Vắc-xin Covid-19 “made in Vietnam” vượt tiến độ dự kiến
Với quy trình nghiên cứu thần tốc, dự án vắc-xin “made in Vietnam” phòng virus SARS-CoV-2 được các nhà khoa học của Công ty Vabiotech triển khai với sự tài trợ của Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF (thuộc Tập đoàn Vingroup), đang có triển vọng “về đích” sớm. Dự án càng có ý nghĩa khi thế giới đang đối mặt với nguy cơ của làn sóng Covid-19 thứ 2.
*Vượt tiến độ 2 tháng
Một ngày giữa tháng 6, ThS. Mạc Văn Trọng - Công ty TNHH Vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Bộ Y tế - nhận được tin từ TS. Đỗ Tuấn Đạt (Chủ tịch Vabiotech), cho hay, dự án nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng Covid-19 của ông và các đồng sự “đã có kết quả. Vắc-xin dự tuyển có tính sinh miễn dịch khá cao".
Với ThS. Trọng và nhóm nghiên cứu của Công ty Vabiotech, kết quả này có ý nghĩa “sống còn”. Dự án nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng Covid-19 mà họ đang theo đuổi đang đi đúng hướng và đã cho kết quả bước đầu. “4 tháng quên ăn quên ngủ của chúng tôi đã được đền đáp”, nhà nghiên cứu của Vabiotech chia sẻ.
Trước đó, ngày 15/5 và 29/5, 2 lô mẫu huyết thanh của 50 con chuột đã tiêm dự tuyển vắc-xin Covid-19 lần lượt được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (VSDTTW) để đánh giá. Bằng việc tiêm so sánh với chính chủng virus hoang dại đã được bất hoạt cho chuột, Viện VSDTTW xác định các mẫu huyết thanh này đã cho đáp ứng kháng thể, trong đó có những mẫu đáp ứng khá cao.
“Đây là cơ sở để phát triển thành vắc-xin hoàn chỉnh”, PGS.TS. Nguyễn Lê Khánh Hằng, Phó trưởng Khoa Virus, Viện VSDTTW, nhận định.
Với kết quả này, Vabiotech đã vượt tiến độ 2 tháng của giai đoạn 1 dự án, cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu sản xuất vắc-xin Covid-19. Ở giai đoạn tiếp theo, vắc-xin dự tuyển sẽ được phát triển thành vắc-xin hoàn chỉnh, ổn định và đủ tiêu chuẩn để sử dụng cho người. Nhóm nghiên cứu cũng sẽ xây dựng quy trình sản xuất thương mại để có thể đáp ứng quy mô sản xuất lên tới hàng triệu, thậm chí là hàng chục triệu liều.
Không sốt ruột trước thông tin nhiều nước đã bắt đầu thử nghiệm vắc-xin Covid-19 trên người nhưng các nhà khoa học của Việt Nam cũng đang thực sự chạy đua với thời gian, nhất là trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nguy cơ của làn sóng Covid-19 thứ 2. Theo các nhà nghiên cứu, Việt Nam không đặt mục tiêu dẫn đầu nhưng sẽ đón đầu nhờ kế thừa được các kinh nghiệm của thế giới ứng phó với loại virus rất mới SARS-CoV-2.
“Để cho ra đời vắc-xin hoàn chỉnh cần 9 – 12 tháng nữa nhưng chúng tôi đang nỗ lực để rút ngắn thời gian này”, ThS. Trọng cho biết. “Dù vậy, so với mức trung bình 10 năm của một vắc-xin bình thường, thời gian 18 - 24 tháng để phát triển được một vắc-xin đã là một thành tựu rất đáng kể”.
Cũng theo đại diện Vabiotech, dự án lần này không chỉ dừng lại ở việc cho ra đời loại vắc-xin mà cả thế giới đang trông đợi, mục tiêu lớn hơn là giúp tăng tính chủ động về vắc-xin cho Việt Nam, nhất là các vắc-xin đại dịch. Nếu trong tương lai xuất hiện thêm chủng coronavirus mới gây đại dịch ở người, với công nghệ sẵn có trong tay, chỉ cần “lắp ráp” phần gen của chủng virus mới vào là rất nhanh sẽ cho ra đời loại vắc-xin mới.
“Khi một nước nào đó có vắc-xin thương mại họ sẽ ưu tiên bảo vệ người dân của họ trước. Như đợt đại dịch cúm A/H1N, mua 1 liều vắc-xin đã khó chưa nói gì đến mua cả triệu liều. Vì thế, tính chủ động vắc-xin của một quốc gia là rất quan trọng”, ThS. Mạc Văn Trọng lý giải.
*Hai nghiên cứu về SARS-CoV-2 do VinIF tài trợ khẩn cấp đều có kết quả tốt
Sau chục năm tham gia và đứng chính nhiều công trình lớn nghiên cứu và sản xuất vắc-xin, với ThS. Mạc Văn Trọng, dự án lần này là đặc biệt nhất. Lý do không chỉ bởi bối cảnh “virus thế kỷ” đang nhấn chìm thế giới trong đại dịch mà còn bởi những sóng gió chưa từng có mà nhóm nghiên cứu đã trải qua.
Dự án khởi đầu rất thuận lợi do được tài trợ kinh phí diện “khẩn cấp” của Quỹ VinIF, nhằm ứng phó với một đại dịch toàn cầu. Nhiều công đoạn nghiên cứu của dự án đã được thực hiện tại Phòng thí nghiệm của Đại học Bristol (Anh) ngay từ đầu tháng 2/2020 nhằm đẩy nhanh tiến độ.
Tuy nhiên, dự án đã suýt đổ bể khi châu Âu bị phong tỏa, toàn bộ các hoạt động nghiên cứu phải tạm dừng. Do đã lường trước nguy cơ này nên nhóm nghiên cứu đã làm việc gần như 24/7, mỗi ngày chỉ ngủ vài tiếng, để kịp hoàn thành kế hoạch đặt ra. May mắn là các thành viên vừa rời đi thì nước Anh phong tỏa và về đến Việt Nam ngay sát thời điểm đóng cửa đường hàng không hồi cuối tháng 3.
“Chúng tôi đã chịu áp lực rất lớn. Lo ngại nhất khi đó là không chuyển được mẫu về Việt Nam, bởi nếu thế thì kết quả nghiên cứu gần 2 tháng trời sẽ đổ sông đổ biển”, ThS. Trọng nói về quãng thời gian khó khăn nhất.
Để bù tiến độ cho 14 ngày gián đoạn vì cách ly tập trung sau khi về nước, nhóm nghiên cứu tiếp tục làm việc với cường độ 1 ngày bằng 2 ngày. Phòng thí nghiệm của Vabiotech khi đó đã trở thành “phòng cách ly để nghiên cứu” của những nhà khoa học trở về từ Anh. Nhờ thế mà chỉ 1 tháng sau, dự tuyển vắc-xin đã được hoàn thành để tiêm thử nghiệm trên chuột.
Công nghệ mà Vabiotech sử dụng trong sản xuất vắc-xin phòng chống dịch bệnh mà đến nay đã khiến gần 9 triệu người trên toàn thế giới nhiễm, gần 500.000 người tử vong, là công nghệ vector virus thay vì các công nghệ vắc xin bất hoạt hay sống giảm độc lực như truyền thống. Đây là công nghệ mới, đa năng, cho hiệu suất sản xuất cao, không phụ thuộc vào việc nuôi cấy toàn thể tác nhân gây bệnh, phù hợp đối với các vắc-xin đại dịch.
“Nhờ nguồn kinh phí tài trợ, Công ty đã nâng cấp được hệ thống nuôi cấy tế bào Bioreactor vốn đã được trang bị gần 10 năm trước. Model thế hệ mới này thích ứng hơn với công nghệ vector virus mà chúng tôi đang dùng”, TS. Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Vabiotech, tiết lộ.
Cũng theo tác giả của nhiều nghiên cứu phát triển vắc-xin “made in Vietnam”, dự án của Vabiotech có thể tăng tốc còn do được “hưởng lợi” từ những kết quả của đề tài nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của virus SARS-CoV-2 mà Viện VSDTTW đang triển khai. Đây cũng là một dự án cấp bách do Quỹ VinIF tài trợ ngay khi Covid-19 mới bùng phát. Nhờ các thông tin “giải mã” này mà dù nhiều nước đã “việt vị” trong dự đoán về dịch bệnh nguy hiểm bậc nhất đầu thế kỷ XXI, Việt Nam vẫn có thể làm chủ tình hình.
“Việt Nam đã xuất sắc khi trở thành một điểm sáng của thế giới về phòng chống và kiểm soát dịch bệnh. Chúng tôi kỳ vọng vào những thắng lợi tiếp theo, trong đó có vắc-xin Covid-19 “made in Vietnam”, TS. Đỗ Tuấn Đạt đặt mục tiêu.
- Từ khóa :
- vắc xin covid
- vingroup
- virus SARS-CoV-2
- vabiotec
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan dự kiến cuối năm 2020 thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 ở người
13:45' - 24/06/2020
Ngày 23/6, Bộ trưởng Giáo dục đại học, Đổi mới, nghiên cứu, khoa học của Thái Lan Suvit Maesincee thông báo nước này dự kiến thử nghiệm vaccine phòng bệnh COVID-19 ở người vào cuối năm nay.
-
Chuyển động DN
Sanofi tăng tốc trong cuộc đua phát triển vaccine ngừa COVID-19
06:30' - 24/06/2020
Sanofi sẽ tiếp tục đầu tư 425 triệu USD để mở rộng liên doanh với công ty Translate Bio nhằm tìm ra vaccine ngừa COVID-19 vào năm tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 trên người
19:53' - 19/06/2020
Ngày 19/6, Clover Biopharmaceuticals - công ty công nghệ sinh học của Trung Quốc, thông báo đang tiến hành giai đoạn thử nghiệm ban đầu trên người một loại vaccine có khả năng phòng bệnh COVID-19.
-
Đời sống
CureVac bắt đầu thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người
21:28' - 17/06/2020
Công ty công nghệ sinh học CureVac (Đức) đã có giấy phép để bắt đầu tiến hành thử nghiệm một loại vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên người.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Ai Cập thành lập Công ty Cổ phần Kênh đào Suez nhằm thúc đẩy kinh tế đất nước
08:18'
Nội các Ai Cập ngày 7/6 đã ban hành quyết định thành lập Công ty Cổ phần Công nghiệp, Dịch vụ Hàng hải và Đầu tư Kênh đào Suez, với mục tiêu thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước.
-
Chuyển động DN
Công đoàn EVNNPT: Cùng EVN vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay
16:23' - 07/06/2023
Trong hai ngày 6-7/6, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội đại biểu Công đoàn Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Chuyển động DN
Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại quốc tế, Bộ Ngoại thương UAE đến thăm và làm việc với SCIC
15:49' - 07/06/2023
Ông Nguyễn Chí Thành, Chủ tịch Hội đồng Thành viên SCIC đã giới thiệu với các nhà đầu tư UAE về cơ hội đầu tư vào Việt Nam thông qua việc mua cổ phần doanh nghiệp trong danh mục thoái vốn của SCIC.
-
Chuyển động DN
OpenAI chưa lên kế hoạch IPO
13:38' - 07/06/2023
Cho đến nay, OpenAI đã huy động được 10 tỷ USD từ Microsoft khi tập đoàn này đầu tư nhiều hơn vào việc xây dựng năng lực điện toán.
-
Chuyển động DN
EVN thông tin về lý do phải nhập khẩu điện
13:17' - 07/06/2023
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây đã thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của tập đoàn, cùng lý do nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc mà không mua điện gió và điện mặt trời.
-
Chuyển động DN
Thị trường khởi sắc, thép Hòa Phát tăng lượng tiêu thụ
13:03' - 07/06/2023
Tháng 5/2023, tiêu thụ thép các loại của Hòa Phát đạt 530.000 tấn, tăng 16% so với tháng 4/2023 vừa qua.
-
Chuyển động DN
EVNGENCO1 ưu tiên hàng đầu cho đảm bảo điện
12:05' - 07/06/2023
EVNGENCO1 tập trung và đặt ưu tiên hàng đầu cho việc đảm bảo các tổ máy sẵn sàng đáp ứng phương thức huy động của Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia.
-
Chuyển động DN
Quỹ đầu tư mạo hiểm Sequoia rút khỏi Trung Quốc và Ấn Độ
10:22' - 07/06/2023
Quỹ đầu tư mạo hiểm khổng lồ Sequoia, ngày 6/6, thông báo sẽ rút khỏi Trung Quốc và Ấn Độ, nhằm tái cấu trúc cơ cấu, hướng tới mục tiêu đơn giản hóa hoạt động kinh doanh của công ty.
-
Chuyển động DN
TSMC lạc quan về đàm phán xây dựng nhà máy ở Đức
09:30' - 07/06/2023
Nhà sản xuất chip TSMC (Đài Loan, Trung Quốc) ngày 6/6 bày tỏ “hài lòng” về các cuộc đàm phán xây dựng nhà máy đầu tiên ở châu Âu (đặt tại Đức) trong đó bao gồm thảo luận về trợ cấp với chính phủ.