Từ 23/8 người dân “vùng xanh” Tp.Hồ Chí Minh được phép đi chợ 1 lần/tuần
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản về việc tăng cường một số biện pháp thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, áp dụng từ 0 giờ ngày 23/8 đến hết ngày 6/9.
Trong đó, người dân “vùng xanh” được phép đi chợ 1 lần/tuần; thành lập các Tổ công tác đặc biệt ở phường, xã, thị trấn, đi chợ thay cho người dân vùng nguy cơ cao và rất cao, đảm bảo an sinh xã hội.
Theo đó, nhằm đảm bảo đạt mục tiêu kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trước ngày 15/9, Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường thực hiện một số biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với phương châm “xây dựng mỗi phường, xã, thị trấn; mỗi cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng, chống dịch”. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố yêu cầu các sở ban ngành, quận huyện và thành phố Thủ Đức tăng cường thực hiện các biện pháp cụ thể.
Về thực hiện triệt để giãn cách xã hội, thực hiện nghiêm nhà cách ly nhà; tổ dân phố cách ly tổ dân phố; khu phố cách ly khu phố; phường, xã, thị trấn cách ly phường, xã, thị trấn.Thành lập Tổ công tác đặc biệt tại các phường, xã, thị trấn, trong đó tập trung tại những vùng có nguy cơ cao và rất cao (“vùng cam”, “vùng đỏ”). Tổ công tác tham gia công tác kiểm tra, nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt giãn cách xã hội; duy trì các tổ tự quản bảo vệ “vùng xanh”; đi chợ thay cho người dân, thực hiện an sinh xã hội... Tổ hoạt động gắn với địa bàn phường, xã, thị trấn, do UBND phường, xã, thị trấn quản lý.
Tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của người dân (khung giờ, đối tượng được di chuyển); hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xác định các dấu hiệu nhận diện đối với cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan, đơn vị mình khi tham gia lưu thông. Thống nhất triển khai từ 0 giờ ngày 23/8 (hoặc có thể sớm hơn). Áp dụng các phương thức làm việc theo hướng cán bộ, công chức, người lao động các cơ quan nhà nước làm việc tại nhà; riêng lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch và giải quyết các công việc khẩn cấp có thể áp dụng “3 tại chỗ” hoặc theo phân công luân phiên.Quản lý hoạt động của đội ngũ người giao hàng (shipper) trong việc tổ chức phân phối hàng hóa đến các hộ dân; Chủ tịch UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức nghiên cứu, thực hiện các biện pháp bố trí để người dân đi chợ 1 lần/tuần (đối với “vùng xanh”).
Đối với vấn đề chăm lo tốt an sinh xã hội, hỗ trợ bổ sung đầy đủ cho các đối tượng còn thiếu trong gói hỗ trợ an sinh số 2, thực hiện các biện pháp hỗ trợ chủ nhà trọ (miễn, giảm tiền điện nước); chuẩn bị 2 triệu túi an sinh, đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót những trường hợp khó khăn; chuẩn bị các suất ăn dinh dưỡng cung cấp cho các trường hợp F0 có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố cũng yêu cầu tăng cường biện pháp để kiểm soát, khống chế dịch bệnh, hạn chế tối đa tử vong.Về xét nghiệm, giao Sở Y tế phối hợp với UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức tăng cường xét nghiệm toàn bộ các hộ dân trong “vùng đỏ” bằng phương thức test nhanh, mẫu gộp.
Bổ sung xét nghiệm một số đối tượng: nhân viên siêu thị, lái xe vận chuyển hàng hóa, nhân viên của cửa hàng thuốc, công ty môi trường đô thị, công ty dịch vụ công ích thu gom rác, lực lượng tại chốt, lực lượng hỗ trợ phòng, chống dịch, nhân viên cửa hàng xăng dầu (7 ngày/ lần).
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu theo kế hoạch. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin kịp thời, định hướng dư luận xã hội đối với việc tiêm vaccine.Thành lập thêm 400 trạm y tế lưu tại các khu vực có nhiều F0, có chức năng tham gia sơ cấp cứu, theo dõi F0 đang điều trị tại nhà. Trạm y tế được trang bị các túi thuốc, 3-5 bình oxy, máy đo SpO2, dụng cụ test nhanh... Chuẩn bị 100.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà.
Ngoài ra, Sở Công Thương trên cơ sở hệ thống phân phối sẵn có của thành phố, phối hợp với Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương điều phối đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho thành phố. Cùng với đó, các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp, chỉ được tiếp tục hoạt động nếu đảm bảo các tiêu chí quy định. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện của từng địa phương, bao gồm đầy đủ các nội dung, biện pháp thực hiện giãn cách, đảm bảo an ninh trật tự, cung ứng lương thực, thực phẩm cho các hộ dân; theo dõi, chăm sóc các F0 tại nhà, đảm bảo an sinh cho các trường hợp khó khăn, điều phối, bố trí lực lượng và trang thiết bị hợp lý./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh cam kết cung ứng đầy đủ hàng hóa cho người dân
14:16' - 21/08/2021
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khẳng đình thành phố đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án đảm bảo cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân
-
Kinh tế Việt Nam
Làn sóng mua sắm đột biến tiếp tục bùng phát tại Tp. Hồ Chí Minh
13:15' - 21/08/2021
Ghi nhận tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh trong ngày 21/8, số lượng lớn người dân tiếp tục đổ về các điểm bán lẻ, cửa hàng tiện lợi, hệ thống siêu thị... để mua sắm lương thực, thực phẩm dự trữ.
-
Kinh tế & Xã hội
Danh sách tổ phản ứng nhanh cấp cứu F0 cách ly tại nhà ở Tp. Hồ Chí Minh
10:41' - 21/08/2021
Tp. Hồ Chí Minh đã lập 312 tổ phản ứng nhanh cấp cứu F0 cách ly tại nhà. Khi F0 có triệu chứng chuyển bệnh sẽ gọi cấp cứu 115 và tổ phản ứng nhanh tại địa phương.
-
Kinh tế & Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận 10 xe xét nghiệm COVID-19 lưu động
22:49' - 20/08/2021
Dự kiến mỗi xe có thể đảm bảo công suất xét nghiệm 2.000-3.000 mẫu/ngày, nâng cao công suất xét nghiệm trên địa bàn Thành phố.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.