Vấn đề Brexit: Anh cam kết ủng hộ thúc đẩy hợp tác quốc phòng với EU
Bất chấp những căng thẳng trong quan hệ giữa hai bên liên quan đến sự bế tắc trong đàm phán về việc đưa Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit, Anh khẳng định vẫn tiếp tục ủng hộ quá trình thúc đẩy hội nhập quân sự và hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn của EU ngay cả khi không còn là thành viên của khối này.
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, cam kết trên được Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đưa ra trong bối cảnh 23 ngoại trưởng các nước EU (trong đó không có Anh) đã cùng ký Thỏa thuận Hợp tác Cấu trúc thường trực về quốc phòng (PESCO) trong ngày 13/11 khẳng định quyết tâm cùng hợp tác phát triển năng lực quốc phòng, đầu tư vào các dự án chung, và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang trong khối.
Phát biểu trong cuộc gặp với các ngoại trưởng EU ngày 13/11, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cam kết nước Anh sẽ nghiên cứu những kế hoạch mới của châu Âu về hợp tác quốc phòng và an ninh, và sẽ ủng hộ mạnh mẽ nếu thấy những ý tưởng này “có nhiều triển vọng hứa hẹn.”
Tuyên bố này của ông Johnson có thể xem là sự thay đổi quan điểm khá bất ngờ của nước Anh vốn từ trước đến nay vẫn phản đối ý tưởng về một mô hình hợp tác quốc phòng riêng của châu Âu. Sự biến chuyển chỉ diễn ra sau khi Anh nhận thấy cơ chế mới sẽ không cạnh tranh với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông qua việc thành lập một quân đội EU riêng.
Đức và Pháp được cho là hai nước chủ chốt thúc đẩy PESCO, trong đó Pháp có quan điểm muốn khởi động sáng kiến này ở quy mô nhỏ hơn với một nhóm những nước thực sự sẵn sàng can thiệp quân sự vào những vùng xung đột.
Tuy nhiên, những sáng kiến của Đức với các dự án ít tham vọng hơn, như thành lập một bệnh viện dã chiến được nhiều nước sử dụng chung, lại giành được sự ủng hộ của đa số. Anh được cho là có thể tham gia một số trong tổng số 50 dự án đang được thảo luận nếu xét thấy những dự án này có lợi ích “với toàn thể EU”.
PESCO, khuôn khổ pháp lý cho các cam kết và đầu tư chung về quân sự và quốc phòng, là một phần trong Hiệp ước Lisbon của EU, nhưng chỉ đến thời điểm hiện tại mới bắt đầu được triển khai. Ủy ban châu Âu đã gọi thỏa thuận này là “công chúa ngủ trong rừng” của Hiệp ước Lisbon.
Quan chức phụ trách đối ngoại của EU bà Federica Mogherini mô tả việc ra thông báo chính thức về PESCO là “thời khắc lịch sử về quốc phòng của châu Âu”, đánh dấu việc “vấn đề cấm kỵ” trong nhiều năm qua về chính sách quốc phòng chung của châu Âu cuối cùng cũng được phá bỏ sau những biến động như Brexit.
Trong khuôn khổ của PESCO, các nước EU sẽ cam kết tăng chi tiêu quân sự, nhưng sẽ không hoàn toàn giống như kế hoạch của NATO về việc tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP vào năm 2020./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vòng đàm phán Brexit tiếp theo sẽ chậm hơn dự kiến
20:28' - 01/11/2017
Các cuộc đàm phán đưa Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU)- hay còn gọi là Brexit, sẽ nối lại vào ngày 9/11 tới tại Brussels, chậm hơn một ngày so với dự kiến ban đầu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh: EU phải phá vỡ bế tắc trong đàm phán Brexit
08:12' - 20/10/2017
Theo Thủ tướng Anh Theresa May, “yêu cầu bức thiết và rõ ràng” đặt ra lúc này là EU phải phá vỡ bế tắc trong đàm phán Brexit và chuyển sang đàm phán về thương mại giữa hai bên trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và EC nhất trí thúc đẩy đàm phán Brexit
08:04' - 17/10/2017
Sau cuộc gặp song phương, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker và Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố cùng nhau thúc đẩy các nỗ lực để đạt được một thỏa thuận cho việc nước Anh rời khỏi EU.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chuẩn bị mọi phương án cho kết quả đàm phán Brexit
18:44' - 11/10/2017
Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond cho biết nước này đang lên kế hoạch cho mọi kết quả có thể của cuộc đàm phán Brexit, bao gồm cả kịch bản “không đạt thỏa thuận”.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Brexit: Các nghị sĩ châu Âu sẽ bỏ phiếu đánh giá
08:19' - 28/09/2017
Các nghị sĩ châu ÂU sẽ bỏ phiếu vào tuần tới trong một phiên họp toàn thể để đánh giá việc không đạt được tiến bộ cần thiết để bước sang giai đoạn hai tiến trình đàm phán Brexit.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này