Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng (phần III)
"Công cuộc đổi mới, trong đó có việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, thực sự đem lại những thay đổi lớn lao, rất tốt đẹp cho đất nước trong gần 40 năm qua, góp phần làm cho "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".
Từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nước ta đã trở thành một nước độc lập, có chủ quyền; giang sơn gấm vóc 330 nghìn km2 từ Hữu Nghị Quan đến Mũi Cà Mau với hơn 3.200 km bờ biển và địa chính trị, địa kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt đã được thu về một mối. Trước Đổi mới (năm 1986), Việt Nam vốn là một nước nghèo lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề, để lại những hậu quả hết sức to lớn cả về người, về của và môi trường sinh thái. Sau chiến tranh, Mỹ và Phương Tây đã áp đặt bao vây, cấm vận kinh tế với Việt Nam trong suốt gần 20 năm. Tình hình khu vực và quốc tế cũng diễn biến phức tạp, gây nhiều bất lợi cho chúng ta. Lương thực, hàng hóa nhu yếu phẩm hết sức thiếu thốn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, khoảng 3/4 dân số sống dưới mức nghèo khổ. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và tăng trưởng liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 40 năm qua với mức tăng trưởng trung bình gần 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2023 đạt khoảng 430 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP bình quân đầu người tăng 58 lần, lên mức khoảng 4.300 USD năm 2023; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008 và sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 (khoảng 7.500 USD). Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp và dịch vụ phát triển khá nhanh, liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 88% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2023 đạt gần 700 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 355 tỉ USD, xuất siêu đạt mức kỷ lục 28 tỉ USD; Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 22 toàn cầu. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỉ USD vào năm 2023. Đầu tư nước ngoài liên tục phát triển, vốn đăng ký tăng 32%, vốn thực hiện tăng 3%, đạt 23 tỉ USD trong năm 2023, cao nhất từ trước đến nay; và Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu ASEAN về thu hút FDI. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam năm 2023 được các tổ chức quốc tế đánh giá đứng thứ 46/132 nước được xếp hạng. Hiện Việt Nam vẫn đang ở thời kỳ dân số vàng với quy mô dân số hơn 100 triệu người (năm 1945, 1975, 1986 lần lượt là hơn 20, 47 và 61 triệu người), đứng thứ 16 thế giới, trong đó có khoảng 53 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên và 54 dân tộc anh em; khối đại đoàn kết các dân tộc không ngừng được củng cố, tăng cường. Chất lượng dân số từng bước được cải thiện, nâng cao gắn với sự chăm lo đầu tư phát triển các ngành y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ theo đúng tinh thần coi ưu tiên đầu tư phát triển các lĩnh vực này là quốc sách hàng đầu; hiện đã có 12,5 bác sĩ và 32 giường bệnh trên 1 vạn dân; cùng với Trung Quốc, Việt Nam được Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá là hai quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục và đã đạt được sự phát triển rất ấn tượng trong lĩnh vực này. Phát triển kinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 80 và cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân. Tỉ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% theo chuẩn cũ năm 1993 của Chính phủ xuống còn 2,93% theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước) năm 2023. Đến nay, có 78% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và mạng điện thoại. Quá trình đô thị hoá được đẩy mạnh gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tỉ lệ đô thị hoá đã đạt khoảng 43%; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở cả nông thôn và đô thị, nhất là hạ tầng y tế, giáo dục - đào tạo, giao thông, bưu chính viễn thông đều có bước phát triển mạnh mẽ; đã đưa vào sử dụng nhiều sân bay, bến cảng hiện đại, hơn 1.900 km đường cao tốc và phủ sóng rộng rãi mạng 4G, 5G. Trong khi chưa có điều kiện để bảo đảm giáo dục miễn phí cho mọi người ở tất cả các cấp, Việt Nam tập trung hoàn thành xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2014; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 20 lần trong gần 40 năm qua. Hiện nay, Việt Nam có gần 99% số người lớn biết đọc, biết viết. Trong khi chưa thực hiện được việc bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho toàn dân, Việt Nam mở rộng diện bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện, đến nay đã đạt mức 93,35% (năm 1993 mới chỉ là 5,4%); đồng thời tập trung vào việc tăng cường y tế phòng ngừa, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây đã được khống chế thành công. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 3 lần. Tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2023. Cũng nhờ kinh tế có bước phát triển nên chúng ta đã có điều kiện để chăm sóc tốt hơn những người có công, phụng dưỡng các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm lo cho phần mộ của các liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc. Đời sống văn hóa cũng được cải thiện đáng kể; sinh hoạt văn hoá phát triển phong phú, đa dạng. Hiện Việt Nam có gần 80% dân số sử dụng Internet, là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2022, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,737, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có trình độ phát triển cao hơn. Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam năm 2023 được các tổ chức xếp thứ 65/137 quốc gia được xếp hạng. Trong điều kiện xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình, Đảng ta vẫn thường xuyên sát sao lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; đã ban hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện thắng lợi nhiều Chiến lược bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ; mới đây nhất là Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trong đó, đã khẳng định: Luôn luôn phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; dựa vào dân, lấy "dân là gốc", khơi dậy, phát huy ý chí tự lực, tự cường, truyền thống văn hoá, yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng "thế trận lòng dân", lấy "yên dân" là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chú trọng bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Tập trung ưu tiên thực hiện thắng lợi đồng bộ các nhiệm vụ chính trị: Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên quyết, kiên trì, chủ động tạo lập thời cơ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển đất nước. