Vấn đề Brexit: Anh chỉ trích Chủ tịch EC can thiệp chính trị
Bộ trưởng phụ trách đàm phán Brexit của Anh David Davis ngày 12/5 cho rằng Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã tìm cách can thiệp vào các công việc chính trị của Anh nhưng "đã nhận được bài học" từ phản ứng cứng rắn của chính phủ nước này.
Bộ trưởng Davis đưa ra phát biểu trên khi trả lời phỏng vấn Nhật báo Telegraph, trong bối cảnh quan hệ giữa Anh và các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) căng thẳng trước thềm cuộc tổng tuyển cử Anh vào ngày 8/6 tới.
Thủ tướng Anh Theresa May cáo buộc Brussels tìm cách can thiệp và gây ảnh hưởng đối với kết quả bầu cử trước khi diễn ra các cuộc đàm phán phức tạp liên quan đến việc Anh rời EU, hay còn gọi là Brexit.
Tranh cãi ngoại giao bùng phát vào đầu tháng này sau khi tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung (Đức) đưa tin rằng sau một cuộc gặp với Thủ tướng May, Chủ tịch EC đã "hoài nghi gấp 10 lần" về triển vọng thỏa thuận Brexit.
Trong khi đó, giới chức EU tỏ ra "băn khoăn liệu ông Davis có tiếp tục phụ trách các cuộc đàm phán Brexit sau bầu cử ở Anh hay không" do những căng thẳng hiện nay giữa ông Davis và bà May.
Bộ trưởng Davis cho rằng tất cả những thông tin trên nhằm mục đích khiến ông bị sa thải. Ông cáo buộc giới chức EU đứng sau sự rò rỉ thông tin cho tờ báo của Đức, có thể vì họ dự tính rằng đảng Bảo thủ của bà May sẽ thắng lớn trong cuộc bầu cử sắp tới.
Tuần trước, Chủ tịch EC Juncker đã cảnh báo ông Davis không nên đe dọa rời bàn đàm phán Brexit do tranh cãi về khoản tiền mà Anh phải trang trải khi rời EU.
Ông Davis đã bác thông tin trên tờ Financial Times cho rằng khoản tiền nói trên lên tới 100 tỷ euro (109 tỷ USD). Các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí nguyên tắc "cứng rắn" trong tiến trình đàm phán với London, theo đó đàm phán về một thỏa thuận thương mại trong tương lai với Anh chỉ có thể bắt đầu khi London đồng ý các điều khoản về các quyền công dân, cũng như trang trải các khoản tiền khi "chia tay" với EU, tính cả những cam kết về ngân sách đến ngày nước này chính thức rời EU.Ngày 18/4 vừa qua, Thủ tướng Theresa May đã bất ngờ kêu gọi tổng tuyển cử sớm vào ngày 8/6. Theo bà May, Anh cần tiến hành tổng tuyển cử sớm vì lợi ích của đất nước, đây là cách duy nhất để đảm đảm bảo sự ổn định và vững chắc của Anh trong tiến trình Anh rời khỏi EU./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Anh và EU chỉ có thể đạt được thỏa thuận nếu không gây hấn trong đàm phán
20:40' - 11/05/2017
Ông Barnier cảnh báo việc Anh rời khỏi "ngôi nhà chung" châu Âu sẽ gây ra nhiều hậu quả, đặc biệt đối với Ireland.
-
Kinh tế Thế giới
Dự thảo cương lĩnh tranh cử và kế hoạch Brexit của Công đảng đối lập Anh bị rò rỉ
13:35' - 11/05/2017
Dự thảo dài 43 trang này dự kiến sẽ được công bố chính thức trong tuần tới song bản sao của nó đã bị rò rỉ vào tối 10/5.
-
Doanh nghiệp
Tiến trình Brexit sẽ bộc lộ những yếu kém của EU trong lĩnh vực ngân hàng
21:25' - 08/05/2017
Những minh chứng về giá trị thực của Liên minh châu Âu (EU) đối với các ngân hàng toàn cầu thời gian gần đây thường được gắn với Brexit, chỉ việc Anh rời EU.
-
Kinh tế & Xã hội
Vấn đề Brexit: Bộc lộ yếu kém của EU trong lĩnh vực ngân hàng
21:09' - 08/05/2017
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, nhận xét chung lâu nay của các giám đốc ngân hàng toàn cầu là châu Âu không chỉ yếu hơn xét về mặt kinh tế mà khu vực này còn quá cạnh tranh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Anh: Giới siêu giàu càng giàu bất chấp Brexit
11:18' - 08/05/2017
Theo Danh sách người giàu năm 2017 của báo The Sunday Times, giới siêu giàu của Vương quốc Anh “đã kín tiếng và tiếp tục kiếm bộn tiền” bất chấp những lo ngại về Brexit.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
27 thành phố ở Trung Quốc có GDP đạt nghìn tỷ Nhân dân tệ
15:02' - 17/02/2025
Nhiều địa phương của Trung Quốc đã công bố “báo cáo kinh tế” năm 2024, trong đó có 27 thành phố có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực đạt hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đảo ngược quyết định sa thải nhân viên phụ trách vũ khí hạt nhân
13:24' - 17/02/2025
Ngày 16/2, Bộ Năng lượng Mỹ xác nhận chưa đến 50 nhân viên của Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) bị sa thải theo chính sách cắt giảm nhân lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump.