Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng (phần V)
"Trên cơ sở đó, tập trung ưu tiên triển khai thực hiện thật tốt những nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, về phát triển kinh tế: Cần tiếp tục quán triệt thật sâu sắc, tổ chức thực hiện thật nghiêm, thật tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và luật pháp, chính sách của Nhà nước về phát triển nhanh và bền vững. Chú trọng củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế trên cơ sở lành mạnh hóa, giữ vững sự phát triển ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Tập trung ưu tiên cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; giải quyết có hiệu quả những khó khăn, hạn chế, yếu kém, cả trước mắt lẫn lâu dài của nền kinh tế để giữ vững đà phục hồi, tăng trưởng nhanh và bền vững, thực chất hơn; tạo chuyển biến mạnh hơn trong việc thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn,... gắn với tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Thứ hai, về phát triển văn hóa, xã hội: Cần quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, hài hòa và ngang tầm với phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân, người lao động mất việc làm và doanh nghiệp gặp khó khăn. Chăm lo đời sống người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá nông thôn, đô thị, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho Nhân dân; bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nâng cao hiệu quả của các thiết chế văn hóa, nhất là ở các khu công nghiệp, khu đô thị mới; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hoá tốt đẹp. Xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh; ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống và quan tâm hơn nữa đến việc phòng, chống bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và tệ nạn xã hội. Thứ ba, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại: Cần tiếp tục củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động; tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tích cực đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh mạng, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ. Tổ chức thật tốt các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao; chủ động, tích cực, làm sâu sắc, thực chất hơn nữa quan hệ với các đối tác; đẩy mạnh đối ngoại đa phương; giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, trước hết. Triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại đã ký kết, tranh thủ tối đa lợi ích mà các hiệp định này có thể đem lại. Thứ tư, về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Cần tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh, đặc biệt là hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp từ Trung ương đến địa phương. Xây dựng Chính phủ, chính quyền các địa phương thật sự trong sạch, liêm chính, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cụ thể là, phải có chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, ráo riết, có kết quả cụ thể các nghị quyết, kết luận của Trung ương về vấn đề này, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết; thật sự vì nước, vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy nhà nước. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người sa vào tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cục bộ, ưu ái tuyển dụng người nhà, người thân không đủ tiêu chuẩn. Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu gương; tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, bảo vệ những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hóa, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để "không thể, không dám, không muốn tham nhũng". Thứ năm, về chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng: Các Tiểu ban chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng cần khẩn trương, nghiêm túc chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các cấp uỷ, chính quyền các địa phương tiến hành tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn qua 40 năm đổi mới, tập trung vào 10 năm gần đây; xây dựng có chất lượng dự thảo các văn kiện trình đại hội đảng bộ các cấp và tham gia góp ý hoàn thiện dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; làm tốt hơn nữa công tác xây dựng quy hoạch và công tác cán bộ lãnh đạo các cấp, đặc biệt là công tác quy hoạch và công tác cán bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV, nhiệm kỳ 2026 - 2031; chuẩn bị và tiến hành thật tốt đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. * * * Tự hào, tin tưởng vào Đảng quang vinh qua 30 năm kể từ ngày thành lập, nhà thơ Tố Hữu, nhà thơ cách mạng nổi tiếng của chúng ta đã có tác phẩm bất hủ "30 năm đời ta có Đảng", trong đó có đoạn viết: "Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây, xương sắt da đồng Đảng ta, muôn vạn công nông Đảng ta, chung một tấm lòng niềm tin" Niềm tự hào, niềm tin đó của Nhân dân ta đối với Đảng từng bước được vun đắp, nâng cao, ngày càng bền chặt hơn qua suốt chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng từ năm 1930 đến nay với những kết quả, thành tựu mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong đấu tranh cách mạng giành chính quyền; kháng chiến kiến quốc; xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; khắc phục hậu quả chiến tranh, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội; và trong tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; góp phần làm cho đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Tiếp tục trên chặng đường vinh quang dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vô cùng yêu dấu của chúng ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, Đảng ta, Đất nước ta và Dân tộc ta sẽ tiếp tục hướng tới năm 2030, kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng, nước ta trở thành nước có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao; xây dựng đất nước Việt Nam ta ngày càng "cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại và Dân tộc Việt Nam anh hùng; tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cách mạng chân chính và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng theo định hướng xã hội chủ nghĩa".(Hết)Xem thêm:
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
22:15' - 12/12/2023
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng chuyến thăm là một dấu mốc lịch sử mới, đưa quan hệ giữa hai Đảng, hai nước lên tầm cao mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko
19:00' - 08/12/2023
Chiều 8/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga
18:48' - 16/10/2023
Chiều 16/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp thân mật Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Vichtorovich Volodin thăm chính thức Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức trong cung ứng nước sạch cho các đô thị Việt Nam
20:08' - 26/12/2024
Nhu cầu về nước sạch ngày càng tăng do gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Tuy nhiên, nguồn cung nước sạch đang đối mặt với nhiều thách thức, mang tính toàn cầu, đó là biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang qua Tuyên Quang
19:28' - 26/12/2024
HĐND tỉnh Tuyên Quang đã xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) - đoạn qua tỉnh Tuyên Quang.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Lựa chọn “trúng, đúng” đơn vị tư vấn khi thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao
16:15' - 26/12/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, mục tiêu của dự án không chỉ xây dựng được một tuyến đường sắt tốc độ cao, mà còn phát triển ngành công nghiệp đường sắt tốc độ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt kỷ lục gần 18 tỷ USD
15:57' - 26/12/2024
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023. Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản cũng đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước
15:37' - 26/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang
15:14' - 26/12/2024
Ngày 26/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1651/QĐ-TTg, giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2021-2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến giảm 6 cơ quan chuyên môn
15:14' - 26/12/2024
Theo ông Nguyễn Văn Nên, phải tính toán sử dụng cho phù hợp, lựa chọn người thực tài, có năng lực và khát vọng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng phát triển Thành phố cũng như đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Thừa Thiên-Huế sẽ có thêm khoảng 1.000 căn nhà xã hội
12:47' - 26/12/2024
Dự án Nhà ở xã hội tại khu đất XH1 khu C – Đô thị mới An Vân Dương dự kiến sẽ được khởi công vào quý I.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ đầu tư trên 3.100 tỷ đồng xây dựng hạ tầng lưới điện ở Bến Tre
12:47' - 26/12/2024
Giai đoạn 2020-2025, Tổng công ty đầu tư tại tỉnh Bến Tre với vốn đầu tư hơn 2.261 tỷ đồng; trong đó, lưới điện trung hạ thế 1.356,8 tỷ đồng và 904,4 tỷ đồng lưới 110kV.