Tu bổ, tôn tạo di tích ở Hà Nội: Bài 1 - Hàng loạt di tích xuống cấp nghiêm trọng
Với gần 6000 di tích lịch sử, văn hóa, Hà Nội là địa phương có nhiều di tích nhất cả nước. Thời gian qua, dù thành phố đã quan tâm, đầu tư kinh phí để tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích, song nhiều công trình vẫn xuống cấp nghiêm trọng. Sự tác động của con người và đặc biệt là sức tàn phá của thời gian, thiên nhiên khiến các di tích xuống cấp từng ngày, đòi hỏi phải được tu bổ, tôn tạo kịp thời.
Bài 1: Hàng loạt di tích xuống cấp nghiêm trọng Hà Nội là vùng đất địa linh nhân kiệt có lịch sử nghìn năm văn hiến. Trên địa bàn Thủ đô có rất nhiều công trình có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử. Hệ thống di tích ở Hà Nội là một kho tàng vô giá nhưng nhiều di tích đang phải đối mặt với tình trạng hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí có những công trình trăm tuổi đã trở thành phế tích. Tự hào về di sản Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, thành phố hiện có gần 6.000 di tích, chiếm 1/3 số di tích của cả nước, với các loại hình đa dạng như: Đình, đền, chùa, miếu, am, phú, quán, hội quán, nhà thời họ, thành quách, phố cổ, làng nghề… Hệ thống di tích của Hà Nội phân bố rải rác khắp 30 quận, huyện và thị xã. Địa phương có nhiều di tích chủ yếu là các huyện ngoại thành như: Thường Tín (445 di tích), Ứng Hòa (433 di tích), Gia Lâm (317 di tích). Các quận nội thành có số lượng di tích ít hơn nhưng mật độ phân bố dày đặc, tiêu biểu là quận Hoàn Kiếm (66 di tích), Đống Đa (76 di tích). Không chỉ có bề rộng về số lượng, hệ thống di tích của Hà Nội còn có chiều sâu về giá trị. Đi dọc chiều dài lịch sử, các di tích này "cất giữ" nhiều tầng lớp văn hóa có ý nghĩa to lớn. Một số di tích trọng điểm, địa danh nổi tiếng không chỉ với người dân Thủ đô mà còn nổi tiếng với bạn bè trong nước và quốc tế như: Hoàng thành Thăng Long, được công nhận là Di sản Thế giới hay thành Cổ Loa, làng cổ Đường Lâm… Đặc biệt, năm 2010, 82 bia đá ghi danh tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới. Trên địa bàn Hà Nội có gần 2.400 di tích được xếp hạng. Ngoài các di sản thế giới và di sản tư liệu thế giới, Hà Nội còn có 11 di tích quốc gia đặc biệt, hơn 1.100 di tích cấp quốc gia và hơn 1.200 di tích cấp thành phố. Mỗi di tích đều hàm chứa những nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam, đó là tính hướng thiện, lòng yêu nước và tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh những người có công với đất nước. Nhiều di tích xuống cấp Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trong số gần 6.000 di tích thành phố có hơn 2.000 di tích xuống cấp các hạng mục chính và trên 200 di tích trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Việc xuống cấp của di tích có nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do tác động của các yếu tố tự nhiên. Nhiều di tích có vật liệu chủ yếu là gỗ, một số di tích còn chịu sự tàn phá từ thời chiến tranh, qua thời gian bị mối mọt xâm nhập, bị xô lệch, thậm chí nhiều di tích có nguy cơ sập đổ. Trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội có 161 di tích; tuy nhiên, nhiều di tích đã xuống cấp nghiêm trọng, chưa được trùng tu. Đáng chú ý, năm 2015 di tích chùa Quỳnh Lâm ở xã Đại Thịnh đã bị sập hoàn toàn. Ông Nguyễn Đa Bảy, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Thịnh cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố, lãnh đạo xã cùng nhân dân đã họp bàn, xin ý kiến huyện và thành phố cho lập dự án trùng tu, tôn tạo chùa Quỳnh Lâm.Đến nay, dự án đã được khởi công nhưng còn khó khăn về nguồn vốn, UBND xã và nhà chùa tiếp tục xin ý kiến huyện và thành phố cho nhận hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa để sớm hoàn thành công trình, tạo điều kiện cho người dân có điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng.
