Ván cược lớn của Mỹ
Thành phố Kokomo nằm cách Indianapolis ở vùng Trung Tây nước Mỹ khoảng một giờ lái xe về phía Bắc. Nằm trong vùng trung tâm nông nghiệp giữa các trung tâm công nghiệp lịch sử Detroit và Chicago, các nhà máy sản xuất ô tô từng phát triển mạnh của Kokomo đã phải hứng chịu quá trình phi công nghiệp hóa trong nhiều thập kỷ, khiến nơi đây trở thành một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Mặc dù là một thị trấn nhỏ không mấy nổi bật ở Mỹ, song Kokomo được đặt ở vị trí đi đầu trong cuộc cải tổ kinh tế và công nghệ lớn nhất đất nước trong lịch sử hiện đại. Những nỗ lực phục hồi theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) sẽ giúp biến nơi đây thành địa điểm quan trọng để sản xuất pin xe điện (EV) như một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ nhằm lấy lại uy tín trong lĩnh vực công nghiệp của mình.Khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD của công ty ô tô Stellantis (sự hợp nhất của Fiat Chrysler Automobiles với Tập đoàn PSA của Pháp) hợp tác với “gã khổng lồ” công nghệ Hàn Quốc Samsung sẽ giúp thành lập hai nhà máy pin tại thành phố Kokomo trong ba năm tới. Gần 2.800 việc làm sẽ được tạo ra như một phần của khoản đầu tư, và một tỷ lệ đáng kể trong số đó sẽ thuộc về công dân Hàn Quốc, những người sẽ tham gia vào việc thành lập và vận hành sớm các nhà máy cũng như đào tạo người dân địa phương.Dòng người nước ngoài tràn vào Kokomo sẽ làm thay đổi bộ mặt văn hóa, kinh tế và nhân khẩu học của thành phố. Các nhà hàng và quán karaoke Hàn Quốc, nhà ở và các chương trình hội nhập văn hóa đang được chính quyền địa phương lên kế hoạch để hỗ trợ quá trình chuyển đổi, bên cạnh việc xác định vị trí chiến lược của các nhà cung cấp chính của Samsung trong và xung quanh Kokomo để tạo ra hệ sinh thái chuỗi cung ứng địa phương.Kokomo chỉ là một trong 31 trung tâm công nghệ khu vực của đất nước được chính quyền Tổng thống Joe Biden chỉ định sau những thành công ban đầu của Đạo luật CHIPS và Khoa học và IRA. Khoản tài trợ liên bang và ưu đãi thuế trị giá 280 tỷ USD theo đạo luật CHIPS đang thúc đẩy việc khôi phục năng lực sản xuất của Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), lượng tử, Internet vạn vật, truyền thông tiên tiến và an ninh mạng. Hơn 200 tỷ USD từ đạo luật IRA sẽ hỗ trợ các nỗ lực song song trong đổi mới công nghệ sạch cho xe điện, pin, năng lượng Mặt trời, gió, v.v.Hợp tác quốc tế và phát triển lực lượng lao động là những nội dung chính xuyên suốt từng lĩnh vực của CHIPS và IRA. Phần lớn nguồn nhân lực cần thiết để hỗ trợ quá trình chuyển đổi - chẳng hạn như trong ngành sản xuất tiên tiến - đang tồn tại bên ngoài Mỹ, còn những nỗ lực phối hợp để xây dựng cơ sở nhân tài trong nước có năng lực cho đến nay còn hạn chế. Do đó, việc kết hợp quan hệ đối tác hiệu quả với các tổ chức quốc tế và xây dựng nguồn nhân tài đáng tin cậy trên khắp đất nước đã trở thành ưu tiên hàng đầu của ngành công nghiệp và ngành giáo dục.
Từng là trung tâm sản xuất thép của Mỹ, thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania đang có những bước tiến đáng kể trong việc giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lực nhằm thổi luồng sinh khí mới vào ngành công nghiệp đang bị cô lập của mình. Các nhà máy của thành phố đã mở cửa trở lại như những trung tâm hào nhoáng cho các công ty khởi nghiệp và tổ chức học thuật. Các khoản đầu tư vào đại học cộng đồng và các chiến lược phối hợp phát triển lực lượng lao động do các trường đại học hợp tác với các công ty công nghệ đang mang đến cho giới trẻ Pittsburgh cơ hội lặp lại con đường sự nghiệp của cha ông họ thông qua ngành sản xuất tiên tiến. Những người lao động ở độ tuổi trung niên - những người có lẽ đã chịu ảnh hưởng nhiều nhất do quá trình phi công nghiệp hóa của Mỹ - cũng đang được trao cơ hội để đào tạo lại kỹ năng cho các ngành công nghiệp thế hệ tiếp theo.Thành phố Phoenix, thủ phủ bang Arizona, là “điểm khởi đầu” cho sự hồi sinh của ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ, cũng là quê hương của những công ty có tên tuổi trên thị trường như “gã khổng lồ” công nghệ Intel. Thị phần trong hoạt động sản xuất chip máy tính của Mỹ đã giảm dần từ 37% năm 1990 xuống còn khoảng 12% hiện nay, phần lớn là do sự thống trị ngày càng mở rộng của các công ty Đông Á như TSMC của Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc). Trong khuôn khổ của đạo luật CHIPS, TSMC đã hiện diện ở Phoenix, chuyển giao chuyên môn và năng lực cần thiết cho cơ sở tại Mỹ. Các trường cao đẳng cộng đồng đang tận dụng sự gia tăng sản xuất chip của khu vực bằng cách hợp tác cùng ngành để thiết kế các khóa kỹ thuật viên bán dẫn. Những nỗ lực của Đạo luật CHIPS và IRA được đặt ra trong bối cảnh chính trị không chắc chắn. Mặc dù nhiều sáng kiến trong CHIPS có khả năng tồn tại dù có sự thay đổi về bộ máy chính trị, với việc cả hai đảng đều nhận ra các mệnh lệnh an ninh quốc gia là nền tảng cho việc sản xuất chip an toàn, cục bộ và linh hoạt, vẫn có sự hoài nghi đối với các sáng kiến công nghệ sạch của IRA. Hiện nay, ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa đang bày tỏ sự ủng hộ nhiệt thành đối với năng lượng không tái tạo. Ứng viên tiềm năng của đảng Dân chủ vẫn truyền đạt việc phân bổ đầu tư và tạo việc làm theo CHIPS và IRA, vốn đã mang lại lợi ích không tương xứng cho các bang ủng hộ đảng này và bang dao động. Cuộc đặt cược lớn của Mỹ nhằm đảm bảo tương lai của thiết kế và phát triển công nghệ khó có thể thành công một cách đơn lẻ hoặc thiếu vắng nhân tài có năng lực. Quan hệ đối tác quốc tế đang chứng tỏ là công cụ cần thiết để xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, hỗ trợ nhập khẩu các kiến thức chuyên môn cùng nguồn năng lực cần để hỗ trợ quá trình tái công nghiệp hóa.Các chiến lược giáo dục, nâng cao nhận thức, hội nhập liên tục và sáng tạo giữa các trung tâm đô thị và khu vực cũng đóng vai trò quan trọng không kém, cho thấy những nỗ lực đa dạng nhưng ngày càng phù hợp đang được tiến hành nhằm xây dựng nguồn lực lượng lao động đáng tin cậy cho ngành công nghiệp thế hệ tiếp theo.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Singapore và Mỹ ký thỏa thuận nghiên cứu công nghệ hạt nhân
16:28' - 31/07/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, ngày 31/7, Singapore và Mỹ đã ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt để nghiên cứu cách công nghệ hạt nhân có thể hỗ trợ nhu cầu năng lượng và khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ sẽ như thế nào nếu Fed không cắt giảm lãi suất?
15:11' - 31/07/2024
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gần như chắc chắn sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách tuần này. Vậy quyết định này của Fed sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Mỹ?
