UNDP: Khoảng cách giàu nghèo ở Mexico ở mức báo động
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) mới đây công bố báo cáo cho thấy khoảng cách giàu nghèo ở Mexico đã ở mức đáng báo động trong suốt thế kỷ qua cũng như hiện nay, khiến nước này trở thành một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới.
Báo cáo về bất bình đẳng thế giới năm 2022 của UNDP chỉ ra rằng thu nhập trung bình hàng năm của nhóm người giàu nhất, chiếm 10% dân số Mexico, cao gấp 30 lần nhóm thu nhập trung bình và thấp, tương đương một nửa tổng dân số.Bức tranh toàn cảnh càng chênh lệch hơn nếu xét thu nhập trung bình năm 1% dân số giàu nhất cao gấp 141 lần so với một nửa số người dân Mexico.
Cụ thể, trung bình một người trưởng thành ở Mexico kiếm được 232.779 peso (khoảng 11.120 USD), nhưng nhóm thu nhập trung bình và thấp chỉ kiếm được chưa tới 42.700 peso/năm.
Trong khi đó, 10% dân số giàu có kiếm được hơn 1,33 triệu peso/năm và thu nhập trung bình của 1% dân số thuộc giới siêu giàu lên tới 6 triệu peso/năm.
Khoảng cách giàu nghèo càng rõ rệt hơn nếu xét đến tổng tài sản tích lũy trong dân số. Trong khi một nửa người dân Mexico tích lũy khoản nợ trung bình 2.600 peso trong suốt cuộc đời, 10% dân số có tài sản lên tới 6,5 triệu peso, và 1% giàu có nhất tích lũy trung bình 39 triệu peso/người.Như vậy, 78,7% tài sản của đất nước nằm trong tay 10% thiểu số sung túc, hoặc cụ thể hơn, chỉ 1% dân số thuộc nhóm giàu có nhất đã thâu tóm 46,9%, tức gần một nửa tổng tài sản.
Báo cáo của UNDP nhận xét: “Khác với các nền kinh tế lớn ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ, các số liệu cho thấy tình trạng bất bình đẳng ở Mexico không có sự cải thiện đáng kể trong thế kỷ 20.
Trên thực tế, chênh lệch thu nhập ở Mexico đã ở mức nghiêm trọng trong suốt thế kỷ qua và trong hiện tại, khiến Mexico trở thành một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất trên thế giới.”
Ở cấp độ khu vực, UNDP xếp Mỹ Latinh ở vị trí thứ 3 trong số những khu vực bất bình đẳng nhất trên thế giới, chỉ sau Trung Đông và Bắc Phi.Tại Mỹ Latinh, 10% dân số giàu có nắm trong tay 77% tổng tài sản, trong khi một nửa dân số nghèo nhất chỉ sở hữu vẻn vẹn 1%. Báo cáo cũng nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã khoét sâu khoảng cách giàu nghèo trên toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Mỹ Latinh là khu vực bất bình đẳng công nghệ nhất thế giới
16:03' - 18/11/2021
Theo Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hợp quốc (ECLAC), Mỹ Latinh là khu vực bất bình đẳng nhất trên thế giới về mặt công nghệ khi vẫn còn 32% tổng dân số chưa được kết nối Internet.
-
Kinh tế Thế giới
OECD xóa bỏ bất bình đẳng để phục hồi bền vững
14:14' - 07/10/2021
Kể từ khi thành lập cách đây 60 năm, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã đóng vai trò như diễn đàn để các nền kinh tế phát triển cùng nhau và tìm giải pháp cho thách thức kinh tế cấp bách.
-
Kinh tế Thế giới
Nguồn cội gây ra tình trạng bất bình đẳng
06:30' - 14/08/2021
Liệu chính sách tiền tệ có phải là nguyên nhân khiến bất bình đẳng ngày một nới rộng, và liệu đây có phải là công cụ phù hợp để giúp phân phối lại thu nhập xã hội hay không?
-
Kinh tế Thế giới
Gia tăng bất bình đẳng trong đại dịch COVID-19, các ngân hàng trung ương "có lỗi"?
05:30' - 16/07/2021
Theo Báo cáo Tài sản Toàn cầu của Credit Suisse, trong bối cảnh khốn khó và chết chóc, số lượng triệu phú trong năm 2020 đã tăng thêm 5,2 triệu, lên hơn 56 triệu người.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
VCCI: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng
11:30' - 04/05/2025
Theo VCCI, nhiều quy định tính thuế và điều kiện khấu trừ thuế đề ra theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) chưa hợp lý.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Canada cam kết cải tổ toàn diện nền kinh tế
09:05' - 03/05/2025
Thủ tướng Canada Mark Carney khẳng định sẽ thực hiện cuộc cải tổ kinh tế lớn nhất của nước này kể từ sau Thế chiến Thứ II.
-
Ý kiến và Bình luận
Lãnh đạo Mexico và Mỹ nhất trí thúc đẩy cân bằng thương mại song phương
10:16' - 02/05/2025
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục duy trì nỗ lực cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước cũng như giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ song phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Tạo vốn mồi cho đầu tư mạo hiểm
08:47' - 02/05/2025
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đã có nhiều hoạt động giúp các công ty khởi nghiệp thiết lập quan hệ với một mạng lưới các nhà đầu tư đa dạng trong nước và quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Đức tăng trưởng nhẹ trong quý đầu năm
10:19' - 01/05/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, đối với nền kinh tế hướng đến xuất khẩu của Đức, tranh chấp thuế quan do Tổng thống Mỹ khởi xướng là một yếu tố đặc biệt tiêu cực.
-
Ý kiến và Bình luận
Tri ân quá khứ, vun đắp tương lai
16:32' - 30/04/2025
Trong những ngày tháng tư lịch sử này, tự hào, xúc động và biết ơn có lẽ là những cảm xúc chủ đạo trong lòng của mỗi người mang trong mình dòng máu Việt.
-
Ý kiến và Bình luận
CEBR: Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ASEAN vào năm 2036
14:21' - 30/04/2025
Việt Nam được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia và là nền kinh tế lớn thứ 20 trên thế giới vào năm 2036.
-
Ý kiến và Bình luận
Đại sứ UPeace ca ngợi nỗ lực xây dựng hòa bình của Việt Nam
09:13' - 30/04/2025
Thời gian qua, Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy tính linh hoạt và quan điểm đối thoại để giải quyết những khó khăn.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Nga đánh giá hành trình phi thường của Việt Nam
08:43' - 30/04/2025
Chuyên gia Grigory Trofimchuk khẳng định kể từ sau khi thống nhất hoàn toàn năm 1975, Việt Nam đã có bước thay đổi to lớn, vươn mình trở thành quốc gia có vị thế quốc tế.