Hà Nội triển khai truy xuất nguồn gốc nông sản bằng điện tử
Tại hội nghị "Triển khai hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử cho cơ sở sản xuất và nông sản thực phẩm an toàn" do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội tổ chức chiều 5/8, ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm cho biết, hệ thống minh bạch thông tin đi vào hoạt động góp phần lấy lại niềm tin của người tiêu dùng;
đồng thời tăng cường công tác quản lý chất lượng nông sản thực phẩm, giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, xây dựng sản phẩm, người tiêu dùng cũng sẽ biết được một cách công khai minh bạch về nguồn gốc của nông sản, tránh mua phải hàng giả hàng nhái.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng nghe giới thiệu về phần mềm quản lý sản phẩm từ khi sản xuất, đóng gói đến khi sản phẩm có mặt trên kệ hàng hóa đến với người tiêu dùng, thông qua dán tem nhận diện sản phẩm, bằng điện thoại thông minh người tiêu dùng có thể truy xuất được sản phẩm đó do cơ sở nào sản xuất, chế biến, đóng gói...
Phần mềm này được thiết kế dành cho 3 đối tượng là nhà quản lý, nhà doanh nghiệp (bao gồm cả cơ sở sản xuất và cơ sở phân phối) và người tiêu dùng.
Hiện tại, phần mềm này được áp dụng thử nghiệm trên 350 dòng sản phẩm; trong đó Hà Nội có 150 dòng sản phẩn và 200 dòng sản phẩm của các tỉnh, thành phố khác được phân phối tại Hà Nội do 5 cơ sở sản xuất và phân phối các sản phẩm này.
Các dòng sản phẩm khi được đưa lên hệ thống thông tin này đều là những sản phẩm an toàn, rõ xuất xứ nguồn gốc của Hà Nội và các tỉnh, thành phố được tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội.
Thông thường những thông số qua mã code, mã vạch chỉ cung cấp tên sản phẩm. Còn thông tin về giấy chứng nhận, quy trình sản xuất, lịch sử... của sản phẩm thì người tiêu dùng hoàn toàn không được cung cấp. Từ đó không thể đưa ra ý kiến, phản hồi với nhà sản xuất.
Chính vì vậy, việc truy xuất nguồn gốc điện tử cho cơ sở sản xuất và nông sản an toàn sẽ giúp nhà quản lý giám sát, cung cấp thông tin đến sản phẩm và cung cấp được thông tin cho người tiêu dùng cũng như hỗ trợ chống hàng giả, kém chất lượng.
Bên cạnh những thuận lợi, một số đại biểu cũng băn khoăn cho rằng, dù mang lại nhiều hiệu quả và mang tính kết nối cao, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại trên thế giới nhưng việc truy xuất nguồn gốc điện tử cho cơ sở sản xuất và nông sản thực phẩm an toàn vẫn có những bất cập trong trường hợp người tiêu dùng muốn phản ánh về sản phẩm.
Trách nhiệm sẽ thuộc về đơn vị quản lý phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử hay trách nhiệm vẫn thuộc về các đơn vị quản lý ngành chức năng.
Đại diện Công ty cổ phần Nhất Nam cũng đánh giá việc truy xuất nguồn gốc điện tử sản phẩm sẽ làm tăng niềm tin của người tiêu dùng và đây là một thuận lợi. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng băn khoăn việc áp dụng này có làm mỗi sản phẩm đội thêm chi phí hay không?
Trước khúc mắc này, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng, hiện nay phần mềm mới trong giai đoạn thử nghiệm nên sẽ không tránh khỏi những khó khăn, bất cập.
Sau khi đánh giá công tác thực hiện hệ thống dự kiến vào tháng 11 năm nay, chương trình sẽ bổ sung, khắc phục hạn chế thông qua triển khai thực tế. Việc truy xuất nguồn gốc điện tử là một chương trình cần thiết, cần làm và phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại, hi vọng dự án sẽ đi vào thực tiễn hiệu quả./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giá thực phẩm ổn định sau bão số 2
12:47' - 03/08/2016
Do ảnh hưởng của bão số 2, mặc dù mưa kéo dài từ đêm 2/8 đến sáng 3/8, nhưng tại các chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội, việc mua bán vẫn diễn ra bình thường, không biến động so với mọi ngày.
-
Kinh tế Việt Nam
An toàn thực phẩm: Ưu tiên khảo sát an toàn tại nhà máy chế biến
18:53' - 26/07/2016
Kiểm tra phân loại và chứng nhận cho thấy tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm mới đạt 79,76% (cuối năm 2015 là 78,3%).
-
Thị trường
Kiểm tra thông tin "thực phẩm bẩn-người dân đang bị đầu độc"
19:22' - 19/07/2016
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh khẩn trương kiểm tra sự việc
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo chuỗi liên kết cho thực phẩm an toàn
05:02' - 08/07/2016
Hiện nay, thực phẩm "bẩn" đang trở thành mối nguy ngày càng tăng đối với sức khỏe người dân trong xã hội. Ăn gì, uống gì đảm bảo vệ sinh luôn là nỗi lo lắng thường trực của tất cả mọi người.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.