Tương lai của Apple sẽ ra sao sau khi kỷ nguyên iPhone thoái trào?
15 năm sau lần đầu được ra mắt, iPhone “tiếp tục thay đổi thế giới”. Đó là lời khẳng định của Giám đốc điều hành (CEO) Apple Tim Cook khi hãng này báo cáo thu nhập hàng quý vào tháng trước.
Theo The Economist, thời điểm hiện tại là quãng thời gian khó khăn đối với cổ phiếu công nghệ, nhưng công ty giá trị nhất thế giới đã “đánh bại” các dự báo doanh thu hàng năm. Điều đó phần lớn nhờ vào iPhone, “chiến binh” đã tạo ra doanh số hơn 40 tỷ USD trong quý gần nhất.
Tuy nhiên, khi thị trường điện thoại thông minh trên toàn thế giới đã dần “chín”, vai trò thống trị của iPhone đối với vận may của Apple đang giảm dần. Nếu như ở thời kỳ đỉnh cao, thiết bị này chiếm đến 2/3 doanh thu của hãng, thì trong quý gần đây nhất, đóng góp của iPhone chỉ còn dưới một nửa.* Một thị trường bão hoà
Tại trụ sở hình phi thuyền của Apple ở Cupertino, California, các kỹ sư đang nghiên cứu và thử nghiệm rất nhiều nguyên mẫu thiết bị có thể thành công một ngày nào đó của điện thoại thông minh.
Tuy nhiên, tương lai của Apple nhiều khả năng sẽ là phần doanh thu ngày càng tăng và phần lợi nhuận thậm chí còn lớn hơn sẽ không đến từ bất kỳ sản phẩm nào, mà là từ mảng dịch vụ.Trong ba thập kỷ đầu tiên, Apple Computer đã thực hiện đúng như tên gọi của hãng. Năm 2006, máy tính để bàn và máy tính xách tay Macintosh của tập đoàn lần đầu tiên bị vượt mặt bởi một thiết bị khác được bán chạy hơn đó là máy nghe nhạc iPod mang lại cho Apple nhiều doanh thu hơn.Năm tiếp theo, công ty ra mắt iPhone và loại bỏ Computer khỏi tên của hãng. Trong thập kỷ tiếp theo, có những thời điểm mà hãng có thể được gọi là Apple Telephone một cách hợp lý. Cụ thể, năm 2015, doanh số bán iPhone lên tới 155 tỷ USD, cao gấp đôi so với tất cả các hoạt động khác của Apple cộng lại.
Hiện tại, sau một thập kỷ rưỡi mở rộng, thị trường điện thoại thông minh toàn cầu đã chững lại. Công ty dữ liệu IDC dự báo, thị trường này sẽ không tăng trưởng trong bốn năm tới. Theo Kantar, một công ty nghiên cứu, mặc dù ở Mỹ, iPhone chiếm gần một nửa doanh số bán điện thoại thông minh, nhưng ở châu Âu, iPhone chiếm hơn 1/4. Mặc dù iPhone vẫn có dư địa để tăng trưởng, nhưng những năm tăng trưởng hàng năm với tốc độ “tên lửa” đã qua.Apple đã thu về doanh thu mới với các thiết bị khác. AirPods trở thành “người dẫn đầu” thị trường về tai nghe thông minh và Apple Watch là sản phẩm thành công nhất của loại hình thiết bị đeo thông minh. Năm ngoái, "thiết bị đeo" và các phụ kiện gia đình đã đóng góp 1/10 doanh thu của Apple.Vào năm 2023, hãng dự kiến sẽ tung ra tai nghe thực tế tăng cường đầu tiên của mình, một công nghệ mà ông Cook đã mô tả là “sâu sắc”. Apple đang sản xuất phần mềm cho ô tô và một ngày nào đó có thể sẽ chế tạo phần còn lại của chiếc xe. Một số người trong hãng dự đoán rằng, những nỗ lực của họ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cuối cùng sẽ được xếp vào hàng những đóng góp lớn nhất của Apple.Tuy nhiên, khi ấp ủ có nhiều tiện ích để bán cho nhiều người hơn, Apple đang song song áp dụng một chiến lược khác. Cho đến nay, có khoảng 1,8 tỷ thiết bị của Apple đang được sử dụng bởi một số người tiêu dùng giàu có nhất thế giới. Giờ đây, họ đang bán quyền “truy cập” những khách hàng này cho các công ty khác và thuyết phục những người sở hữu thiết bị của họ đăng ký dịch vụ của chính họ.Như Luca Maestri, Giám đốc Tài chính của Apple, cho biết các thiết bị Apple đang lưu hành đại diện cho “một động cơ lớn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của chúng tôi”.* Nỗ lực tìm kiếm những "cú hit" mới
Chiến lược của Apple là tăng tốc độ. Mảng dịch vụ năm ngoái đã mang lại cho hãng 68 tỷ USD doanh thu, tương đương 19% tổng doanh thu, cao gấp đôi so với năm 2015. Trong quý gần đây nhất, thị phần của mảng này thậm chí còn cao hơn, ở mức 24%. Apple không đưa ra phân tích nguồn tiền đến từ đâu, nhưng phần lớn nhất được cho là từ phí thu được ở cửa hàng ứng dụng App Store, có lẽ lên tới 25 tỷ USD vào năm 2021, theo nhận định của công ty cung cấp dữ liệu Sensor Tower.
Phần doanh thu lớn thứ hai có lẽ là khoản thanh toán từ Google, để có quyền trở thành công cụ tìm kiếm mặc định của các thiết bị Apple. Con số này là 10 tỷ USD vào năm 2020 và các nhà phân tích tin rằng con số hiện tại là gần 20 tỷ USD. Mảng doanh nghiệp quảng cáo đang phát triển nhanh của Apple - chủ yếu bán quảng cáo tìm kiếm trong cửa hàng ứng dụng - sẽ mang lại gần 7 tỷ USD trong năm nay, theo eMarketer, một công ty nghiên cứu khác.
Phần doanh thu lớn khác của Apple đến từ một loạt các dịch vụ như lưu trữ đám mây iCloud, Apple Music và bảo hiểm Apple Care cùng các dịch vụ gần đây hơn như Apple TV+, Apple Fitness, Apple Arcade và Apple Pay chiếm phần còn lại. Các dịch vụ mới cũng liên tục được hãng tung ra.Tháng 11/2021, Apple đã tung ra một sản phẩm đăng ký cho các công ty nhỏ là có tên Apple Business Essentials, cung cấp hỗ trợ công nghệ, quản lý thiết bị... Vào tháng 6/2022, hãng đã công bố dịch vụ “mua ngay, trả sau”. Apple tuyên bố có tổng cộng 860 triệu đăng ký trả phí đang hoạt động, nhiều hơn gần 1/4 so với một năm trước. Trong quý gần đây nhất, tỷ suất lợi nhuận gộp của Apple trên các sản phẩm của mình là 35%, trong khi trên mảng dịch vụ là 72%. Năm 2021, mảng dịch vụ chiếm 19% doanh thu của Apple nhưng chiếm 31% tổng lợi nhuận.Theo đánh giá của chuyên gia Erik Woodring thuộc hãng Morgan Stanley, mô hình kinh doanh của Apple “đang phát triển từ tối đa hóa tăng trưởng đơn vị thành tối đa hóa khả năng kiếm tiền từ cơ sở cài đặt”. Ông lập luận rằng, việc đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực dịch vụ có thể giúp tăng thêm 1.000 tỷ USD vào giá trị vốn hóa thị trường vốn đã ở mức 2.600 tỷ USD của hãng.
Ông Woodring chỉ ra rằng người dùng Apple trung bình chi khoảng 10 USD một tháng cho các dịch vụ của Apple (bao gồm cả mua hàng tại cửa hàng ứng dụng), ít hơn nhiều so với mức họ có thể chi cho việc đăng ký các dịch vụ như LinkedIn hoặc Peloton, qua đó ông gợi ý rằng còn rất nhiều “đường băng” để tăng trưởng.Hiện tại, thị trường coi Apple như một công ty kinh doanh phần cứng. Apple dường như đang thúc đẩy các nhà đầu tư nghĩ về hãng như một công ty dịch vụ.Chẳng hạn, Apple đã chủ động tiết lộ trong những năm gần đây về số lượng thiết bị "đang hoạt động" ước tính của mình. Ông Cook gần đây đã tuyên bố rằng việc tích hợp các dịch vụ của Apple với phần cứng và phần mềm là “trung tâm của công việc và triết lý của chúng tôi”.Ngay sau đó, Apple thậm chí có thể bán phần cứng của mình trên cơ sở đăng ký dịch vụ. Vào tháng 3/2022, Bloomberg đưa tin rằng Apple đang thực hiện kế hoạch đăng ký iPhone, nghĩa là cung cấp các bản iPhone mới thường xuyên với một khoản phí hàng tháng.Đẩy mạnh vào dịch vụ cũng mang theo rủi ro. Người tiêu dùng không quen với việc đăng ký thiết bị (mặc dù nhiều người đã trả góp cho điện thoại của họ, điều này không quá khác biệt). Ông Woodring chỉ ra rằng Apple sẽ cần phải tìm ra cách để cung cấp các gói đăng ký mà không làm ảnh hưởng đến các nhà bán lẻ và nhà khai thác điện thoại di động.Mặc dù việc đăng ký mang lại thu nhập ổn định, nhưng không phải tất cả các dịch vụ đều “miễn nhiễm” với suy thoái. Apple đã cảnh báo vào ngày 28/7 rằng, tăng trưởng doanh thu dịch vụ sẽ giảm tốc trong quý tới.Phần cứng có thể sẽ luôn là mảng kinh doanh chính của Apple. Hãng thậm chí có thể có một số dự án bí mật trong trụ sở tại Cupertino để biến thành một “cú hit” giống iPhone khác. Với gần 2 tỷ thiết bị Apple đang được lưu hành, Apple có một cơ hội lớn và mới chỉ được khai thác một phần để bán những sản phẩm và dịch vụ đi kèm.Người tiêu dùng chắc chắn sẽ tiếp tục mua các thiết bị sáng bóng của Apple. Kể từ bây giờ, họ sẽ không chỉ có được những thiết bị mới mà còn cả những dịch vụ đi kèm của Apple./.- Từ khóa :
- apple
- iphone
- điện thoại thông minh
- doanh thu apple
- mỹ
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Apple lạc quan về nhu cầu iPhone dù tình hình kinh tế nhiều bất lợi
09:50' - 29/07/2022
Apple Inc ngày 28/7 cho biết nhu cầu về điện thoại iPhone vẫn không giảm dù người tiêu dùng đang thắt chặt các khoản chi tiêu khác, giúp hãng báo cáo doanh số vượt kỳ vọng của Phố Wall.
-
Kinh tế và pháp luật
Nga sẽ phạt Apple vì vi phạm luật chống độc quyền
21:38' - 19/07/2022
Cơ quan chống độc quyền Liên bang Nga (FAS) sẽ phạt "gã khổng lồ" công nghệ Apple của Mỹ vì vi phạm luật chống độc quyền của Nga và lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường cửa hàng ứng dụng.
-
Doanh nghiệp
Lần đầu Apple bị phạt vì vi phạm luật lưu trữ dữ liệu
19:42' - 12/07/2022
Đạo luật Về dữ liệu cá nhân bắt buộc các công ty Nga cũng như nước ngoài lưu trữ thông tin cá nhân của công dân Nga chỉ trên lãnh thổ LB Nga.
-
Công nghệ
Apple giới thiệu tính năng chống do thám trên thiết bị di động
11:42' - 07/07/2022
Ngày 6/7, Apple đã giới thiệu Lockdown Mode, một tính năng mới nhằm bảo vệ người dùng thiết bị di dộng của hãng trước nguy cơ bị các phần mềm do thám tấn công.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Chuyển mình khó khăn của doanh nghiệp thép
13:23' - 07/11/2024
Nhu cầu về tôn mạ và ống thép tăng cao cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp trong ngành có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội trong quý III năm nay.