Vẫn chưa có được tiếng nói chung giữa nông dân và nhà máy đường ở Tây Ninh
Hơn 100 người nông dân trồng mía lo lắng đã kiến nghị Hội Người trồng mía tỉnh Tây Ninh gửi đơn cầu cứu khắp nơi, để nhờ sự trợ giúp từ các ban, ngành của tỉnh.
*Xung đột lợi ích Trước những phản ảnh của người nông dân trồng mía, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh đã chủ trì mời đại diện Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (Nhà máy đường Thành Thành Công – Biên Hòa), Hội Người trồng mía tỉnh Tây Ninh và đại diện cho 106 nông dân trồng mía tại Tây Ninh với khoảng 16.000 ha mía để tìm hướng giải quyết, thế nhưng vẫn chưa có tiếng nói chung về giá thu mua mía nguyên liệu niên vụ 2021-2022 giữa người trồng mía và nhà máy đường. Theo ông Lâm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Người trồng mía tỉnh Tây Ninh, từ tháng 6/2021, có 106 người nông dân trồng mía đã gửi đơn kêu cứu đến Hội Người trồng mía tỉnh Tây Ninh, nhờ can thiệp đề nghị Nhà máy đường Thành Thành Công – Biên Hòa hỗ trợ một phần thua lỗ trong 3 vụ mía 2018-2019, 2019-2020, 2020-2021 (có nông dân lỗ trên 10 tỷ đồng). Trong khi đó, Nhà máy đường Thành Thành Công – Biên Hòa tại Tây Ninh là một trong những nhà máy có công suất lớn, tiên tiến, tốt nhất Việt Nam, từ cây mía tinh luyện thẳng ra đường RE bán giá rất cao. Ông Dũng cũng cho biết, niên vụ mía 2018-2019, theo hợp đồng Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa ký với nông dân trồng mía, giá thu mua bảo hiểm thấp nhất là 900.000 đồng/tấn/10 CCS, nhưng thực tế công ty chỉ thu mua 700.000 đồng/tấn/10 CCS, giá thu mua bằng hoặc thấp hơn nhiều so với các nhà máy đường trong nước. Chỉ khi đến cuối vụ, Hội Người trồng mía tỉnh Tây Ninh phản ánh nhiều lần thì công ty mới cho điều chỉnh tăng thêm 50.000 đồng/tấn/10 CCS. Bà Nguyễn Thị Hiệp, 76 tuổi, ngũ xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh là một trong những người có diện tích trồng mía lớn trên 700 ha (200 ha trồng ở Việt Nam và 500 ha trồng tại Campuchia) cho biết, bản thân “làm ăn” với công ty đã nhiều năm, luôn xem công ty như môi với răng, vui thì cùng hưởng, khó thì cùng chia sớt với nhau.Tuy nhiên, những năm vừa qua người nông dân trồng mía phải gánh chịu nhiều áp lực, từ giá phân bón, nhân công, vận chuyển điều tăng cao, nhưng giá mía nguyên liệu thu mua vào của nhà máy đường thì ngược lại quay đầu đi xuống, đẩy người nông dân trồng mía lỗ chồng lỗ.
“Yêu cầu tha thiết nhà máy giúp đỡ cho người nông dân trồng mía vượt qua những khó khăn để trụ lại với cây mía; nếu không thì buộc người nông dân phải từ bỏ cây mía, để trồng cây khác có thu nhập cao hơn”, bà Hiệp nói. Cũng theo bà Hiệp, nếu giá thu mua mía nguyên liệu niên vụ 2021-2022 tại ruộng có giá 1.050.000 đồng/tấn/10 CCS thì khả năng người nông dân mới hòa vốn đầu tư, bởi phân bón năm nay đã nhảy vọt từ 50% đến hơn 100% so với các năm trước. Theo ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Nông nghiệp Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa, giai đoạn từ 2017 đến nay, Việt Nam gia nhập ATIGA (Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN) nên phải áp dụng theo giá đường chung của thế giới và ngành mía đường rơi vào chu kỳ suy thoái. Tất cả các nhà máy đường điều phải cố gắng nỗ lực để tồn tại, cũng như cân đối giá thu mua mía nguyên liệu cho phù hợp nhất, nhằm cân bằng hài hòa giữa nhà máy và nông dân trồng mía. Tuy có nhiều giải pháp để sống còn, nhưng Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa cũng đã buộc phải đóng cửa hai nhà máy (giá trị đầu tư hơn 100 tỷ đồng) để tối ưu chi phí phí sản xuất. "Hiện nay Nhà máy đường Thành Thành Công – Biên Hòa vẫn còn nhiều chính sách hỗ trợ nông dân trồng mía hơn so với một số nhà máy đường khác trong cả nước. Tuy nhiên, năng suất mía vẫn còn thấp nên bà con cần áp dụng thêm các giải pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất; ngành mía đường đang trong thời điểm phát triển thuận lợi, do chính sách của Nhà nước và giá đường thế giới đang tăng. Công ty có lợi thế nắm được giá đường thế giới, thông tin phân bón đầu vào… trong thời gian tới, sẽ tư vấn hỗ trợ nông dân nắm thông tin cần sử dụng phân bón nào để giảm chi phí sản xuất tối đa, từ đó người nông dân trồng mía sẽ có lãi cao hơn”, ông Nguyễn Văn Kiên chia sẻ thêm. *Cần hiệp thương giá Ông Nguyễn Đăng Thuận, Phó Chủ tịch Hội Người trồng mía tỉnh Tây Ninh cho rằng, theo quy định tại khoản b, điểm 1, Điều 23 của Luật giá năm 2012 thì cây mía rơi vào trường hợp “có tính chất độc quyền mua hoặc độc quyền bán hoặc bên mua, bên bán phụ thuộc nhau không thể thay thế được”, khi người nông dân đầu tư trồng mới, công ty có ký hợp đồng 3 năm với mức thỏa thuận giá bảo hiểm (cụ thể 900.000 đồng/tấn/10 CCS).Thế nhưng, khi ký phụ lục hợp đồng tái vụ hàng năm thì công ty không ghi giá thu mua mía là sai quy định của Luật Giá nên cần phải có hiệp thương về giá, với sự tham gia đầy đủ của các ban ngành, hội người trồng mía, công ty và nông dân.
“Thực sự người trồng mía không phải xin nhà máy mà đây là trách nhiệm của công ty với người nông dân, tạo niềm tin để người nông dân trồng mía tiếp tục bám trụ, giữ vững cây mía”, ông Nguyễn Đăng Thuận nhấn mạnh. Theo ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, thì nông dân trồng mía và nhà máy đường là hai chủ thể gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời trong lúc thuận lợi cũng như khó khăn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh mong muốn hai bên cùng thỏa thuận được với nhau trên tinh thần tương trợ hài hòa lợi ích, cùng hợp tác phát triển ngành mía đường của tỉnh trở lại thời hoàng kim vốn có. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh đề nghị Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa xem xét lại tính pháp lý khi ký các phụ lục hợp đồng mới có thay đổi về giá, tạp chất, chữ đường so với hợp đồng gốc. Do đây là hợp đồng mẫu công ty đưa ra, nông dân chỉ có quyền ký hoặc không ký, chứ không có sự thỏa thuận, thương lượng về các điều khoản trong hợp đồng. Khi công ty đơn phương điều chỉnh hợp đồng theo hướng bất lợi cho nông dân thì cần đảm bảo quyền lợi của họ, vì nông dân là bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng này. Mới đây, Sở Tài chính tỉnh Tây Ninh cũng đã có hướng dẫn đề nghị Hội Người trồng mía tỉnh Tây Ninh và nông dân trồng mía tính toán tổng chi phí thực hiện trồng, chăm sóc cây mía năm 2021-2022, bình quân chi phí thu được 1 tấn mía nguyên liệu; sau đó tiến hành thỏa thuận và đề xuất giá cụ thể với Nhà máy đường Thành Thành Công – Biên Hòa. Đối với trường hợp cả hai bên không thống nhất được về giá thu mua mía nguyên liệu niên vụ 2021-2022, Sở Tài chính tỉnh Tây Ninh, cùng với các ngành sẽ dựa vào số liệu thực tế phát sinh, cũng như so sánh giá thu mua mía nguyên liệu niên vụ trước để có hướng dẫn thỏa thuận giá phù hợp giữa 2 bên./.- Từ khóa :
- nông dân trồng mía
- nhà máy đường
- tây ninh
Tin liên quan
-
DN cần biết
Gia hạn thời gian trả lời bản câu hỏi điều tra đối với một số sản phẩm đường mía
18:25' - 24/11/2021
Sau khi xem xét đề nghị của các công ty, Cơ quan điều tra Bộ Công Thương thông báo gia hạn thời gian trả lời bản câu hỏi điều tra đối với một số sản phẩm đường mía đến trước 15h00 ngày 16/12/2021.
-
Chuyển động DN
Nhà máy đường ở Hậu Giang sẽ bắt đầu vụ ép mía vào cuối tháng 11
11:07' - 11/11/2021
Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO) đang thực hiện nước rút trong việc sữa chữa trang thiết bị để đưa Nhà máy đường Phụng Hiệp bắt đầu vụ sản xuất vào cuối tháng 11/2021.
-
Chứng khoán
Mía đường Lam Sơn thông qua phương án chào bán 30 triệu cổ phiếu
09:00' - 11/11/2021
Tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên niên độ 2021 – 2022, Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (mã chứng khoán LSS) đã thông qua phương án phát hành 30 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu.
-
Phân tích doanh nghiệp
Cơ hội nào cho doanh nghiệp mía đường trong nước?
19:08' - 07/11/2021
Các doanh nghiệp đường nội địa đang có cơ hội giành lại thị phần và mở ra câu chuyện tăng trưởng trong dài hạn.
-
Doanh nghiệp
Khẩn trương xác định giá thành để CASUCO sớm quyết định giá thu mua mía cho dân
15:53' - 27/10/2021
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang khẩn trương rà soát, xác định giá thành sản xuất mía, phối hợp với CASUCO để công ty sớm quyết định giá thu mua mía và thông báo đến người dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.