Ứng phó với bão số 4: Sẵn sàng ứng phó với mọi diễn biến xấu của thời tiết
Tính đến 10 giờ ngày 29/8, ngoài 4.916 phương tiện neo đậu tại bờ, đội tàu cá Quảng Bình còn 390 phương tiện vẫn đang hoạt động trên biển; đặc biệt có 12 phương tiện đang hoạt động trong vùng biển nguy hiểm. Ngoài ra, 201 phương tiện đang hoạt động vùng biển ven bờ, 167 phương tiện đang hoạt động trên vùng biển Đà Nẵng, 10 phương tiện ở Nam Biển Đông.
Hiện các phương tiện đã nắm được tình hình diễn biến của bão, riêng số phương tiện hoạt động tại vùng biển nguy hiểm đang nhanh chóng di chuyển vào bờ.
Thông tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Gianh, khoảng 9 giờ 30 phút, tàu cá mang số hiệu QB 91124 TS bị hỏng máy cách Đông Đông Bắc cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý. Sau khi nhận được thông tin, Chi cục Thủy sản Quảng Bình khẩn trương thông báo với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực 1, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để có biện pháp hỗ trợ.Đến 10 giờ 40 phút cùng ngày, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã đề nghị Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam điều tàu SAR đi cứu nạn tàu cá và 15 lao động trên tàu.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình yêu cầu các Đồn Biên phòng tuyến biển khẩn trương kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh trú hoặc di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm; kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền ra khơi đánh bắt hải sản, cấm tất cả các tàu thuyền hoạt động trên biển, các cửa sông từ 12 giờ ngày 29/8 theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Bình đến khi bão tan.Các Đồn Biên phòng phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền vào nơi neo đậu an toàn, không để tàu thuyền hư hỏng do va chạm, di chuyển và đảm bảo an toàn các lồng bè nuôi thủy hải sản; tuyệt đối không để người ở lại trên thuyền, lồng bè.
Hiện Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đang duy trì kíp trực, sẵn sàng lực lượng phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, xác định các khu vực xung yếu có khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất để chủ động di dời các hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm. * Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua khu vực Trung Trung bộ nối với cơn bão số 4 (bão Podul), ngày 29/8, tỉnh Thừa Thiên - Huế có mưa, có nơi mưa to, có dông. Trong cơn dông cần đề phòng lốc sét và gió giật mạnh. Tổng lượng mưa đo được từ 7 giờ ngày 28/8 đến 13 giờ ngày 29/8 bình quân 30mm, có nơi lớn như tại Nam Đông 31mm, Bạch Mã 37mm. Dự báo đến 31/8, tổng lượng mưa đạt khoảng từ 150-300mm, có nơi lớn hơn. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1. Sau khi có lệnh cấm biển, đến sáng 29/8, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh trú bão. Hiện trong tổng số 2.062 phương tiện/11.350 lao động của tỉnh vẫn còn 52 tàu /434 lao động đang hoạt động trên biển chiều 29/8 mới vào bờ. Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế sử dụng 4 ca nô và huy động 14 cán bộ, chiến sỹ hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu thuyền đúng cách, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, tỉnh tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ sẵn sàng ứng phó với mọi diễn biến xấu của thời tiết có thể xảy ra...Các địa phương thường xuyên theo dõi diễn biến của bão số 4 để chỉ đạo triển khai phương án đảm bảo an toàn cho các công trình, nhà cửa khu vực ven biển; chỉ đạo các địa phương triển khai tổ chức thu hoạch nhanh gọn lúa vụ Hè Thu 2019 (diện tích chưa thu hoạch còn 1.100 tập trung tại huyện Nam Đông và huyện A Lưới) và hàng trăm ha diện tích nuôi trồng thủy sản.
Tỉnh tổ chức rà soát, kiểm tra phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, vùng gò đồi, vùng ven sông suối, ven biển; vùng thấp trũng, khu vực ngập úng đô thị để sẵn sàng di dời đến nơi an toàn khi cần thiết.Các chủ đầu tư các công trình xây dựng cơ bản đang thi công dở dang nhất là các công trình biển ven biển, chỉ đạo nhà thầu thi công có phương án bảo vệ các công trình xây dựng, đảm bảo an toàn về người, phương tiện và thiết bị vật tư thi công. Các chủ công trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện tổ chức trực ban theo dõi, quan trắc diễn biến của mưa lũ, thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành đã được phê duyệt đảm bảo an toàn công trình và an toàn vùng hạ du.
