Từng huy động cao nhất thị trường, ngân hàng này hạ sâu lãi suất chỉ còn 2,2%/năm

10:51' - 18/12/2023
BNEWS Lãi suất huy động của ngân hàng SCB hiện thấp nhất chỉ 2,2%/năm, cao nhất 6,8%/năm.

Biểu lãi suất huy động mới nhất của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tháng 12/2023 cho thấy lãi suất tiền gửi thông thường đã đồng loạt giảm sâu so với trước.

Cụ thể, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại SCB kỳ hạn 1 và 2 tháng chỉ 2,2%/năm; kỳ hạn từ 3 đến 5 tháng là 2,5%/năm.

Lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng được SCB niêm yết đồng loạt mức 3,5%/năm; các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chỉ 4,8%/năm.

Biểu lãi suất huy động thông thường tại SCB:

LOẠI TIỀN GỬILĨNH LÃI CUỐI KỲ (%/NĂM)LĨNH LÃI HÀNG NĂM (%/NĂM)LĨNH LÃI HÀNG 6 THÁNG (%/NĂM)LĨNH LÃI HÀNG QUÝ (%/NĂM)LĨNH LÃI HÀNG THÁNG (%/NĂM)LĨNH LÃI TRƯỚC (%/NĂM)
Không kỳ hạn    0,1 
Có kỳ hạn      
1 tháng2,2    2,19
2 tháng2,2   2,192,18
3 tháng2,5   2,492,48
4 tháng2,5   2,482,47
5 tháng2,5   2,482,46
6 tháng3,5  3,483,473,43
7 tháng3,5   3,463,42
8 tháng3,5   3,463,41
9 tháng3,5  3,463,453,4
10 tháng3,5   3,453,39
11 tháng3,5   3,443,38
12 tháng4,8 4,744,714,694,58
15 tháng4,8  4,684,674,52
18 tháng4,8 4,684,664,644,47
24 tháng4,84,694,634,64,594,37
36 tháng4,84,594,534,54,494,19

 

Đối với tiền gửi online, SCB áp dụng mức lãi suất dao động từ 2,24-2,53%/năm cho các kỳ hạn dưới 6 tháng; từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, lãi suất dao động từ 3,43-3,48%/năm; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên dao động từ 4,23-4,62%/năm.

Lãi suất cao nhất tại SCB hiện ở mức 6,8%/năm dành cho món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 13 tháng.

Trước đó, SCB từng là ngân hàng niêm yết lãi suất huy động cao nhất hệ thống trong một thời gian dài tới gần 10%/năm hồi cuối năm 2022. Đồng thời, SCB tại thời điểm đó còn có chương trình tặng lãi suất tới 0,8%/năm cho khách hàng đáp ứng điều kiện của ngân hàng.

Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2023 đến nay, SCB đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Tổng mức giảm đến nay dao động từ 3,45-6,35%/năm tùy từng kỳ hạn. 

Sau bước giảm mới nhất này, lãi suất tiền gửi tại SCB còn thấp hơn cả một số ngân hàng "Big 4" như BIDV, VietinBank, Agribank, nhiều kỳ hạn chưa bằng 1/3 so với lãi suất hồi đầu năm 2023.

Cách đây hơn 1 năm, ngày 15/10/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố quyết định kiểm soát đặc biệt Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) để ổn định hoạt động của ngân hàng này. Việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng.

Theo đó, hoạt động của Ngân hàng SCB được thực hiện dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước lựa chọn, chỉ định những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng SCB.

Thống kê từ website của SCB, từ khi bị kiểm soát đặc biệt đến nay, ngân hàng này đã thông báo đóng cửa tổng cộng 42 phòng giao dịch tại 9 tỉnh, thành phố là TP HCM (27 PGD), Hà Nội (7 PGD), Hải Phòng (1 PGD), Nghệ An (1 PGD), Bình Định (1 PGD), Đồng Nai (1 PGD), Đà Nẵng (1 PGD), Gia Lai (1 PGD), Long An (1 PGD), Vũng Tàu (1 PGD).

Theo báo cáo điều tra của cơ quan công an, vào tháng 10/2022 - thời điểm trước khi bị kiểm soát đặc biệt, SCB có một hội sở chính ở TP HCM, 50 chi nhánh và 184 phòng giao dịch trên cả nước. Như vậy, sau khi đóng cửa 42 phòng giao dịch kể từ khi bị kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng SCB hiện còn lại 142 phòng giao dịch trên cả nước trong khi vẫn giữ nguyên số chi nhánh ở mức 50.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục