"Vai trò" của Fed và những vấn đề trong ngành ngân hàng
Nguyên nhân của sự sụp đổ ngân hàng gần đây ở Mỹ có vẻ rõ ràng: 90% tiền gửi tại ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) và ngân hàng Signature Bank không có bảo hiểm, và tiền gửi không có bảo hiểm dễ dàng bị rút ra hàng loạt. Ngoài ra, cả hai ngân hàng đã đầu tư một khoản tiền đáng kể vào trái phiếu dài hạn, giá trị thị trường giảm khi lãi suất tăng.
Khi SVB bán một số trái phiếu này để huy động tiền, những khoản lỗ chưa thực hiện của danh mục đầu tư trái phiếu đã được đưa ra ánh sáng. Việc tăng vốn thất bại sau đó dẫn đến tình trạng tiền gửi bị rút ồ ạt và điều này đã dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng.Bốn yếu tố cho thấy vấn đề này có một phần nguyên nhân từ hệ thống.Thứ nhất, bất cứ khi nào Fed thực hiện nới lỏng định lượng (QE), lượng tiền gửi ngân hàng không có bảo hiểm sẽ tăng lên ồ ạt. Là một phần của QE, ngân hàng trung ương đã sử dụng dự trữ lưu động của mình để mua trái phiếu trên thị trường, điều này không chỉ làm tăng bảng cân đối kế toán của chính mình mà còn của hệ thống ngân hàng nói chung - và khối lượng tiền gửi không được bảo hiểm, được khấu trừ với các ngân hàng.Trong khi Fed nối lại QE sau đại dịch, khối lượng tiền gửi ngân hàng không có bảo hiểm đã tăng từ khoảng 5.500 tỷ USD vào cuối năm 2019 lên hơn 8.000 tỷ USD trong quý I/2022. Tại SVB, dòng tiền gửi tăng từ dưới 5 tỷ USD trong quý III/2019 lên mức trung bình 14 tỷ USD/quý trong giai đoạn QE.Nhưng khi Fed kết thúc QE, tăng lãi suất và nhanh chóng chuyển sang thắt chặt định lượng (QT), dòng tiền đã đảo ngược. Khách hàng của SVB, dưới áp lực từ sự suy yếu đầu tư trong lĩnh vực công nghệ, đã phải rút dự trữ tiền mặt của họ, và ngày càng có nhiều khoản tiền gửi không có bảo hiểm bị rút.Thứ hai, nhiều ngân hàng được hưởng lợi từ dòng tiền gửi khổng lồ đã lựa chọn kênh đầu tư dài hạn, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp, để tận dụng lợi thế của mức chênh lệch lãi suất. Thông thường, điều này sẽ không rủi ro lắm: lãi suất dài hạn đã không tăng trong một thời gian dài và nếu có, các ngân hàng cho rằng, nhà đầu tư sẽ khó phản ứng và sẽ tiếp tục chấp nhận lãi suất thấp mặc dù lãi suất cơ bản tăng. Do đó, các ngân hàng cảm thấy được bảo vệ cả từ quá khứ và khỏi quán tính của nhà đầu tư.Nhưng lần này thì khác, vì chúng là những khoản tiền gửi không có bảo hiểm. Bởi vì những khoản tiền gửi này là kết quả của các hành động của ngân hàng trung ương, không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng bị rút cạn sau sự thay đổi lập trường của Fed. Và vì các nhà đầu tư lớn có thể dễ dàng phối hợp với nhau, hành động của một vài người có thể kích hoạt phản ứng dây chuyền. Ngay cả với các ngân hàng "khỏe mạnh", nhà đầu tư đã quen thuộc với rủi ro ngân hàng và lãi suất cao hơn của các quỹ thị trường tiền tệ muốn được bù đắp bằng lợi nhuận cao hơn. Thực tế này đe dọa chênh lệch lãi suất khổng lồ giữa các khoản đầu tư và tiền gửi không hoạt động - và do đó cũng là lợi nhuận và khả năng thanh toán của các ngân hàng.Mối quan tâm thứ ba là hai xu hướng đầu tiên này có ý nghĩa hơn hiện nay. Giai đoạn 2017-2019, lần cuối cùng Fed chuyển sang QT và tăng lãi suất, lãi suất đã được tăng ít đột ngột và mạnh hơn so với hiện nay - và các ngân hàng nắm giữ trái phiếu ít nhạy cảm với lãi suất hơn. Do đó, tổn thất bảng cân đối kế toán của các ngân hàng là nhỏ. Không có khoản tiền gửi nào được