bà Ri Chun-hee, người được mệnh danh là “quý bà áo hồng”, cũng bất ngờ tái xuất trong bản tin xác nhận nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên đường sang Việt Nam chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên lần hai.
Đây được coi là một động thái khác thường khi Bình Nhưỡng trước đây thường không đưa tin về các chuyến công du và lộ trình của nhà lãnh đạo vì lý do an toàn. Ngoài ra, cách xử lý thông tin của truyền thông Triều Tiên về hoạt động ở Việt Nam lần này của nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng có sự khác biệt rõ rệt. Trước đây, họ thường đưa tin ngắn gọn trong các chuyến đi và chỉ cung cấp chi tiết sau khi nhà lãnh đạo đã về nước.
Trong chuyến đi Việt Nam lần này của nhà lãnh đạo Triều Tiên, truyền thông nhà nước Việt Nam cũng được tiếp cận, đưa tin sát sao về các hoạt động của ông Kim Jong-un. Không giống như tại Singapore - chỉ có một đoạn video trực tiếp ngắn ngủi phát sóng về cuộc gặp gỡ giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Thủ tướng Lý Hiển Long, truyền thông nhà nước Việt Nam phát sóng đầy đủ và nhanh chóng các hoạt động của nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Nhận định về sự thay đổi trong cách thức đưa tin về hoạt động của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Giáo sư Yang Moo-jin thuộc Đại học nghiên cứu Triều Tiên tại Seoul (Hàn Quốc) cho rằng: "Triều Tiên dường như đang nỗ lực thể hiện họ là một quốc gia bình thường thông qua cách đưa tin như vậy của truyền thông. Điều này có thể nhằm mục đích cho thế giới thấy rằng sự thay đổi đang bắt đầu từ truyền thông của họ".
Giáo sư Lim Eul-chul - Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Kyungnam (Hàn Quốc) - cũng cho rằng dường như truyền thông Triều Tiên đang "xây dựng hình ảnh" không chỉ với cộng đồng quốc tế mà cả trong nước. Theo chuyên gia này, nhà lãnh đạo Kim Jong-un dường như đang cố gắng chia sẻ với người dân các hoạt động ngoại giao của ông càng nhiều càng tốt, một động thái có thể được coi là nỗ lực để thu hút dư luận trong nước.Ông nói: "Những thay đổi trong cách đưa tin của truyền thông có thể xuất phát từ nhu cầu đồng lòng với người dân hướng tới một quốc gia bình thường".
Cũng theo Giáo sư Lim Eul-chul, việc truyền thông Triều Tiên đưa tin nhanh chóng và dày đặc về chuyến đi Việt Nam của ông Kim Jong-un cũng có thể là một tín hiệu cho thấy sự tự tin của nhà lãnh đạo này trong việc hướng tới một kết quả đầy triển vọng tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai.
Ông Lim Eul-chul nói: "Họ sẽ không đưa những thông tin có thể khiến người dân thất vọng nếu không tin tưởng vào kết quả cuộc gặp"./.
>>> TTXVN liên tục cập nhật thông tin về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Chủ tịch Triều Tiên trả lời trực tiếp phóng viên nước ngoài
10:34' - 28/02/2019
Theo tờ The Guardian, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sáng 28/2 đã gây bất ngờ khi trực tiếp trả lời phỏng vấn một phóng viên nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Những nội dung hai nhà lãnh đạo có thể thỏa thuận
10:24' - 28/02/2019
Theo Yonhap, thỏa thuận mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tập trung là việc Triều Tiên có từ bỏ tổ hợp hạt nhân Yongbyon hay không và Mỹ sẽ làm gì để đáp lại.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Các chuyên gia lạc quan về kết quả
10:22' - 28/02/2019
Giới chuyên gia dự đoán rằng sẽ không có bất kỳ sự nhượng bộ lớn nào từ phía Mỹ hay Triều Tiên, bất kể hai bên nhất trí điều gì tại lễ ký kết tuyên bố chung vào chiều 28/2.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump
21:38' - 03/04/2025
Tỷ phú Elon Musk sẽ tiếp tục đóng vai trò là một người bạn và cố vấn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance, ngay cả khi ông rời vị trí trong Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE).
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan đối ứng của Mỹ: Cách tính và lý lẽ
21:22' - 03/04/2025
Thuế quan về cơ bản là một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Thông thường, nó được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị sản phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc tố vi phạm WTO, Nhật Bản "quan ngại nghiêm trọng"
19:34' - 03/04/2025
Trung Quốc kêu gọi Mỹ “ngay lập tức sửa chữa sai lầm” và giải quyết tranh chấp với các nước khác trên cơ sở bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Đoàn cứu hộ Việt Nam hỗ trợ Myanmar giải cứu nạn nhân động đất
19:14' - 03/04/2025
Theo thông báo từ Trưởng đoàn cứu hộ cứu nạn Việt Nam, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã giải cứu 1 nạn nhân còn sống sót vào ngày hôm trước và tìm kiếm được 17 thi thể từ những vị trí khó khăn.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế nhập khẩu Mỹ tăng 36%, Thái Lan tìm giải pháp bảo vệ xuất khẩu
18:00' - 03/04/2025
Theo Thủ tướng Thái Lan, chính phủ nước này đã có một kế hoạch vững chắc nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay sẽ không bị ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU đối mặt thách thức thuế quan từ Mỹ, Bộ trưởng Đức kêu gọi phản ứng chung
17:12' - 03/04/2025
Bộ trưởng Habeck chỉ trích việc Mỹ áp đặt thuế quan mới, gây thiệt hại kinh tế to lớn trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế
14:58' - 03/04/2025
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ đã công bố dự thảo ngân sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
THEO DÒNG THỜI SỰ: “Canh bạc” khó lường
14:53' - 03/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 3/4 (giờ Việt Nam) đã công bố quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều ngành của Anh thiệt hại nặng nề trước "bão" thuế quan Mỹ
14:52' - 03/04/2025
Các ngành sản xuất ô tô, thực phẩm và đồ uống, cùng với dược phẩm của Vương quốc Anh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt thuế quan mới do Tổng thống Mỹ áp đặt.