Vai trò của thị trường carbon toàn cầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Thị trường carbon, trong nhiều năm thiếu hụt, cuối cùng đã trở thành một trong những công cụ phổ biến nhất trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Vào cuối năm 2021, hơn 21% lượng khí thải trên thế giới được bao phủ bởi một số hình thức định giá carbon, tăng từ năm 2020 là 15%. Các nhà đầu tư cũng đang quan tâm: Giao dịch trên các thị trường này đã tăng 164% vào năm ngoái, đạt 760 tỷ euro (897 tỷ USD).
Đó chắc chắn là một tin tuyệt vời. Giá carbon đảm bảo các công ty đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn gặp bất lợi trong cạnh tranh trong khi sự đổi mới xanh được đền đáp. Trong khi đó, doanh thu từ việc bán giấy phép carbon có thể được tái đầu tư vào năng lượng tái tạo hoặc các hoạt động khác khi các chính phủ thấy phù hợp.Tuy nhiên, vấn đề là rất ít thị trường hoạt động như dự kiến. Trong số 64 thuế carbon và hệ thống buôn bán khí thải (ETSS) tồn tại vào năm 2021, chỉ có thiểu số rất nhỏ, bao gồm 3,8% lượng khí thải, định giá khí đốt trên 40 USD một tấn, mà Liên minh Lãnh đạo về Giá Carbon, một nhóm các doanh nghiệp và chính phủ, ước tính đó là chi phí xã hội tối thiểu của carbon (thước đo thiệt hại đối với phúc lợi toàn cầu do tăng lượng khí thải). Mức giá đó là quá hào phóng, khi một số nhà kinh tế định giá phải ở mức hơn 200 USD.Hầu hết các chương trình hoạt động theo nguyên tắc “giới hạn và thương mại”. Các cơ quan quản lý đặt ra tổng mức phát thải hàng năm được phép (giới hạn) và đấu giá các khoản định mức phát thải này cho các công ty có trong chương trình. Sau đó, các doanh nghiệp có thể trao đổi các định mức này với nhau, từ đó định ra giá carbon. Một số ETSS cũng cho phép các công ty tài chính như quỹ đầu cơ giao dịch, hoàn toàn vì lợi nhuận, bằng chính tài khoản của họ.Các thị trường tốt nhất định giá carbon cao nhờ giới hạn thấp và giảm dần theo thời gian, tạo ra động lực mạnh mẽ để chuyển đổi sang xu hướng xanh. Các thị trường này cũng bao gồm một loạt các hoạt động kinh tế, cho phép các đại lý đánh đổi giữa việc đốt xăng trong ô tô, than trong lò cao hoặc khí tự nhiên trong các nhà máy điện. Phạm vi rộng đảm bảo rằng các hệ thống thương mại tìm ra cách rẻ nhất để giảm lượng khí thải, giảm chi phí chung cho xã hội trong việc chống lại biến đổi khí hậu.Tuy nhiên, nhiều kế hoạch không phù hợp với cả hai lý do. Giống như thuế, thị trường carbon chuyển các nguồn lực từ khu vực tư nhân sang nhà nước, điều này gây khó chịu cho những người đứng về chính phủ nhỏ. Giá carbon cao hơn cũng có thể giúp đẩy giá tiêu dùng lên cao, khiến phiếu người dân phản đối, đồng thời làm tổn hại đến lợi nhuận của các công ty quyên góp cho các đảng chính trị. Dallas Burtraw, người phụ trách Ủy ban độc lập giám sát kế hoạch giao dịch của California, cho biết thị trường carbon đầy tham vọng như thế nào là “biểu hiện của ý chí chính trị”.Những luồng gió chính trị đang thay đổi, đôi khi giáng một đòn chí mạng vào các thị trường carbon non trẻ. Chẳng hạn, Australia, đã phá bỏ kế hoạch của riêng mình vào năm 2014, sau khi đảng Tự do trung hữu đưa ra kế hoạch bãi bỏ “thuế carbon” trong chiến dịch bầu cử của mình.Sức nóng chính trị thường xuyên hơn đã khiến các chính phủ phải làm tất cả những gì có thể để giữ giá thấp. Vào ngày 18/5, Ủy ban châu Âu (EC) bị thúc ép bởi các quốc gia thành viên lo lắng về giá năng lượng tăng cao, cho biết EU sẽ bán thêm 200 triệu giấy phép (hiện có 1,45 tỷ đang lưu hành). Giá carbon trong chương trình EU, lớn thứ hai thế giới, nhanh chóng giảm từ 90 euro (tương đương 97 USD)/tấn xuống còn 80 euro/tấn.ETSS của Trung Quốc, ra mắt năm ngoái, là ETSS lớn nhất thế giới. Nhưng với mức giá gần 60 NDT (9 USD), điều này không làm giảm được lượng khí thải, theo đánh giá của Yan Qin thuộc công ty dữ liệu Refinitiv.Vấn đề thứ hai là các vùng kinh tế thường bị loại trừ. Các công ty công nghiệp lập luận rằng việc đưa chúng vào hệ thống ETSS sẽ mang lại lợi thế không công bằng cho các nhà xuất khẩu từ các quốc gia có giá carbon thấp hơn, đó là lý do tại sao các công ty điện tử và những công ty khác cung cấp miễn phí cho các nhà vô địch sản xuất trong nước một số lượng giấy phép nhất định. Mặc dù nhằm mục đích ngăn chặn “rò rỉ carbon”, chẳng hạn như các công ty thép di dời từ các khu vực có quy định nghiêm ngặt về khí thải sang các