Tương lai mối quan hệ thương mại Trung - Mỹ
Tuy nhiên, phụ thuộc kinh tế thương mại giữa hai nước đã đến mức “trong anh có tôi, trong tôi cũng có anh”, do vậy việc tháo gỡ vấn đề cán cân tài chính buộc phải thận trọng.
Theo tờ “Đại Công báo” (Hong Kong), trước khi Mỹ điều chỉnh chiến lược toàn cầu và tuyên bố Trung Quốc là một trong những đối thủ chính của họ, quan hệ Mỹ - Trung đã ở vào tình trạng bất định, “không tốt, cũng chẳng xấu” và chủ yếu dựa trên ba nhân tố.
Thứ nhất, quan hệ kinh tế thương mại ngày càng sâu sắc và mở rộng giữa hai nước, Trung Quốc được coi là “hòn đá tảng” trong quan hệ Mỹ - Trung. Thứ hai, hai nước là cường quốc của thế giới, chịu trách nhiệm trước những thách thức chung của nhân loại, lĩnh vực hợp tác quan trọng nhất là cùng nhau ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thứ ba, cả hai nước đều là các cường quốc hạt nhân, đều có khả năng tiêu diệt lẫn nhau, do đó buộc phải nghiêm túc kiểm soát những rủi ro khó lường từ đối đầu quân sự tiềm ẩn.
Năm 2016, doanh nghiệp tư vấn chính sách toàn cầu của Mỹ Rand Corporation đưa ra báo cáo có tiêu đề “Cuộc chiến với Trung Quốc”, giả định rằng hai nước Mỹ và Trung Quốc có thể nảy sinh một cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Á và cuối cùng Mỹ là bên giành chiến thắng.
Điều này thoát ly với thực tế. Ngay cả khi Mỹ và Trung Quốc có đối đầu quân sự trực tiếp với khởi đầu là cuộc chiến tranh cục bộ thông thường, kết cục vẫn sẽ là một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Một số nhà bình luận luôn thổi phồng rằng Mỹ có kho vũ khí hạt nhân hơn hẳn Trung Quốc, do vậy Bắc Kinh chỉ có thể khuất phục. Tuy nhiên, khi hai bên đều có khả năng tiêu diệt lẫn nhau thì sự so sánh quy mô của kho vũ khí hạt nhân là vô nghĩa.
Trong khi Tư lệnh Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ John E. Hyten trong một cuộc họp mới đây đã thừa nhận hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện nay không thể đối phó được mối đe dọa từ tên lửa thế hệ mới của Trung Quốc và Nga.
Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc có vũ khí hạt nhân để kiềm chế Mỹ, cũng chỉ có thể tránh mối quan hệ giữa hai nước xấu đi đến mức có thể nảy sinh một cuộc chiến trực tiếp. Quan hệ Mỹ - Trung muốn duy trì trạng thái bình thường buộc phải dựa vào những yếu tố khác.
Việc ông Trump rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu toàn cầu ít nhất đã khiến hai nước Mỹ và Trung Quốc tạm thời giảm bớt một lĩnh vực hợp tác quan trọng, điều này gây tổn hại đến mối quan hệ giữa hai nước.
Đòn tấn công lớn nhất vào mối quan hệ Trung - Mỹ tất nhiên là cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Trump khơi mào nhằm vào Trung Quốc, hiệu quả khách quan của nó là kiểm nghiệm “hòn đá tảng” trong quan hệ hai nước. Sự mất cân bằng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã tồn tại từ đầu thế kỷ 21 đến nay, tương ứng với đó là thâm hụt ngân sách dài hạn của Mỹ ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc.
Cán cân thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng chênh lệch, số tiền đầu tư của Trung Quốc vào trái phiếu kho bạc Mỹ càng tăng lên, thực sự không bền vững. Tuy nhiên, phụ thuộc kinh tế thương mại giữa hai nước đã đến mức “trong anh có tôi, trong tôi cũng có anh”, do vậy việc tháo gỡ vấn đề cán cân tài chính buộc phải thận trọng.
Trước đây, các cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Barack Obama luôn chỉ trích tỷ giá đồng nhân dân tệ quá thấp, yêu cầu Trung Quốc phải cắt giảm thặng dư thương mại với Mỹ, họ sợ quan hệ thương mại song phương xấu đi hoặc đổ vỡ sẽ có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, hiện nay ông Trump không quan tâm đến hậu quả kinh tế, việc ông phát động cuộc chiến thương mại nhằm vào Trung Quốc chỉ nhằm phục vụ động cơ cá nhân của ông là tranh cử liên nhiệm và dựa trên điều chỉnh chiến lược toàn cầu căn cứ vào lợi ích quốc gia của Mỹ, đẩy quan hệ Mỹ - Trung vào giai đoạn mới “ không thể tốt, mà còn tiệm cận một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp”.
Xu hướng hiện nay là Mỹ liên tục nâng cấp quy mô cuộc chiến thương mại, trong khi Trung Quốc sẽ “phản công” bằng quy mô tương tự. Bởi vì xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ lớn hơn nhiều so với xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc, nếu ông Trump thực sự áp thuế với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc, nước này sẽ phản đòn.