khấu trừ, mặc dù nhiều trường hợp ngày nay vẫn được áp dụng tại thời điểm đó.Giờ đây, không chỉ quy mô và tốc độ tăng lãi suất lớn hơn mà lượng tài sản nhạy cảm với lãi suất tại các ngân hàng cũng cao hơn nhiều. Ví dụ, Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang ước tính các khoản lỗ chưa thực hiện từ các trái phiếu sẵn sàng bán và đáo hạn trong lĩnh vực ngân hàng có thể vượt 600 tỷ USD.Mối quan tâm thứ tư là thiếu sự giám sát của giới chức ngành. Rõ ràng là quá nhiều nhà quản lý đã không nhận thấy mức độ dễ bị tổn thương ngày càng tăng của các ngân hàng đối với lãi suất, hoặc không thể buộc các ngân hàng thực hiện các biện pháp đối phó. Nếu giám sát chặt chẽ hơn, ngày nay sẽ có ít ngân hàng gặp rắc rối hơn.Tuy nhiên, một vấn đề khác là các cơ quan giám sát đã không xem xét tất cả các ngân hàng chặt chẽ như nhóm ngân hàng lớn nhất. Các tiêu chuẩn khác nhau có thể đã dẫn đến các khoản vay bất động sản thương mại rủi ro được chuyển từ các ngân hàng lớn hơn, có vốn tốt hơn sang các tổ chức vừa và nhỏ có vốn tương đối yếu.Vì vậy, sự nhạy cảm trong hệ thống ngân hàng là do chính các chủ ngân hàng gây ra nhưng trong đó cũng có vai trò của Fed. Các vòng QE thường xuyên đã thổi phồng bảng cân đối kế toán của các ngân hàng và cho phép họ nhận được nhiều tiền gửi không có bảo hiểm hơn, khiến họ ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung tiền lỏng lẻo. Sự phụ thuộc này gây khó khăn cho việc đảo ngược QE và thắt chặt chính sách tiền tệ. QE càng lớn và kéo dài càng lâu, Fed càng có nhiều thời gian để bình thường hóa bảng cân đối kế toán và lý tưởng nhất là tăng lãi suất.Thật không may, những lo ngại về ổn định tài chính này mâu thuẫn với nhiệm vụ chống lạm phát của Fed. Thị trường hiện đang kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất mặc dù lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu đáng kể và một số nhà quan sát đã kêu gọi chấm dứt QT.Hiện tại, Fed một lần nữa cung cấp lượng thanh khoản lớn thông qua chiết khấu và các kênh khác. Nếu các vấn đề trong lĩnh vực tài chính không làm nền kinh tế phát triển chậm lại, những hành động như vậy của Fed có thể kéo dài cuộc chiến chống lạm phát.Tóm lại, Fed hiện đang điều tra hành vi của các ngân hàng và cơ quan quản lý nhưng không thể bỏ qua thực tế là chính sách tiền tệ của chính ngân hàng trung ương (đặc biệt là QE) đã góp phần vào các vấn đề ngày nay./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Fed nhận định hệ thống ngân hàng Mỹ vẫn "an toàn" bất chấp sự sụp đổ của SVB
12:08' - 15/04/2023
Thành viên điều hành của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman ngày 14/4 cho biết hệ thống tài chính và ngân hàng Mỹ vẫn "an toàn".
-
Chứng khoán
FDIC giao BlackRock bán danh mục chứng khoán của Signature Bank và SVB
13:44' - 06/04/2023
FDIC đã giao cho BlackRock Inc bán các danh mục chứng khoán mà cơ quan này tiếp quản từ hai ngân hàng Signature Bank và Silicon Valley (SVB).
-
Ngân hàng
Hướng đi nào cho đầu tư mạo hiểm thời kỳ hậu SVB?
16:19' - 01/04/2023
Silicon Valley Bank (SVB) sụp đổ và gây ra chấn động trong ngành đầu tư mạo hiểm.
-
Ngân hàng
Anh sẽ đảm bảo sự ổn định tài chính sau vụ phá sản của SVB
19:24' - 29/03/2023
Anh sẽ không làm bất cứ điều gì gây tổn hại đến sự ổn định tài chính sau sự sụp đổ của Ngân hàng SVB và những khó khăn tại ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ).
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.