Tục cúng ông Công ông Táo ở 3 miền Bắc-Trung-Nam
Tết Nguyên đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt. Bởi vậy trong ngày Tết cổ truyền này có những phong tục tập quán đã được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận ngày nay và dần trở thành nét đẹp trong văn hóa ngày Tết. Những phong tục này cũng chính là thay cho lời chúc một năm mới may mắn, bình an.
Theo truyền thống của người Việt, hằng năm, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong gia đình nhà chủ với Ngọc Hoàng.
Vào ngày này, mọi người thường dọn dẹp nhà, bếp sạch sẽ, làm một mâm cơm để tiễn ông Công ông Táo về trời.
Ngoài những điểm tương đồng này, thì tuỳ theo phong tục vùng miền mà nghi lễ cúng ông Công, ông Táo giữa 3 miền Bắc-Trung-Nam có sự khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ đối với vị thần cai quản việc phúc đức trong nhà.
Tại miền Bắc
Người miền Bắc thường cúng ông Công ông Táo từ khá sớm, các gia đình phần lớn đều chuẩn bị mâm cỗ làm lễ từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là vào trưa ngày 23.
Sở dĩ không nhiều nơi làm lễ cúng sau khoảng thời gian này là vì có quan niệm rằng kể từ 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, các Táo phải về thiên đình làm lễ chầu với Ngọc Hoàng nên không còn ở dương gian để nhận lễ được.
Nét đặc trưng văn hoá khác biệt nhất của miền Bắc đối với 2 miền còn lại là đại đa số các gia đình thường dùng cá chép để làm đồ cúng lễ.
Tuỳ theo từng địa phương nói chung và gia đình nói riêng mà đó có thể là cá chép sống, hoặc cá chép giấy với số lượng khác nhau.
Cá chép còn sống được đặt cạnh mâm lễ vật, sau khi xong lễ thì được đem thả phóng sinh ở ao hồ, sông suối gần nhà với ý nghĩa cá chép hoá rồng, làm phương tiện đưa các Táo trở về thiên đình.
Bên cạnh đó, việc phóng sinh cá chép vào ngày này còn thể hiện tấm lòng nhân hậu, đức độ và thiện lương của gia chủ.
Ngoài ra, trong mâm cúng ông Công ông Táo của người miền Bắc còn không thể thiếu bộ áo mũ các Táo. Và mâm cỗ cúng thường là những món truyền thống như xôi, gà, giò, nem, canh măng…; cũng có thể là mâm cỗ chay với các món xôi, chè…
* Tại miền Trung
Tục cúng ông Công ông Táo của người miền Trung thường được cho là cầu kỳ nhất trong 3 miền.
Không cúng áo mũ vàng mã cho các Táo như miền Bắc, người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã và dâng cúng nhiều lễ vật.
Công việc đầu tiên mà người miền Trung làm trong nghi lễ cúng ông Táo chính là thay mới bên trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ, chuẩn bị tươm tất cho lễ cúng diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp.
Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ tiến hành tiễn tượng 3 Táo quân cũ bằng đất nung khỏi bàn thờ và đưa tới các am miếu ở đầu xóm hoặc ở dưới các gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Tiếp đến là rước tượng 3 Táo quân mới đặt lại lên bàn thờ để bắt đầu năm mới.
Người dân Huế còn có tục dựng cây nêu trước sân nhà hay sân đình trong sáng 23. Lễ cúng chiều 30 Tết, họ lại rước thần về và sáng mồng 1 Tết an vị ông Táo mới.
* Tại miền Nam
Theo phong tục của người miền Nam xưa thì có nhiều điều khác biệt so với cách cúng ngày nay. Các gia đình thường cúng Táo quân vào buổi đêm, trong khoảng thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp.
Bởi quan niệm rằng, lễ cúng ông Táo chỉ được thực hiện vào cuối ngày, khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không phải dùng đến bếp núc để nấu nướng nhằm tránh làm phiền đến các Táo thì nghi lễ tiễn Táo về chầu trời mới có hiệu quả.
Tuy nhiên, do có sự giao thoa văn hoá nên thời gian cúng và mâm cỗ cúng ông Táo của người miền Nam ít nhiều có sự thay đổi.