Còn huyện Thường Tín (Hà Nội) có 445 di tích lịch sử, văn hóa. Theo Phòng Văn hóa – Thông tin huyện, đa số các di tích ở huyện Thường Tín đã bị hư hỏng, xuống cấp, trong đó 16 di tích xuống cấp nghiêm trọng như: Khu di tích đền thờ Nguyễn Trãi (xã Nhị Khê), đền - bến Chương Dương (xã Chương Dương), chùa Pháp Vân (xã Văn Bình)... Với nguồn kinh phí hạn hẹp, dù đã rất cố gắng nhưng huyện chỉ có thể bảo tồn bằng cách chằng chống chứ chưa tu bổ được các hạng mục chính của di tích. Nếu như các di tích ở khu vực ngoại thành bị ảnh hưởng nặng bởi các yếu tố tự nhiên thì tại các quận nội thành như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, tồn tại lớn nhất là những vi phạm khoanh vùng bảo vệ tập trung tại khu vực di tích. Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, quá trình đô thị hóa những năm gần đây có phần lấn át cảnh quan, ảnh hưởng phần nào đến không gian và môi trường di tích trong khu vực nội đô và khu vực đông dân cư. Thêm vào đó, việc sử dụng di tích không đúng chức năng, mục đích ở một số địa phương đã gây tình trạng xập xệ, hư hỏng, xuống cấp cho di tích.Năm 2005, Hà Nội có gần 200 trường hợp các công trình nhà tập thể, hộ dân xây dựng trong khu vực di tích. Quá trình xâm phạm di tích diễn ra mạnh nhất vào những năm 60 của thế kỷ XX, chủ yếu do người dân chạy lũ lụt hoặc con cháu, người quen của người trông nom di tích tự ý vào ở trong khu vực di tích. Từ năm 2012 đến nay, do làm tốt công tác di dân, giải phóng mặt bằng nên trên địa bàn thành phố Hà Nội, hầu như không còn tình trạng vào ở trong đất di tích.
Ông Trần Thế Cương, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND thành phố Hà Nội nhận định, hệ thống di tích đồ sộ vừa là một ưu thế lớn nhưng cũng đặt ra nhiệm vụ khó khăn cho chính quyền và nhân dân toàn thành phố trong việc giữ gìn, bảo tồn các di tích. Để phát huy, lan tỏa sức hút của các di tích, rất cần sự chung tay vào cuộc của tất cả các cấp, ngành và của mỗi người dân Thủ đô./. (Còn tiếp: Bài 2 - Nhiều khó khăn trong tu bổ di tích)Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xử phạt nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm tại Hà Nội
10:01' - 28/09/2017
Sau hơn 1 năm thí điểm hoạt động, lực lượng Thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm ở Hà Nội đã góp phần tăng hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tổng kiểm tra hộ khẩu từ ngày 1/10
15:17' - 27/09/2017
Để đảm bảo an ninh, trật tự, Công an Hà Nội sẽ bắt đầu tổng kiểm tra hộ khẩu trên toàn thành phố từ 1/10 đến hết ngày 15/11/2017.
-
Thị trường
Hà Nội: Thu giữ hơn 2.600 đôi giày không rõ nguồn gốc
13:08' - 27/09/2017
Đoàn kiểm tra liên ngành số 2 do Đội Quản lý thị trường số 17 chủ trì vừa thu giữ 2.650 đôi giày không có nguồn gốc xuất xứ
-
Kinh tế tổng hợp
Trung thu 2017: Nhiều hoạt động văn hóa có ý nghĩa tại Hà Nội
17:06' - 26/09/2017
Ban quản lý Phố cổ Hà Nội cho biết, dịp Tết Trung thu năm 2017, nhiều chương trình, hoạt động văn hóa sẽ được tổ chức tại các địa điểm thuộc quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững cực tăng trưởng khu vực phía Bắc với mục tiêu hai con số
18:05' - 18/07/2025
Hải Phòng đang triển khai loạt giải pháp đột phá nhằm mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ các dự án động lực, trọng điểm
18:04' - 18/07/2025
Trong các tháng cuối năm 2025, thành phố Đà Nẵng nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân được giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
17:19' - 18/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định về việc điều động, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn sẽ vận hành trở lại vào tháng 8
15:09' - 18/07/2025
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hóa dầu Long Sơn (LSP) chủ đầu tư Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn (LSP) cho biết, Tổ hợp này sẽ được vận hành trở lại vào tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến khởi công cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài vào dịp Quốc khánh 2/9
14:41' - 18/07/2025
Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài dài 51km dự kiến sẽ khởi công dịp chào mừng Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh với gói thầu đầu tiên triển khai là rà phá bom mìn và di dời hạ tầng kỹ thuật.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp xác định tăng trưởng từ “kiềng ba chân” kinh tế
12:37' - 18/07/2025
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, ngay từ đầu năm đã xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai đồng bộ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa sẽ khởi công 4 dự án quy mô lớn chào mừng Quốc khánh 2/9
12:37' - 18/07/2025
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam, qua rà soát, tỉnh có 4 dự án đủ điều kiện khởi công, đăng ký tham gia lễ khởi công chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9.
-
Kinh tế Việt Nam
Môi trường kinh doanh minh bạch “hút” dòng vốn FDI
12:24' - 18/07/2025
Số lượng dự án đầu tư mới tăng lên cho thấy niềm tin của nhà đầu tư FDI với môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được củng cố, không chỉ đến đầu tư mới mà còn mở rộng quy mô hoạt động hiện hữu.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
10:11' - 18/07/2025
Sáng 18/7, Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.