-
Kinh tế Thế giới
Giá nhà tại Mỹ tăng chậm lại
09:12' - 31/07/2024
Giá nhà ở đơn lập tại Mỹ không thay đổi trong tháng 5, trong khi mức tăng giá so với cùng kỳ năm ngoái chậm lại đáng kể.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm những tín hiệu tăng trưởng tích cực cho kinh tế Mỹ
07:58' - 31/07/2024
Ngày 30/7, Conference Board công bố số liệu cho hay niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã bất ngờ tăng lên mức 100,3, từ mức 97,8 đã được điều chỉnh giảm của tháng 6.
-
Phân tích - Dự báo
EU chuẩn bị cho các kịch bản trên chính trường Mỹ
05:30' - 31/07/2024
Báo Financial Times (FT) mới đây có bài viết với tựa đề: "Liên minh châu Âu (EU) lên kế hoạch thương mại ‘hai bước’ để đối phó với kịch bản ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ". Nội dung như sau:
-
Công nghệ
Chính phủ Mỹ ghi nhận tầm quan trọng của AI mã nguồn mở
16:06' - 30/07/2024
Nhà Trắng đang thể hiện sự ủng hộ với công nghệ AI mã nguồn mở, khi cho rằng hiện không phải là thời điểm hạn chế việc sử dụng rộng rãi các thành phần chính trong những hệ thống AI mạnh hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
ADB tại Việt Nam: Kỳ vọng tăng trưởng giữa bối cảnh bất ổn toàn cầu
11:19'
Theo ADB, Việt Nam cần đẩy nhanh cải cách thể chế, tận dụng hiệu quả các FTA và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để củng cố sức chống chịu và duy trì đà tăng trưởng bền vững.
-
Phân tích - Dự báo
Cách tiếp cận khác trong đảm bảo an ninh lương thực ASEAN
06:30'
Năm 2024 là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5°C so với mức trước thời kỳ công nghiệp. Do đó, việc thích ứng với biến đổi khí hậu là rất quan trọng với các nước ASEAN.
-
Phân tích - Dự báo
Chính sách thuế quan của Mỹ: Phố Wall lên tiếng
05:30'
Sau khi Tổng thống Donald Trump công bố thuế quan đối ứng ngày 2/4, lãnh đạo các tập đoàn tài chính lớn ở Phố Wall đã lên tiếng bày tỏ lo ngại và kêu gọi Nhà Trắng tạm dừng áp thuế.
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức đối với kinh tế Singapore
06:30' - 08/04/2025
Thủ tướng Singapore Lawrence Wong ngày 4/4 tuyên bố nước này phải chuẩn bị trước những thách thức sắp tới, khi các thể chế toàn cầu suy yếu và các chuẩn mực quốc tế bị xói mòn.
-
Phân tích - Dự báo
Hệ lụy từ việc đồng đô la suy yếu
05:30' - 08/04/2025
Trên thực tế, giá trị của đồng bạc xanh đã giảm trong nhiều tháng so với rổ tiền của các quốc gia ngang hàng; các đồng tiền khác đang tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Những toan tính của Nhà Trắng - Bài cuối: Cuộc chơi với lửa
06:30' - 07/04/2025
Chính phủ Mỹ muốn có một đồng USD yếu để hỗ trợ xuất khẩu, nhưng đồng thời vẫn muốn duy trì vị thế thống trị của đồng tiền này trên thế giới. Đây là một chiến lược mâu thuẫn.
-
Phân tích - Dự báo
Những toan tính của Nhà Trắng – Bài 1: Chiến lược đồng USD yếu
05:30' - 07/04/2025
Đồng USD được cho là luôn bị định giá cao hơn thực tế, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Mỹ
-
Phân tích - Dự báo
Giá dầu thế giới lao dốc: Lợi nhuận ngành nào sẽ “bốc hơi”?
09:59' - 06/04/2025
Với giá dầu thế giới ghi nhận tuần xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng và được dự báo tiếp tục lao dốc. Lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành dầu khí, xăng dầu liệu có “bốc hơi” như quy luật?
-
Phân tích - Dự báo
Chính phủ Anh và thách thức cân bằng ngân sách
06:30' - 06/04/2025
Theo bài viết trên tờ The Economist, Chính phủ Công đảng tại Anh đang tìm giải pháp nhằm cân bằng thu chi ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế của nước này trì trệ kéo dài.