Mọi nhà làm lễ tiễn ông Táo từ sáng sớm tại khu vực đặt bếp nấu, với mâm lễ tuỳ điều kiện nhưng không thể thiếu những chén chè trôi nước, đĩa kẹo được làm từ mè đen và đậu phộng, nhang đèn, 3 chung nước nhỏ và đặc biệt là bộ "cò bay, ngựa chạy".
"Cò bay, ngựa chạy" là hình giấy hình con cò và con ngựa (khác với miền Bắc là sử dụng khung tre) dùng để hoá thật sau khi xong lễ với mong muốn Táo về chầu trời nhanh hơn.
Bên cạnh đó, gia chủ còn sắm 3 bộ quần áo mới bằng giấy cho 3 vị Táo. Do đó, mâm cúng ông Táo của miền Nam được cho là đơn giản nhất trong 3 miền./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Mâm cỗ cúng Tết ông Công ông Táo đơn giản, chuẩn nghi thức
09:52' - 29/01/2021
Theo tín ngưỡng dân gian, 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo Quân về trời báo cáo với Ngọc Hoàng những việc làm của gia chủ trong một năm. Vì vậy, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ngài.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Clip quảng bá du lịch trên Youtube thu hút triệu lượt xem
15:58' - 28/02/2021
Sau gần 2 tuần ra mắt (từ ngày 11/02/2021), clip quảng bá du lịch trên nền tảng số YouTube với chủ đề “Việt Nam – Điểm đến Văn hóa và Ẩm thực” đã vượt mốc 1 triệu lượt xem.
-
Đời sống
Gợi ý quà 8/3 độc đáo, ý nghĩa với 300 nghìn đồng
09:24' - 28/02/2021
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là đến ngày ngày quốc tế phụ nữ 8/3, BNEWS xin gợi ý một số món quà độc đáo, ý nghĩa với 300 nghìn đồng.
-
Đời sống
Hà Nội, giao mùa hương Bưởi
18:40' - 27/02/2021
Vào thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3 những con phố Hà Nội lại tràn ngập hương sắc hoa bưởi.
-
Đời sống
Nhiều trường trung học ở Tokyo cấm học sinh nhuộm tóc
08:26' - 27/02/2021
Theo đài truyền hình NHK, gần một nửa số trường trung học ở thủ đô Tokyo yêu cầu học sinh có tóc xoăn hoặc màu tóc không đen phải nộp giấy cam kết màu tóc và chất tóc hoàn toàn tự nhiên.
-
Đời sống
Những chiến binh áo trắng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19
21:10' - 26/02/2021
Vào những ngày cuối tháng 7/2020, Bệnh viện C Đà Nẵng trở thành tâm điểm của cả nước, bởi đây là nơi phát hiện bệnh nhân dương tính COVID-19 cộng đồng đầu tiên trong đợt dịch thứ 2.
-
Đời sống
Tết Nguyên tiêu thật khác trong thời COVID-19!
20:05' - 26/02/2021
Dịch COVID-19 đã làm biến đổi những thói quen thường niên nhưng không vì thế mà ý nghĩa đặc biệt của Tết Nguyên tiêu bị phai nhạt trong mỗi gia đình người Hà Nội.
-
Đời sống
Lộ trình tuyến xe buýt 20C Hà Nội mới nhất năm 2021
09:55' - 26/02/2021
Danh sách, lộ trình tuyến xe buýt 20C (tuyến số 20C Nhổn - Võng Xuyên) mới nhất, chi tiết nhất tại Hà Nội năm 2021.
-
Đời sống
Xu hướng sử dụng sản phẩm chay trong ngày Rằm tháng Giêng
08:45' - 26/02/2021
Theo các chuyên gia kinh tế, những năm gần đây do xu hướng người dân chuyển sang thích ăn chay nhiều hơn, ưa chuộng các sản phẩm chay có nguồn gốc từ nông sản hữu cơ.
-
Đời sống
Ăn thịt bê thui, 8 người bị ngộ độc
18:48' - 25/02/2021
Ngày 25/2, Khoa Cấp cứu chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 5 bệnh nhân ở thôn Khánh Sơn (xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) với triệu chứng đau bụng, nôn.