Trừ khi hai bên đều thừa nhận quan hệ thương mại hai nước là không thể bị phá vỡ, nếu không mọi lĩnh vực đã được thiết lập liên quan đến quan hệ thương mại hai nước nhiều khả năng sẽ “gặp họa”.
Vậy quan hệ thương mại Trung - Mỹ sẽ đi về đâu? Trước hết, phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của mỗi nước. Khả năng chịu đựng phụ thuộc vào hai khía cạnh: Một là sức chịu đựng về kinh tế của hai nước, hai là sức chịu đựng của người dân hai nước.
Thứ hai, tùy thuộc vào phản ứng của mỗi nước. Trung Quốc và Mỹ lần lượt là nước thương mại hàng hóa lớn thứ nhất và thứ hai toàn cầu, có quan hệ thương mại phức tạp với nhiều nước, cuộc chiến thương mại không chỉ trực tiếp tác động vào hai nước, mà còn gây tổn hại đến một loạt các nước khác, trong đó có Liên minh châu Âu (EU), Nga, Nhật Bản, những nước và đối tác có vai trò quan trọng trong quan hệ Mỹ - Trung.
Từ những phân tích trên, “Đại Công báo” cho rằng triển vọng quan hệ Trung - Mỹ sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc quan hệ thương mại hai nước sẽ xấu đi hoặc đổ vỡ đến mức độ nào mà thôi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Moskva phản tác dụng
18:23' - 01/09/2018
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 1/9 tuyên bố các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại Moskva là phản tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ muốn ký kết thỏa thuận mới về NAFTA trong vòng 90 ngày
10:58' - 01/09/2018
Thông tin trên được đưa ra giữa lúc các cuộc đàm phán để duy trì tư cách thành viên của Canada trong NAFTA với Mỹ đã kết thúc vào ngày 31/8 mà không đạt được kết quả nào.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ sẽ sớm cảm nhận tác động của cuộc chiến thương mại? (Phần 2)
06:30' - 01/09/2018
Chủ tịch Fed Jerome Powell khẳng định tiến trình tăng lãi suất của cơ quan này là giải pháp tốt nhất để bảo vệ đà phục hồi kinh tế Mỹ, đảm bảo tăng trưởng việc làm cũng như kiểm soát được lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ sẽ sớm cảm nhận tác động của cuộc chiến thương mại? (Phần 1)
05:30' - 01/09/2018
Các chuyên gia kinh tế khuyến cáo rằng cuộc chiến thương mại của Mỹ với các nước sẽ bắt đầu tác động tới kinh tế nước này trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ rút khỏi WTO?
19:10' - 31/08/2018
Tổng thống Donald Trump ngày 30/8 tiếp tục có động thái công kích hệ thống thương mại đa phương bằng cảnh báo sẽ rút Mỹ khỏi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nếu tổ chức này không thay đổi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục khẳng định cam kết bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản
07:47'
Nhà Trắng cho biết tại cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin ngày 19/8, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken một lần nữa khẳng định cam kết của Washington trong việc bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Số tàu chở ngũ cốc Ukraine chuẩn bị rời cảng tăng nhanh
07:44'
Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov cho biết, đến nay đã có 25 tàu chở 630.000 tấn nông sản của Ukraine khởi hành từ các cảng của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Mozambique chuẩn bị xuất khẩu lô khí đốt hóa lỏng đầu tiên
07:05'
Mozambique đã sẵn sàng vận chuyển lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên ra nước ngoài, gia nhập hàng ngũ các nhà xuất khẩu trên thế giới khi giá nhiên liệu toàn cầu tăng lên mức cao kỷ lục.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bổ nhiệm giám đốc mới quản lý và điều hành công việc tại Nhà Trắng
20:12' - 19/08/2022
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 19/8 đã bổ nhiệm ông Dave Noble - Giám đốc Tổ chức Hòa bình Mỹ (Peace Corps) - làm người quản lý và điều hành các hoạt động tại Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế với Bỉ và EU
18:15' - 19/08/2022
Tiếp theo chuyến thăm và làm việc tại Anh, đồng chí Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ta thăm và làm việc tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 16 đến 19/8.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam kêu gọi APEC tăng cường trao đổi và hỗ trợ quảng bá, mở cửa du lịch quốc tế
17:59' - 19/08/2022
Ngày 19/8, Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch Việt Nam Đoàn Văn Việt đã kêu gọi APEC tăng cường trao đổi và hỗ trợ quảng bá chính sách mở cửa du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Anh: Ngoại trưởng Liz Truss ưu tiên phục hồi kinh tế nếu trở thành Thủ tướng
14:53' - 19/08/2022
Ngoại trưởng Liz Truss nhấn mạnh ưu tiên của bà là đưa nền kinh tế Anh tăng trưởng trở lại, giảm thuế để những lao động xứng đáng có thu nhập cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Nga và Cuba cân nhắc tái lập đường bay thương mại
10:39' - 19/08/2022
La Habana và Moskva đang nghiên cứu và phân tích các điều kiện khách quan để khôi phục các chuyến bay thương mại giữa hai nước trong thời gian ngắn nhất có thể.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil đấu giá nhượng quyền khai thác 15 sân bay lớn
08:12' - 19/08/2022
Ngày 18/8, Chính phủ Brazil đã tổ chức đấu giá nhượng quyền khai thác 15 sân bay lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm quy mô quản lý của nhà nước đối với hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng.