OECD xóa bỏ bất bình đẳng để phục hồi bền vững
Năm nay, trong bối cảnh các nước thành viên cũng như cả thế giới đang trong quá trình phục hồi sau cuộc khủng hoảng COVID-19, Hội nghị Hội đồng cấp bộ trưởng (MCM), diễn đàn quản trị cấp cao nhất của OECD, tập trung vào chủ đề "Giá trị chung: Xây dựng tương lai xanh và hòa nhập".
Tại hội nghị diễn ra trong hai ngày 5-6/10, các đại biểu đã thảo luận các giải pháp mang lại sự phục hồi cho nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch, giải quyết các thách thức hậu đại dịch trong trung và dài hạn, trong đó tập trung vào cuộc khủng hoảng khí hậu và thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế không phát thải, nhằm giúp xây dựng một tương lai xanh hơn và bao trùm hơn bằng cách thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số và tạo ra các cơ hội cho tất cả mọi người.
Tham dự hội nghị có khoảng 70 bộ trưởng tài chính, kinh tế, đối ngoại, thương mại... của các nước thành viên và đối tác cũng như đại diện của các tổ chức quốc tế, cùng 180 đại biểu.
OECD nhận định triển vọng phục hồi nền kinh tế thế giới đã được cải thiện, theo đó dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2021 là 5,7%, và năm tới là 4,5%.
Tuy nhiên, Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann nhấn mạnh sự phục hồi này vẫn không đồng đều, đem đến nguy cơ cho cả các nền kinh tế phát triển và các thị trường mới nổi.
Mặc khác, tốc độ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 chậm chạp tại một số nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là các nước thu nhập thấp, là một vấn đề toàn cầu.
Do đó, tối ưu hóa các nỗ lực cũng như đảm bảo sự đồng đều trong quá trình phục hồi là trọng tâm của tất cả các cuộc thảo luận tại hội nghị.
Theo Tổng Thư ký OECD Cormann, các nước đã đạt đồng thuận cao về sự cần thiết phải đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu, bằng cách hỗ trợ Chương trình Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT-Accelerator) cùng sáng kiến COVAX.
Ngoài ra, các bộ trưởng đã khẳng định hai công cụ giúp tối ưu hóa sức mạnh và đảm bảo phục hồi hậu COVID-19 đồng đều là bảng chỉ báo phục hồi COVID-19 - cung cấp một bộ chỉ số giúp các quốc gia đo lường liệu sự phục hồi có thực sự mạnh mẽ, bao trùm hay thân thiện với môi trường hay không.
Công cụ thứ hai là Chương trình Hành động khí hậu mới ở cấp quốc tế, với những giải pháp định hướng và giám sát mới để theo đuổi quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế không phát thải ròng vào năm 2050.
Tại hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nêu bật 3 trong số những thách thức quan trọng nhất mà các nước đang phải đối mặt hiện nay gồm: đẩy mạnh ứng phó với biến đổi khí hậu, định hình nền kinh tế toàn cầu một cách bền vững và giải quyết tận gốc những bất bình đẳng kìm hãm nền dân chủ và kinh tế.
Với chủ đề tập trung vào tương lai xanh và bao trùm, các quốc gia thành viên OECD đã chia sẻ các chiến lược đầu tư vào một tương lai xanh và tiến tới đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Ông Antony Blinken cũng kêu gọi các nước phát triển nhất thế giới nhìn nhận và đối phó với tình trạng gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Theo ông, các số liệu đã cho thấy một thực tế rõ ràng rằng, đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các nước cũng như trong chính các quốc gia, và cần có những hành động để đảo ngược tình trạng này.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho rằng, việc điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu sẽ giúp các chính phủ trên toàn cầu tăng thu ngân sách thêm tới 100-240 tỷ USD mỗi năm, và số tiền này có thể sử dụng để đầu tư vào giáo dục, chăm sóc y tế, cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, Mỹ có thể tài trợ cho các sáng kiến của OECD nhằm chấm dứt sự phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái cũng như các nhóm thiểu số dễ bị tổn thương.
Quan chức ngoại giao hàng đầu Mỹ tuyên bố: “Hơn bao giờ hết, trọng tâm của những nỗ lực này là việc công nhận sự giàu có thực sự của mỗi quốc gia không chỉ dựa trên tài nguyên thiên nhiên phong phú, sức mạnh quân đội, quy mô dân số hay địa lý, mà nằm ở con người và khả năng phát huy hết tiềm năng của con người.”
Tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị nhấn mạnh ưu tiên cao nhất hiện nay là phải chấm dứt các cuộc khủng hoảng y tế, kinh tế và xã hội do đại dịch COVID-19 gây ra và tạo dựng sự phục hồi xanh, toàn diện cho tất cả mọi người. OECD cam kết đánh bại đại dịch COVID-19 thông qua nỗ lực tiêm chủng vaccine công bằng trên phạm vi toàn cầu.
Khi thế giới phục hồi, điều cấp thiết là phải xóa bỏ các rào cản kinh tế và xã hội khiến phụ nữ và trẻ em gái, vốn chiếm một nửa dân số toàn cầu, không thể tham gia đầy đủ, đóng góp và hưởng lợi các tăng trưởng kinh tế và thương mại.
Tuyên bố chung cũng hối thúc những nỗ lực đầy tham vọng về một thập niên hành động về khí hậu. OECD quyết tâm đạt được một kết quả thành công tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biên đổi khí hậu (COP26) dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới tại Glasgow (Anh).
OECD khẳng định cam kết hành động khẩn cấp với mục tiêu đạt được mức phát thải khí nhà kính bằng 0 trên toàn cầu vào năm 2050, thông qua việc cắt giảm phát thải sâu trong thập niên này để giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5 độ C.
Trong quá trình phục hồi sau đại dịch, OECD cam kết nỗ lực xây dựng một tương lai bền vững, công bằng, hòa nhập và linh hoạt hơn, dựa trên các giá trị chung của tổ chức, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khi không để lại ai bị bỏ lại phía sau, như khẳng định của Bộ trưởng Ireland phụ trách vấn đề châu Âu Thomas Byrne: “các nguyên tắc mà chúng tôi tái xác nhận hôm nay sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc để xây dựng một tương lai xanh và bao trùm hơn nhằm giải quyết các bất bình đẳng và đáp ứng những nhu cầu của người dân.
Nếu coi đại dịch COVID-19 là một thách thức chưa từng có, thì sự phục hồi bền vững nhất sẽ được xây dựng trên việc chấp nhận các thách thức và cơ hội của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và khí hậu, đảm bảo sự bình đẳng ở mọi tầng lớp trong nền kinh tế và xã hội. Nói cách khác, xóa bỏ bất bình đẳng chính là nền tảng hướng tới phục hồi bền vững để thế giới xây dựng một tương lai xanh và bao trùm hậu đại dịch./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
OECD: Kinh tế Mexico có thể tăng trưởng 6,3% năm 2021
09:00' - 22/09/2021
OECD đã nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế Mexico lên 6,3% trong năm nay và 3,4% trong năm 2022, cao hơn so với mức dự báo được đưa ra vào tháng 5/2021.
-
Ý kiến và Bình luận
OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo hồi phục bấp bênh
18:46' - 21/09/2021
Ngày 21/9, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và cảnh báo tiến trình phục hồi kinh tế thế giới đang diễn ra không chắc chắn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mức thuế thu nhập của người giàu ở Hàn Quốc cao nhất trong OECD
16:01' - 09/09/2021
Tỷ lệ đánh thuế thu nhập hiện tại của Hàn Quốc đang cao hơn nhiều so với mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là 35,9%.
-
Ý kiến và Bình luận
OECD dự báo kinh tế Italy tăng 5,9% trong năm 2021
08:44' - 09/09/2021
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo kinh tế Italy sẽ tăng khoảng 5,9% trong năm 2021 và trở lại mức đã đạt được trong năm 2019 vào nửa đầu năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump thông tin về "ghế" Chủ tịch Fed
12:20'
Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận sẽ không cách chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell trước khi người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 5/2026.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng hạ thuế quan với Trung Quốc
10:00'
Tổng thống Donald Trump sẵn sàng hạ thuế quan với Trung Quốc vào một thời điểm nào đó vì mức thuế hiện tại quá cao đến nỗi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới về cơ bản đã ngừng giao dịch với nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét giảm thuế với Trung Quốc nhưng tăng gấp đôi rào cản với phim ngoại
08:28'
Nhà lãnh đạo Mỹ nói rõ: “Rồi sẽ tới lúc tôi phải giảm thuế, vì nếu không sẽ chẳng thể làm ăn được với họ. Họ rất muốn làm ăn vì nền kinh tế đang thực sự khủng hoảng”.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ để ngỏ khả năng tiếp tục hoãn lệnh cấm TikTok
07:30'
Mỹ có thể tiếp tục hoãn lệnh cấm ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok, nếu từ nay đến thời hạn 19/6 công ty mẹ ByteDance (Trung Quốc) chưa đạt được thỏa thuận thoái vốn khỏi kinh doanh TikTok tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Trung Quốc sẽ thăm cấp nhà nước tới Nga, dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5
20:22' - 04/05/2025
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong chuyến thăm này, dự kiến Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp mang tính chiến lược với Tổng thống Nga Putin.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành hàng không Canada hứng đòn từ căng thẳng thương mại với Mỹ
17:36' - 04/05/2025
Theo trang ctvnews.ca, nhiều hãng hàng không lớn của Canada đang điều chỉnh lịch trình bay do tác động từ căng thẳng thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại 6 thập kỷ huy hoàng của tỷ phú Warren Buffett
12:02' - 04/05/2025
Tỷ phú Warren Buffett thông báo sẽ từ chức CEO của Berkshire Hathaway vào cuối năm 2025, và kết thúc 60 năm ở vị trí lãnh đạo tập đoàn đầu tư lừng lẫy này.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp tăng cường cất trữ hàng tại Canada để né thuế Mỹ
09:07' - 04/05/2025
Tại Canada dường như đang hình thành một xu hướng rõ rệt, khi các doanh nghiệp gấp rút chuyển hướng các lô hàng từ Trung Quốc sang nước này đẻ né thuế Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:49' - 04/05/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế thế giới nổi bật đã diễn ra như: Giá vàng thế giới giảm tuần thứ hai liên tiếp, Mỹ chấm dứt miễn thuế với hàng hóa từ Trung Quốc có giá trị dưới 800 USD...