Từ ngày 10/12, người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc thịt lợn
Ngày 26/10, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã công bố đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn, với giai đoạn một sẽ được triển khai từ ngày 10/12/2016 và thí điểm tập trung quản lý chất lượng thịt lợn từ khi xuất chuồng đến các cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, các siêu thị và chợ lẻ.
Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn tại Tp. Hồ Chí Minh có sự tham gia của 15 doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi với gần 1.000 trang trại, 11 cơ sở giết mổ, có khả năng cung cấp 100% lượng tiêu thụ của thị trường thành phố.
Đối với hệ thống phân phối truyền thống, hai chợ đầu mối kinh doanh thịt lợn là Bình Điền và Hóc Môn đã đăng ký tham gia, chiếm hơn 80% sản lượng thịt cung ứng cho thị trường thành phố. Trong đó, có 100% thương nhân kinh doanh lợn mảnh và pha lóc tại chợ Hóc Môn đã tích cực tham gia. Ở loại hình bán lẻ, có 4 chợ triển khai thí điểm đợt đầu tiên là Bến Thành, An Đông, Hòa Bình, Thái Bình, với gần 100% tiểu thương kinh doanh thịt lợn đã đăng ký tham dự.
Tương tự, đối với hệ thống phân phối hiện đại có 5 hệ thống siêu thị với 59 siêu thị đăng ký tham gia đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn, gồm: Co.opmart, Satramart, Big C, Aeon, AeonCitimart... Bên cạnh đó, có 4 hệ thống cửa hàng tiện lợi cũng tham gia đề án này là Co.opFood, SatraFood, SagriFood, Vissan...
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, cho biết: Để thực hiện đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn, trong hơn hai tháng qua Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Thú ý Tp. Hồ Chí Minh đã chuẩn bị cũng như phối hợp cùng các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước…
Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn thực hiện giải pháp đảm bảo an toàn đối với thịt lợn bằng ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, quy trình kiểm soát, truy xuất nguồn gốc thịt lợn ứng dụng công nghệ hiện đại sử dụng công nghệ QR code, vòng seal, tem điện tử…
Phân tích rõ hơn về Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn, ông Đào Hà Trung, Chủ nhiệm Hội Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh cho hay, bằng ứng dụng công nghệ thông tin, nguồn gốc của thịt lợn được thực hiện xuyên suốt theo đường đi của lợn từ vận chuyển đến cơ sở giết mổ.
Sau đó, lợn được xẻ mảnh sẽ đeo vòng nhận diện, kiểm dịch viên sẽ đóng dấu điện tử lên vòng nhận diện để xác định nơi giết mổ, thời gian giết mổ, chứng nhận an toàn thực phẩm… Tiếp đến lợn mảnh có vòng nhận diện được phân phối về chợ sỉ và Ban quản lý chợ kiểm tra nếu có vòng nhận diện mới được nhập chợ…
Riêng tại chợ bán lẻ, tiểu thương nhận thịt lợn phải kích hoạt tất cả vòng nhận diện. Khi bán cho người tiêu dùng, tiểu thương dùng tem có in mã QR code đã mua từ Ban quản lý chợ và dùng điện thoại kích hoạt tem này để dán vào túi đựng thịt lợn.
Từ đó, người tiêu dùng có thể truy xuất các thông tin về thịt lợn như trang trại, địa điểm, thời gian giết mổ... qua tem có in mã QR code bằng điện thoại smartphone tải ứng dụng TE-APP miễn phí trên internet./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và đặc sản Bắc bộ
16:49' - 09/09/2016
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và đặc sản Bắc bộ, tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội triển khai truy xuất nguồn gốc nông sản bằng điện tử
20:22' - 05/08/2016
Sẽ có phần mềm quản lý sản phẩm từ khi sản xuất, đóng gói đến khi sản phẩm có mặt trên kệ hàng hóa đến với người tiêu dùng.
-
Thị trường
TP. Hồ Chí Minh: Dùng công nghệ truy xuất nguồn gốc thịt lợn
17:07' - 04/08/2016
Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đang phối hợp với các ngành triển khai Dự án nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn bằng ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm soát xuất xứ nguồn gốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Quản lý thị trường sẽ đẩy mạnh kiểm tra các mặt hàng trọng điểm
20:15' - 08/07/2016
Trong những tháng tới, Cục Quản lý thị trường sẽ chú trọng kiểm tra, kiểm soát các lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm tác động lớn đến kinh tế xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
21:23' - 07/07/2016
Nghị định 67/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế vừa được Chính phủ ban hành.
-
Xe & Công nghệ
Xây dựng nền sản xuất thực phẩm an toàn
12:11' - 15/06/2016
Tình trạng thực phẩm bẩn hiễn vẫn đang diễn ra khá nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Phá "ma trận" thực phẩm "bẩn"
06:15' - 19/05/2016
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, cần tiến tới những mô hình kết nối hợp tác giữa người sản xuất, người nông dân và doanh nghiệp để thuận cho khâu giám sát và tiêu thụ hàng hóa.
Tin cùng chuyên mục
-
Xe & Công nghệ
Nhu cầu xe điện cũ tăng mạnh tại Hàn Quốc
11:23' - 18/11/2024
Trong khi nhu cầu về xe điện đang giảm trên thị trường ô tô mới, doanh số bán ô tô điện đã qua sử dụng lại ngày càng tăng.