Ứng phó với tác động của giá xăng dầu tăng cao
*Áp lực từ giá thế giới tăng cao
Do ảnh hưởng của cuộc chiến Nga-Ukraine, giá dầu thô thế giới sau khi vượt qua mốc 100 USD/thùng vào ngày 22/2 (theo giá Dated Brent) đã kéo theo giá sản phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới đồng loạt đi lên.
Giao dịch xăng thành phẩm trên thị trường Singapore giữ mức trên 150 USD/thùng trong những ngày đầu tháng 3 đã khiến giá bán lẻ xăng dầu trong nước liên tục chịu áp lực tăng giá. Tính từ đầu năm đến ngày 11/3, giá xăng dầu trong nước liên tục điều chỉnh tăng 7 lần.
Số liệu mới công bố trong tháng 3/2022 của Tổng cục Thống kê (GSO) cho thấy, mức lạm phát 2 tháng đầu năm của Việt Nam khoảng 1,68%, trong đó giá xăng dầu tăng chiếm tới 1,63%. Theo đó, nếu giá xăng dầu tăng 10% sẽ khiến cho lạm phát tăng 0,36%.
Trong giai đoạn hiện nay, giá dầu thô và giá xăng dầu thành phẩm trong nước đều liên kết chặt chẽ với giá thế giới cũng như thị trường hàng hóa. Cùng với chiến sự Nga-Ukraina vẫn diễn biến phức tạp, những thay đổi về giá dầu sẽ khiến nền kinh tế thế giới cùng Việt Nam đối mặt với mức lạm phát 2 con số.
*Đồng bộ các giải pháp ứng phó
Để ứng phó với biến động giá dầu phức tạp, Việt Nam cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp. Trước hết là đầu tư mạnh hơn cho hoạt động dự báo, đặc biệt trong giai đoạn giá nhậy cảm như hiện nay.
Thực tế cho thấy, các quốc gia phát triển, các đầu tàu kinh tế như Mỹ, Trung Quốc, EU hay các tổ chức lớn đều có cơ quan dự báo năng lượng và dầu khí chuyên trách. Nhờ vậy, các thống kê hay kết quả dự báo giá dầu, tình hình cung cầu thị trường, tồn kho dầu thô, sản phẩm luôn là định chuẩn cho việc ra quyết định của các nước trong việc điều hành thị trường.
Hiện Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) ngoài việc sử dụng các dữ liệu phân tích dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Công ty nghiên cứu thị trường năng lượng Wood Mackenzie (với sai số ở mức 5-7%) phục vụ dự báo thị trường dầu khí, cũng đang áp dụng các mô hình hiện đại như học máy, trí tuệ nhân tạo, để nâng cao chất lượng dự báo cũng như kịp thời đưa ra các dự báo nhanh nhất, hiệu quả và chính xác nhất về tình hình cung cầu thị trường, tồn trữ sản phẩm để có chiến lược xuất nhập khẩu phù hợp, đảm bảo cân bằng cung cầu thị trường, tránh thị trường thiếu hụt và gây áp lực giá.
Từ các dự báo này, các cơ quan quản lý nhà nước có thêm căn cứ để điều chỉnh giá linh hoạt và ra quyết định hợp lý, ổn định giá xăng dầu, giá đầu vào và chỉ số giá tiêu dùng, hài hòa tổng thế lợi ích của toàn bộ nền kinh tế.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dự báo thị trường, giải pháp về dự trữ dầu thô và xăng dầu cũng rất quan trọng. Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ 2 trong thập niên 80 của thế kỷ 20, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã yêu cầu các quốc gia thành viên tăng mức dự trữ dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ lên 90 ngày nhập ròng.
Trong lịch sử hình thành, Mỹ và IEA sử dụng kho dự trữ cho các tình huống khẩn cấp vào năm 1991 - Chiến dịch Bão táp sa mạc; năm 2005 - ứng phó với bão Katrina; năm 2011 - nội chiến tại Libya.
Trước những biến động mạnh của giá dầu trong thời gian gần đây, ngày 1/3/2022 vừa qua, Mỹ và IEA đã nhất trí rút 61,7 triệu thùng từ kho dự trữ chiến lược - mức lớn nhất trong lịch sử thành lập của tổ chức này. Tuy nhiên, do quá trình chào thầu thường có độ trễ (có thể lên tới 30-45 ngày) nên giá dầu vẫn tiếp tục tăng trong những tuần sau đó.
Gần đây, sau khi IEA công bố có thể sử dụng thêm kho dự trữ cùng việc OPEC đột ngột thay đổi tuyên bố sẵn sàng tăng nhanh sản lượng, giá dầu thô đã bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt.
Từ kinh nghiệm của Mỹ và các nước IEA, có thể thấy việc xây dựng hạ tầng dự trữ dầu thô, xăng dầu là vô cùng cần thiết nhằm ứng phó với biến động của giá dầu thô, xăng dầu thế giới; rủi ro về đứt gãy nguồn cung và ổn định giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Hiện sức chứa hệ thống dự trữ xăng dầu của Việt Nam được chia thành 3 nhóm: Dự trữ sản xuất, dự trữ quốc gia và dự trữ thương mại.
Đối với dự trữ sản xuất, ước tính tổng dự trữ sản xuất khoảng gần 870 nghìn tấn xăng dầu quy đổi. Nếu so với mức tiêu thụ ròng năm 2019 khoảng 17,8 triệu tấn thì dự trữ sản xuất đáp ứng được khoảng 18-19 ngày tiêu thụ (tương ứng với khoảng 24 ngày nhập ròng).
Đối với dự trữ quốc gia, hiện dự trữ ở mức tương đối thấp, chỉ khoảng 500 nghìn m3, tương ứng với khoảng 10-11 ngày tiêu thụ. Việt Nam hiện cũng chưa đầu tư xây dựng riêng hệ thống dự trữ quốc gia riêng mà chủ yếu giao cho một số doanh nghiệp đầu mối lớn như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng Công ty dầu Việt Nam (PVOIL) thực hiện. Đối với dự trữ thương mại, tổng sức chứa hệ thống kho xăng dầu thương mại trên toàn quốc vào khoảng 4,1 triệu m3, về cơ bản đang đáp ứng được quy định dự trữ bắt buộc 20 ngày tại Nghị định 95/NĐ-CP ngày 1/11/2021.Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn lực dành cho việc dự trữ dầu thô, xăng dầu của còn chưa cao, Việt Nam có thể sẽ tiếp tục nâng cấp mở rộng các nhà máy lọc dầu.
Bên cạnh đó, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp đầu mối tiếp tục tận dụng sức chứa sẵn có để chứa các mặt hàng xăng dầu dự trữ quốc gia, nhưng cần có các quy định cụ thể hơn về việc dành riêng sức chứa hàng dự trữ quốc gia. Trong trung và dài hạn, Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng kho dự trữ dầu thô quốc gia.
Ngoài ra, với dự trữ quốc gia, ưu tiên nâng cấp, mở rộng sức chứa của hệ thống kho xăng dầu hiện tại. Ước tính hệ thống kho xăng dầu trên địa bàn cả nước có thể mở rộng thêm khoảng 2,5 triệu m3 tại các kho đầu mối, ngoại quan và 1 triệu m3 tại các kho trung chuyển và kho tuyến sau, đủ để đáp ứng nhu cầu dự trữ xăng dầu trong dài hạn.
Giải pháp thứ ba chính là áp dụng công cụ phái sinh đối với thị trường dầu thô. Hiện nay Việt Nam mới có thị trường giao dịch vật chất chất mà chưa xây dựng được thị trường phái sinh thực chất.
Tại Việt Nam hiện có Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) liên kết với các tổ chức thanh toán bù trừ/sở giao dịch hàng hóa trên thế giới (CME, ICE, NYMEX, OSE, SGX…) và cung cấp một số ít loại hàng hóa liên quan đến năng lượng.
Một số ngân hàng TMCP (VietinBank, BIDV, Sacombank, Techcom Bank, HD Bank, ANZ, Citibank…) tham gia thực hiện nhưng hầu hết chỉ đóng vai trò trung gian cung cấp dịch vụ, hưởng phí giao dịch. Trong giai đoạn tới, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho việc vận hành thị trường, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp triển khai như vấn đề chuyển đổi ngoại tệ, cơ chế hạch toán kế toán lãi/lỗ từ các giao dịch phái sinh…/.
Ông Đoàn Tiến Quyết, chuyên gia cao cấp Viện Dầu khí Việt NamTin liên quan
-
Doanh nghiệp
Các công ty dầu Nga có thể gặp khó khăn trong giao dịch với các đối tác EU
09:05' - 15/03/2022
Theo Reuters, ngày 14/3, Liên minh châu Âu đang chuẩn bị đưa ra các biện pháp trừng phạt với công ty dầu mỏ của Nga là Rosneft, Transneft, Gazpromneft, nhưng sẽ tiếp tục mua hàng từ các công ty này.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm hơn 5% trước tín hiệu tích cực về đàm phán Nga-Ukraine
08:08' - 15/03/2022
Kaushal Ramesh, nhà phân tích thuộc công ty dịch vụ năng lượng Rystad Energy (Na Uy) cho biết giá dầu giảm do kỳ vọng về những diễn biến tích cực trong cuộc đàm phán mới nhất giữa Nga và Ukraine.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm thuế xăng dầu tác động thế nào đến tăng trưởng kinh tế?
07:43' - 15/03/2022
Phóng viên BNEWS đã trích dẫn bài viết của TS Nguyễn Quốc Việt và PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu để có thêm đánh giá tác động của dự thảo về mức thuế bảo vệ môi trường tới tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
-
Phân tích doanh nghiệp
Giá xăng dầu tăng, doanh nghiệp sản xuất gặp khó
07:42' - 15/03/2022
Những biến động tăng cao nhanh chóng của giá xăng dầu đang tác động lớn tới chi phí vận tải, logistics, giá hàng hóa...
-
Hàng hoá
Giá dầu hạ nhiệt nhờ dấu hiệu tích cực từ đàm phán Nga-Ukraine
20:35' - 14/03/2022
Chuyên gia phân tích Carsten Fritsch thuộc ngân hàng Commerzbank nhận định những tín hiệu tích cực từ các cuộc đối thoại giữa Nga và Ukraine hồi cuối tuần đã ảnh hưởng đến đà giảm của dầu mỏ thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Các nước thành viên WHO ủng hộ thỏa thuận toàn cầu chống đại dịch
11:18'
Các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ủng hộ một thỏa thuận toàn cầu có tính đột phá nhằm cải thiện công tác ứng phó với đại dịch trong tương lai.
-
Ý kiến và Bình luận
Chưa thể ấn định thời hạn hoàn tất dự thảo bản ghi nhớ giữa Nga và Ukraine
09:03'
Nga và Ukraine sẽ cùng soạn thảo các dự thảo liên quan đến một biên bản ghi nhớ, sau đó tiến hành trao đổi và tiến tới các cuộc tiếp xúc sâu để xây dựng một văn bản thống nhất.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ cảnh báo thuế quan có thể về mức cao nếu đàm phán không tiến triển
08:57' - 19/05/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, nếu các quốc gia không đạt được thỏa thuận thương mại với nước này trong thời gian tạm hoãn 90 ngày, thuế quan sẽ sớm quay trở lại mức “có đi có lại”.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF khuyến nghị với nền kinh tế quá phụ thuộc vào xuất khẩu dầu
09:45' - 18/05/2025
IMF khuyến nghị Iraq - nước sản xuất dầu lớn thứ hai trong OPEC có thể kiềm chế thâm hụt tài chính bằng cách huy động nguồn thu thuế từ các hoạt động kinh tế phi dầu mỏ và kiểm soát quỹ lương công.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương
09:14' - 18/05/2025
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Marco Rubio ngày 17/5, trao đổi quan điểm xung quanh cuộc hòa đàm về xung đột Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Bên lề Quốc hội: Giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường một cách tốt nhất
16:44' - 17/05/2025
Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết Quốc hội).
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc Fed cảnh báo chính sách thương mại "phủ bóng" kinh tế Mỹ
13:18' - 16/05/2025
Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Michael Barr cảnh báo các chính sách thương mại đã phủ bóng lên triển vọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhật Bản đề xuất luật mới hạn chế Google và Apple toàn quyền kiểm soát kho ứng dụng
08:00' - 16/05/2025
Đây cũng là một phần trong nỗ lực của Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản nhằm hạn chế hành vi độc quyền của hai "ông lớn" Google và Apple.
-
Ý kiến và Bình luận
Trao công hàm phản đối Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông
21:43' - 15/05/2025
Bộ Ngoại giao đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và cũng đã trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá nói trên.