Vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ
Cùng với đó, tổng doanh thu đạt hơn 2,1 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2020. Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách Nhà nước là hơn 320.000 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2020, chủ yếu thu từ hoạt động kinh doanh nội địa. Bên cạnh đó, tổng nợ phải trả là hơn 1,9 triệu tỷ đồng tỷ đồng, tương đương so với năm 2020. Trong số đó, nợ ngắn hạn chiếm 53% tổng số nợ phải trả của các doanh nghiệp Trung ương.
Về tình hình sản xuất kinh doanh, theo báo cáo, tổng doanh thu từ báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2020. Các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con có số tổng doanh thu lớn tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp có quy mô lớn. Đứng đầu là Tập đoàn Điện lực Việt Nam với hơn 440.000 tỷ đồng; Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam là hơn 380.000 tỷ đồng; Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội gần 150.000 tỷ đồng; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là hơn 114.000 tỷ đồng, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam là 54.674 tỷ đồng... Báo cáo cũng cho thấy, năm 2021, sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp bắt đầu vực dậy và phát triển trở lại, một số Công ty mẹ có tổng doanh thu tăng trên 30% so với năm 2020. Điển hình như Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tăng 156%; Tổng Công ty Hợp tác kinh tế tăng 87%; Công ty TNHH MTV Ứng dụng kỹ thuật và sản xuất tăng 77%; Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc tăng 66%, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tăng 41%... Liên quan đến tình hình lỗ lãi, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, lãi phát sinh trước thuế theo báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con đạt gần 157.000 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2020. Các đơn vị có lãi phát sinh trước thuế cao trên 5.000 tỷ đồng vẫn chủ yếu ở những tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn, như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam lãi gần 52.000 tỷ đồng; Tập đoàn Viễn thông quân đội lãi gần 37.000 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam lãi gần 18.000 tỷ đồng… Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra vẫn có một số doanh nghiệp lãi phát sinh trước thuế năm 2021 giảm sâu như: Công ty mẹ - Tổng Công ty Giấy Việt Nam có lãi phát sinh trước thuế là 1 tỷ đồng tương ứng giảm 90%; Công ty mẹ - Tổng Công ty vận tải Hà Nội có lãi phát sinh trước thuế là 1,5 tỷ đồng tương ứng giảm 90% (doanh thu giảm dẫn đến lãi phát sinh trước thuế giảm); Công ty mẹ - Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD) có lãi phát sinh trước thuế là 163 tỷ đồng tương ứng giảm 52%, doanh thu giảm 42% so với năm 2020… Cũng theo báo cáo, tổng các khoản phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước đạt hơn 220.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2020. Những đơn vị có số thuế và các khoản phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước lớn như: Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam là gần 73.000 tỷ đồng; Tổng Công ty Công nghiệp Viễn thông quân đội là gần 32.000 tỷ đồng; Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là gần 28.000 tỷ đồng… Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đánh giá vẫn còn hạn chế như: một số doanh nghiệp nhà nước chưa thể hiện rõ vai trò nổi bật trong việc dẫn dắt, tạo động lực, thúc đẩy các thành phần khác phát triển, thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, việc xử lý các dự án thua lỗ, kém hiệu quả chưa được giải quyết triệt để làm ảnh hưởng đến việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước do còn những vướng mắc. Đến nay, đã xử lý đưa ra khỏi danh sách 3 dự án, còn 9 dự án vẫn đang tiếp tục xử lý, xong tình hình hoạt động rất khó khăn và còn thua lỗ hoặc dở dang, dừng hoạt động. Báo cáo cũng nêu rõ nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại giai đoạn vừa qua hầu hết là các doanh nghiệp lớn, có tình hình tài chính phức tạp, sở hữu nhiều đất đai. Hoặc, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, gắn liền với các hoạt động của địa phương, đóng góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các chiến lược, mục tiêu về an sinh xã hội của địa phương. Ngoài ra, tư duy, nhận thức về vai trò, vị trí của doanh nghiệp nhà nước chưa thống nhất dẫn tới lúng túng trong hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện, cơ chế, chính sách quản lý còn bất cập; chưa tạo điều kiện phát huy hết tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời gian tới, báo cáo cho rằng cần quy định rõ vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ góp vốn chủ sở hữu Nhà nước được xác định là tài sản, vốn của pháp nhân doanh nghiệp theo quy định của Bộ Luật dân sự bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tự chủ trong hoạt động của pháp nhân là doanh nghiệp. Về xử lý dự án thua lỗ, kém hiệu quả, phải tạo cơ chế để doanh nghiệp chủ động, tự chủ trong xử lý dự án theo nguyên tắc thị trường. Nhà nước có giải pháp sử dụng hợp lý, hợp pháp nguồn lực để hỗ trợ việc giải thể, phá sản doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước, của Nhà nước đảm bảo các yêu cầu về an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường, các cam kết quốc tế và ổn định xã hội./.- Từ khóa :
- bộ tài chính
- doanh nghiệp nhà nước
Tin liên quan
-
Tài chính
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đảm bảo nguồn xăng dầu
16:49' - 10/10/2022
Để đảm bảo ổn định giá xăng dầu, Bộ Tài chính sẽ ban hành chi phí định mức đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu và tham mưu cho Chính phủ để trình Quốc hội các khoản thuế phí đối với xăng dầu.
-
Tài chính
Bộ Tài chính giám sát, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư
15:53' - 10/10/2022
Theo Bộ trưởng, với nền kinh tế vĩ mô phát triển thì thị trường tài chính của chúng ta vẫn là một thị trường tốt.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính: Bảo vệ quyền lợi và lợi ích của nhà đầu tư
13:03' - 08/10/2022
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, đây là vụ việc liên quan trực tiếp tới một số cá nhân tại một số doanh nghiệp cụ thể trên thị trường và được xử lý theo pháp luật hình sự.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Visa dùng AI để giám sát và ngăn chặn tội phạm mạng toàn cầu
13:29'
Để chủ động đối phó với tôi phạm mạng, Visa đã đầu tư 12 tỷ USD trong 5 năm qua nhằm tăng cường năng lực phát hiện gian lận mạng dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Tài chính
Tăng phân quyền, rõ trách nhiệm, minh bạch ngân sách
11:24'
Việc ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
-
Tài chính
Tín hiệu tích cực cho ngân sách của cường quốc công nghệ thế giới
07:38'
Quỹ Công dân Israel được thành lập nhằm tích lũy một phần doanh thu mà nhà nước thu được từ những liên doanh khai thác khí đốt trong vùng đặc quyền kinh tế của Israel.
-
Tài chính
Chính phủ Hàn Quốc phân phát "phiếu tiêu dùng" cho toàn dân
12:45' - 06/07/2025
Các hộ gia đình cận nghèo và gia đình đơn thân sẽ nhận được 300.000 won, trong khi người nhận trợ cấp sinh hoạt cơ bản được hỗ trợ tới 400.000 won.
-
Tài chính
Đồng USD suy giảm bất chấp dữ liệu việc làm khả quan của Mỹ
12:20' - 05/07/2025
Đồng USD đã giảm giá trong phiên giao dịch cuối ngày 4/7.
-
Tài chính
Thuế người giàu - nỗi lo của giới "nhiều tiền, lắm của"
10:17' - 05/07/2025
Tổng thống Lula giải thích: “Chúng tôi không định tăng thuế bừa bãi, mà điều chỉnh thuế đối với người giàu, để không phải cắt giảm ngân sách giáo dục và y tế”.
-
Tài chính
Cảnh báo giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính để lừa đảo
12:33' - 04/07/2025
Các đối tượng sử dụng danh nghĩa Bộ Tài chính nhằm yêu cầu người dân chuyển tiền thông qua các website; fanpage giả mạo này.
-
Tài chính
Người dân Mỹ gồng mình vì nợ sau “cơn sốt mua sắm” tránh thuế quan
07:10' - 04/07/2025
Với nhiều gia đình, việc chi tiêu dồn dập vào mùa xuân vừa qua là một “canh bạc” trước sự bất ổn – một quyết định có thể khiến họ phải chi tiêu tằn tiện trong nhiều năm tới.
-
Tài chính
Hải quan hướng dẫn thủ tục với địa chỉ cũ sau sắp xếp đơn vị hành chính
19:19' - 03/07/2025
Ngày 3/7, Cục Hải quan có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị thuộc Cục Hải quan về thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo phương án sắp xếp các đơn vị hành chính.