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường đầu tư thích đáng cho việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ nước từ khi nước chưa nguy; tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; chủ động, tích cực hội nhập, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Nhờ đó, nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân luôn luôn được củng cố, tăng cường, nâng cao hiệu quả; chủ quyền quốc gia, môi trường hòa bình, ổn định luôn luôn được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội luôn luôn được bảo đảm; quân đội nhân dân, công an nhân dân được chăm lo đầu tư, xây dựng ngày càng tinh, gọn, mạnh cả về chính trị, tư tưởng và vũ khí, trang thiết bị theo phương châm: Người trước, súng sau; từng bước tiến lên hiện đại, có một số quân, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Các tình huống phức tạp trên biển và tuyến biên giới được xử lý linh hoạt, hiệu quả và phù hợp. Các biện pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được tăng cường; tập trung trấn áp các loại tội phạm; bảo đảm an ninh, an toàn các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Kịp thời đấu tranh, phản bác các quan điểm, tư tưởng sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động; đối thoại thẳng thắn với những người có chính kiến khác. Chỉ số hòa bình toàn cầu năm 2023 của Việt Nam đứng thứ 41 trong số 163 nước được xếp hạng. Nước ta được các nhà đầu tư nước ngoài và du khách quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn và an toàn hàng đầu thế giới. Nhìn lại chặng đường đối ngoại vừa qua, chúng ta vui mừng và tự hào nhận thấy: Trong gần 40 năm đổi mới, Đảng ta đã kế thừa và phát huy bản sắc, cội nguồn và truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, phát triển trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hình thành nên một trường phái đối ngoại, ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam". Đó là vừa kiên định về nguyên tắc, vừa uyển chuyển về sách lược; mềm mại, khôn khéo nhưng cũng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức, vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân; đoàn kết, nhân ái nhưng luôn luôn kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Kết quả là, từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay, nước ta đã mở rộng, làm sâu sắc thêm quan hệ ngoại giao với 193 nước, trong đó có 3 nước quan hệ đặc biệt, 6 nước đối tác chiến lược toàn diện, 12 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện. Đặc biệt là, nước ta hiện đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lược với tất cả 5 nước Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, và mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã và đang thể hiện tốt vai trò là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế; có nhiều sáng kiến, đề xuất và chủ động, tích cực tham gia có hiệu quả vào các hoạt động của ASEAN, tổ chức Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác. Các hoạt động đối ngoại diễn ra hết sức sôi động, liên tục và là điểm sáng nổi bật của năm 2023 với nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử. Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta đã đi thăm chính thức nhiều nước, tham dự nhiều diễn đàn quốc tế lớn, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc tổ chức đón rất thành công Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch Đảng Nhân dân Cam-pu-chia Hun Sen và nhiều nguyên thủ quốc gia các nước đến thăm Việt Nam được đánh giá là những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, góp phần khẳng định "đất nước ta chưa bao giờ có được vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo tổ chức thực hiện là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới. Thực tiễn phong phú và sinh động của cách mạng Việt Nam từ ngày có Đảng đến nay đã chứng tỏ, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam. Mặt khác, thông qua quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta được tôi luyện và ngày càng trưởng thành, xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy, kỳ vọng của Nhân dân. Thực tiễn đó khẳng định một chân lý: Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và cũng chính trong quá trình đó, Đảng ta đã tích luỹ và đúc rút được nhiều bài học quý báu, hun đúc nên những truyền thống vẻ vang mà hôm nay chúng ta có trách nhiệm phải ra sức giữ gìn và phát huy. Đó là truyền thống trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là truyền thống giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế để đề ra đường lối đúng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cách mạng. Đó là truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng và Nhân dân, luôn luôn lấy việc phục vụ Nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu. Đó là truyền thống đoàn kết thống nhất, có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình, phê bình và tình thương yêu đồng chí. Đó là truyền thống đoàn kết quốc tế thuỷ chung, trong sáng dựa trên những nguyên tắc và mục tiêu cao cả. Với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có thể nói rằng: "Đảng ta thật là vĩ đại! Nhân dân ta thật là anh hùng! Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".Xem thêm:
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
22:15' - 12/12/2023
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng chuyến thăm là một dấu mốc lịch sử mới, đưa quan hệ giữa hai Đảng, hai nước lên tầm cao mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko
19:00' - 08/12/2023
Chiều 8/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ký kết hợp tác cho vay gián tiếp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
11:11'
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, chiếm trên 98% trong tổng số doanh nghiệp cả nước, đóng góp lớn cho GDP và tạo ra hơn 55% việc làm cho xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân
08:27'
Đại sứ quán Việt Nam và Cơ quan Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Mỹ đã trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao giải Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024 cho 100 sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã
22:23' - 11/12/2024
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm phân cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đô thị Đà Nẵng
22:18' - 11/12/2024
Quyết định nêu rõ, thí điểm phân cấp cho UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Khu Công nghệ cao Hà Nam
20:48' - 11/12/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1541/QĐ-TTg thành lập Khu Công nghệ cao Hà Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới nước sạch đến tất cả các xã, phường, thị trấn
20:09' - 11/12/2024
Theo Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, vấn đề được lựa chọn chất vấn, tái chất vấn là “đúng” và ‘trúng”, quan trọng, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc họp về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài chính
20:08' - 11/12/2024
Tổng số đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trước khi sắp xếp là 56 đầu mối.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu hoàn thành dự án Hồ chứa nước Cánh Tạng trong tháng 6/2026
19:46' - 11/12/2024
Dự án Hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Hòa Bình có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nói chung và các huyện Lạc Sơn, Yên Thủy nói riêng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Duy trì tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam
19:11' - 11/12/2024
Việc xây dựng Nghị định nhằm ổn định môi trường đầu tư; đảm bảo sức cạnh tranh và hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược...