Ủy ban Tranh luận Tổng thống Mỹ điều chỉnh quy định cho cuộc tranh luận cuối cùng
Theo đó, khi bắt đầu mỗi phần tranh luận, micro của Tổng thống Mỹ Donald Trump hoặc ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, ông Joe Biden, sẽ bị tạm ngắt trong 2 phút để tránh gián đoạn phần phát biểu mở đầu của ứng cử viên còn lại.
Thông tin trên được đưa ra 3 ngày trước khi diễn ra cuộc tranh luận thứ 2 và cũng là cuộc tranh luận cuối cùng giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ diễn ra vào ngày 22/10 tại Nashville.
Đây được coi là một trong những sự kiện quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới kết quả cuộc bầu cử sắp tới.
Trong một thông báo, CPD cho biết việc áp dụng thay đổi này là thích hợp nhằm đảm bảo 2 bên tuân thủ các quy định đã được nhất trí trước đó.
Theo thông báo, trong tuần này, đại diện ban vận động tranh cử của cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đã tái cam kết tôn trọng quy tắc 2 phút tranh luận mà không bị gián đoạn.
Theo quy định mới áp dụng trong cuộc tranh luận kéo dài 90 phút vào ngày 22/10, mỗi ứng cử viên sẽ có 6 phần phát biểu, mỗi phần 15 phút và trong đó có 2 phút phát biểu mở đầu không bị đối phương gián đoạn.
Micro sẽ được mở cho các ứng cử viên phát biểu trong khung thời gian quy định. Tuy nhiên, đối với các phần tranh luận mở, micro sẽ được bật cho cả hai ứng cử viên.
Các quy định được điều chỉnh nhằm đảm bảo trật tự cho cuộc tranh luận cuối cùng giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ sau khi cuộc tranh luận đầu tiên bị cho là "hỗn loạn", hai bên thường xuyên ngắt lời và có những lời nói công kích lẫn nhau.
Cuộc tranh luận cuối cùng giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ dự kiến diễn ra tại Nashville, bang Tennessee, với sự điều phối của phóng viên Kristen Welker từ NBC News.
Các chủ đề tranh luận dự kiến gồm cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, biến đổi khí hậu, an ninh quốc gia, vai trò lãnh đạo...
Tuy nhiên, đại diện ban vận động tranh cử của Tổng thống Trump đã lên tiếng phản đối một số chủ đề trên, đồng thời kêu gọi cuộc tranh luận cuối tập trung vào chính sách đối ngoại.
Hai tuần nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, nhưng do đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều người e ngại việc xếp hàng bỏ phiếu trực tiếp nên một số bang đã tổ chức bỏ phiếu sớm. Hiện bang Texas đang dẫn đầu cả nước với hơn 4 triệu cử tri đã đi bỏ phiếu.
Từ năm 1980, bang Texas luôn đặt niềm tin vào các ứng cử viên Cộng hòa và đóng góp không nhỏ cho tỷ lệ ủng hộ đảng này qua từng năm. Hoạt động bỏ phiếu sớm tại bang này bắt đầu từ ngày 13/10 và được giám sát chặt chẽ.
Theo quan sát của Đại học Florida, hiện tổng số phiếu bầu sớm tại bang Texas đang ở mức tương đương 45% tổng số phiếu bầu toàn bang trong cuộc bầu cử năm 2016.
Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu tính tới ngày 19/10 tại bang Texas cao hơn tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu sớm của bang đông dân California./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Chiến dịch kỹ thuật số ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ tại Florida
10:49' - 18/10/2020
Người Mỹ gốc Latinh là khối bỏ phiếu quan trọng ở Florida và sẽ có tác động đến việc ứng cử viên nào giành được 29 phiếu đại cử tri từ bang chiến địa này trong cuộc bầu cử sắp tới.
-
Kinh tế Thế giới
Ứng cử viên Joe Biden vượt Tổng thống Trump về tỷ lệ ủng hộ tại Michigan và Pennsylvania
09:44' - 17/10/2020
Kết quả cuộc thăm dò dư luận được Hill-Harvard công bố ngày 16/10 cho thấy ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden đang dẫn trước Tổng thống Mỹ Donald Trump ở bang Michigan.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Donald Trump nêu quan điểm về các vấn đề nổi cộm
09:52' - 16/10/2020
Tối 15/10 (giờ Mỹ), tại cuộc hỏi đáp riêng rẽ được tổ chức tại bang Florida, các cử tri tập trung chất vấn Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm trọng thể
19:33'
Bài viết trên Tân Hoa xã dẫn lời của Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đã chung sức, đồng lòng bắt tay khôi phục, tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48'
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30'
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29' - 29/04/2025
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.