Các cơ sở lưu trú đảm bảo an toàn cho khách du lịch tại các khu du lịch, bãi tắm biển; cảnh báo và kiên quyết không cho du khách đi lại trong vùng nguy hiểm... * Để chủ động ứng phó với bão số 4 đang di chuyển nhanh vào đất liền, ngày 29/8, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu vừa có văn bản gửi các đơn vị, địa phương trong tỉnh khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ. Theo đó, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 4 để ứng phó kịp thời khi có các tình huống xấu có thể xảy ra; kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở ven sông, ven biển, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.Các địa phương chủ động chỉ đạo, vận động người dân tập trung thu hoạch nhanh lúa vụ Hè Thu 2019, diện tích hoa màu đến kỳ thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; di chuyển, gia cố đảm bảo an toàn các lồng bè nuôi trồng thủy sản, hải sản; bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn, nghiêm cấm người và phương tiện qua lại trên những tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết…
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, đến sáng 29/8, tổng số tàu thuyền của tỉnh Quảng Nam đang hoạt động trên biển là 118 tàu với 2.826 lao động; trong đó, tàu hoạt động xa bờ là 61 tàu với 2.467 lao động đang hoạt động ở khu vực Trường Sa, tàu hoạt động gần bờ là 57 tàu với 359 lao động. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các đơn vị bắn pháo hiệu báo bão theo quy định để ngư dân nhận biết nhanh chóng vào bờ tránh trú an toàn. Ủy ban nhân dân thành phố Hội An ra lệnh tạm dừng hoạt động của tuyến thủy nội địa Cửa Đại - Cù Lao Chàm nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, du khách trước diễn biến phức tạp của thời tiết do ảnh hưởng của bão số 4. * Để chủ động ứng phó với những diễn biến bất thường của bão, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên đã kêu gọi ngư dân vào bờ tránh trú bão và bắt đầu cấm tàu thuyền ra khơi từ ngày 29/8. Đại tá Nguyễn Thanh Hương, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên cho biết: Các đồn Biên phòng đã sử dụng phương tiện liên lạc để thông tin cho ngư dân về diễn biến của bão số 4. Toàn tỉnh Phú Yên hiện có hơn 4.110 phương tiện tàu thuyền khai thác hải sản được quản lý. Đến 12 giờ ngày 29/8, có 417 tàu đang hoạt động khai thác trên biển, trong đó 206 tàu thuyền đang hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa và Nhà dàn DK.Hầu hết các phương tiện đã nắm được hướng đi của bão để tìm nơi tránh trú an toàn, đồng thời thường xuyên liên lạc với đất liền. Đối với các phương tiện hiện còn nằm bờ, các Trạm kiểm soát Biên phòng đã thông báo không cho tàu thuyền ra khơi và vận động người dân neo đậu chắc chắn; không ở lại trên tàu thuyền khi bão đổ bộ vào đất liền…
Cùng với việc kêu gọi tàu thuyền của ngư dân đến nơi tránh trú an toàn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng lên phương án ứng phó, hỗ trợ người dân đối với tình huống xảy ra triều cường, xâm thực tại các vùng biển ở khu vực: xã An Phú (thành phố Tuy Hòa), huyện Tuy An… Chủ động ứng phó với bão số 4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên đề nghị các địa phương, đơn vị chức năng tổ chức trực ban nghiêm túc; sẵn sàng ứng phó với mọi diễn biến xấu của thời tiết có thể xảy ra./. Xem thêm:>>Ảnh hưởng của bão số 4, Vietjet Air ngừng khai thác một số chuyến bay ngày 29/8
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Tĩnh: Lốc xoáy làm hư hỏng hàng chục ngôi nhà tại thị xã Kỳ Anh
17:37' - 29/08/2019
Khoảng 13 giờ ngày 29/8, một trận lốc xoáy kéo dài hơn 10 phút kèm theo mưa lớn đã quét qua địa bàn xã Kỳ Hoa (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), gây nhiều thiệt hại.
-
Dự báo thời tiết
Bão số 4 (Podul) di chuyển theo hướng Tây và sẽ mạnh thêm
10:35' - 28/08/2019
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 28/8, bão Podul đã đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 4 kể từ đầu năm đến nay.
-
Dự báo thời tiết
Công điện về chủ động ứng phó với bão quốc tế Podul
14:22' - 27/08/2019
Ngày 27/8, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ban hành Công điện gửi các đơn vị liên quan về việc chủ động ứng phó với cơn bão quốc tế Podul.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26'
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03'
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30'
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo cơ chế chủ động thu hút đầu tư vùng Đông Nam bộ
16:20'
Vùng Đông Nam bộ tiếp tục là điểm sáng về thu hút vốn FDI khi lãnh đạo các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu liên tục tiếp đón nhiều đoàn doanh nghiệp lớn vào các ngày cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ “điểm nghẽn” để Thành phố Hồ Chí Minh bước vào kỷ nguyên phát triển mới
15:46'
Thành phố Hồ Chí Minh cần sớm gỡ các “điểm nghẽn” hiện nay để phát triển nhanh và bền vững, bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Nguyễn Huy Tăng: Chuyến thăm của Quốc vương Norodom Sihamoni góp phần tăng cường tin cậy chính trị Việt Nam-Campuchia
15:45'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng về ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương Campuchia tới Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành động kịp thời để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn
14:26'
Các ngành công nghiệp công nghệ cao; trong đó, có công nghiệp bán dẫn đang ngày càng có vai trò quan trọng và đang trở thành trụ cột kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.