khu vực có tiêu chuẩn lỏng lẻo hơn, những đặc quyền như vậy làm cho các kế hoạch kém hiệu quả hơn.Người tiêu dùng cũng thường được bảo vệ khỏi giá carbon cao. Trước đây khi giá giao thông và nhà ở cao hơn, chi phí sẽ được chuyển trực tiếp cho người dân, nhưng hiện đã bị loại khỏi kế hoạch của EU. Tại bang California của Mỹ, nơi có hệ thống ETSS toàn diện nhất, bao gồm 80% lượng khí thải của bang, tiền thu được từ việc bán giấy phép carbon được sử dụng một phần để trợ giá cho việc mua ô tô điện.Tuy nhiên, các thị trường khác thường hạn chế hơn về phạm vi. Sáng kiến Khí nhà kính Khu vực (RGGI), được hỗ trợ bởi 11 bang Đông Bắc của Mỹ, chỉ bao gồm lĩnh vực sản xuất điện. Hệ thống quốc gia của Trung Quốc cũng vậy (với quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, Trung Quốc vẫn bao gồm 7,4% lượng khí thải toàn cầu).Đôi khi, cách tính lượng khí thải mới là vấn đề. Trung Quốc không đặt giới hạn về tổng lượng khí thải, vẫn có thể tăng cùng với nhu cầu điện, mà dựa trên cường độ phát thải carbon. Hệ thống ETSS của nước này cũng bị suy yếu bởi việc thu thập dữ liệu kém.Do vậy, để làm cho thị trường carbon hoạt động tốt hơn là một thách thức chính trị hơn là một thách thức kinh tế. Việc giảm giới hạn tổng lượng phát thải cũng không bao gồm nhiều lĩnh vực, đòi hỏi phải suy nghĩ lại sâu sắc về các thiết kế của thị trường carbon. Việc xây dựng và duy trì sự hỗ trợ cho các biện pháp làm hầu hết các hoạt động kinh tế đều tốn kém hơn. Chuyên gia Ben Caldecott thuộc Đại học Oxford cũng chỉ ra điều tương tự: Nước Anh từ lâu đã thất bại trong việc tăng thuế xăng dầu vì lạm phát, khiến chính phủ tiêu tốn hàng tỷ USD.Tuy nhiên, động lực xung quanh thị trường carbon có vẻ tự duy trì. EU đang xem xét cái mà họ gọi là “cơ chế điều chỉnh biên giới carbon” sẽ khiến các nhà nhập khẩu vào khối phải trả khoản chênh lệch giữa giá carbon nước ngoài với giá carbon của EU. Điều đó không chỉ giúp loại bỏ lý do cho phép miễn phí cho các công ty sản xuất bên trong châu Âu; EU còn khuyến khích các quốc gia muốn xuất khẩu sang khối này đưa giá carbon của họ về gần với EU hơn.Tạo ra các thị trường lớn hơn bằng cách liên kết hai hoặc nhiều hệ thống ETSS cũng có thể giúp ngăn chặn rò rỉ carbon. Tất nhiên, điều đó là chính đáng trên cơ sở khoa học: Một tấn carbon có hại ở một quốc gia này, cũng sẽ có hạn như ở bất kỳ quốc gia nào khác. Điều đó cũng làm cho thị trường carbon trở nên chặt chẽ hơn, giúp hình thành giá cả đúng hơn.Do ngày càng có nhiều nền kinh tế thế giới bị bao phủ bởi hệ thống ETSS và thuế biên giới carbon được ưu ái, các nền kinh tế này sẽ là những kẻ tụt hậu hơn so với việc sớm thắt chặt lại và đánh mất lợi thế cạnh tranh. Mối đe dọa đó dường như đang phát huy tác dụng.Sau nhiều năm phản đối, Nhật Bản dự kiến sẽ thử nghiệm thị trường carbon quốc gia vào tháng Chín tới. Một số nhà lập pháp Mỹ cũng đang bắt đầu xem xét lại việc định giá carbon, nếu nếu Mỹ có xu hướng xanh hơn nhiều đối tác thương mại và thuế biên giới carbon có thể là một cái cớ hữu ích cho các biện pháp bảo hộ./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Sony đặt mục tiêu không phát thải carbon vào năm 2040
09:13' - 24/05/2022
Công ty sản xuất sản phẩm điện tử tiêu dùng Sony (Nhật Bản) cho biết đang nhắm mục tiêu không phát thải ròng carbon trên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này vào năm 2040.
-
Doanh nghiệp
Chevron thăm dò đầu tư vào lĩnh vực carbon thấp tại Indonesia
16:58' - 15/05/2022
Công ty năng lượng Chevron Corporation của Mỹ và công ty dầu khí PT Pertamina thuộc sở hữu của nhà nước Indonesia đã ký kết thỏa thuận nhằm thăm dò các cơ hội đầu tư vào lĩnh vực carbon thấp.
-
Doanh nghiệp
Lợi ích kép từ công nghệ thu hồi khí hydrocarbon của Vietsovpetro
16:38' - 15/05/2022
Việc nghiên cứu thành công giải pháp thu hồi khí hydrocacbon của Vietsovpetro không chỉ giúp giảm ô nhiễm mà còn tận thu được nguồn nguyên liệu thay thế dầu cho hệ thống nồi hơi trên tàu FSO.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ chi hơn 6 tỷ USD cho các dự án giảm phát thải khí carbon
07:20' - 22/04/2022
Ngày 21/4, Bộ Giao thông Mỹ cho biết sẽ chi 6,4 tỷ USD trong vòng 5 năm để các bang tài trợ cho các dự án nhằm giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30'
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30'
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.