Từ 1/4, Nhật Bản siết quản lý lao động nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng
Chuẩn bị cho Luật Nhập cư sửa đổi với quy định mới về tiếp nhận lao động nước ngoài có hiệu lực từ ngày 1/4, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) vừa cho biết sẽ thành lập cơ quan chuyên môn và nghiệp đoàn nghề để giám sát các doanh nghiệp liên quan tới lao động nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng, nhằm đảm bảo cho lao động nước ngoài được đối xử bình đẳng, có chế độ đãi ngộ phù hợp.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, lĩnh vực xây dựng tại Nhật Bản được cho đang thiếu lao động trầm trọng, làm phát sinh và gia tăng tình trạng lao động bất hợp pháp, ảnh hưởng xấu tới môi trường lao động.
Trước thực trạng trên, MLIT muốn quản lý chặt chẽ lĩnh vực này khi cơ chế tiếp nhận lao động nước ngoài mới chính thức vận hành. Mục tiêu của MLIT là ổn định chế độ đãi ngộ cho lao động nước ngoài.
Dự kiến ngày 1/4, MLIT sẽ công bố thành lập “Cơ quan nhân lực kỹ năng xây dựng”. Cơ quan này có sự tham gia của khoảng 20 đoàn thể, tổ chức của Nhật Bản như Hiệp hội Ngành xây dựng toàn quốc, Hội liên hiệp Ngành xây dựng Nhật Bản.
Cơ quan giám sát của MLIT ngoài việc đảm bảo môi trường lao động, cũng có chức năng kiểm soát để lao động nước ngoài tới Nhật Bản làm việc được chuẩn bị tốt kỹ năng thích hợp, cần phải có khi nhập cảnh nước này là chuyên môn, ngôn ngữ và văn hóa.
Cơ quan của MLIT sẽ liên kết với những cơ sở giáo dục nước ngoài tổ chức đào tạo, kiểm tra lao động trước khi tới Nhật Bản. Ngoài ra, một cơ chế quản lý tập trung cả lao động nước ngoài và lao động Nhật Bản cũng được thực hiện.
Theo đó, mỗi lao động được cấp một thẻ IC (thẻ định danh) nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về thành tích, kỹ năng, kinh nghiệp làm căn cứ đánh giá, phân cấp, từ đó đưa ra chế độ đãi ngộ phù hợp.
Với cơ chế do MLIT thiết lập, lao động nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng đến Nhật Bản làm việc sẽ trải qua hai quy trình thủ tục. Đầu tiên là của MLIT, sau đó tới Bộ Tư pháp Nhật Bản – cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định và cấp tư cách lưu trú.
Nhật Bản dự kiến sẽ tiếp nhận khoảng 40.000 lao động trong lĩnh vực xây dựng trong 5 năm tới. Việc thiếu lao động trong lĩnh vực xây dựng, khi chưa có luật điều chỉnh và cho phép lao động nước ngoài trong lĩnh vực này đã dẫn tới tình trạng nhiều trường hợp các công ty môi giới đưa lao động vào Nhật Bản theo tư cách lưu trú du học sinh, làm giả giấy tờ để lao động bất hợp pháp tại các công trường xây dựng.
Điều này là dấy lên lo ngại ảnh hưởng xấu tới việc tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật Bản trong tương lai khi hệ thống thi hành Luật nhập cư mới chính thức vận hành./.
>>> Nhật Bản báo động tình trạng tu nghiệp sinh quốc tế bị chủ lao động đối xử bất công
- Từ khóa :
- nhật bản
- lao động ở nhật bản
- lao động nước ngoài
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Nhật Bản sắp cho phép đăng ký visa trên mạng để thu hút lao động nước ngoài
14:42' - 26/03/2019
Loại thị thực có thể được xin cấp online từ tháng 7 tới gồm thị thực cho chuyên gia có trình độ cao, các nhà nghiên cứu và các thực tập sinh kỹ thuật...
-
Kinh tế tổng hợp
“Cơn khát” nguồn lao động chất lượng cao - Bài 1: Nhu cầu tăng
13:33' - 16/03/2019
Thị trường lao động TP HCM đã, đang đặt ra những thách thức lớn về phát triển nguồn lao động đảm bảo đáp ứng các ngành tích hợp công nghệ cao phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.