Vấn đề di cư: Hơn 8.000 người mắc kẹt tại biên giới Hy Lạp-Macedonia
Hàng nghìn người di cư đã bị mắc kẹt tại Hy Lạp sau khi Macedonia ngày 22/2 bất ngờ đóng cửa biên giới nước này với Afghanistan, tạo ra tình trạng "ùn tắc" mới trong bối cảnh các nước châu Âu đang vật lộn để đối phó với cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất kể từ Đại chiến thế giới lần thứ hai.
Các số liệu thống kê sơ bộ cho biết khoảng 8.000 người đã mắc kẹt tại khu vực biên giới phía Bắc Hy Lạp và cảng Piraeus của nước này sau khi Macedonia thông báo biện pháp đóng cửa biên giới tiếp sau quyết định của một số các nước tăng cường kiểm soát lộ trình của người di cư nhằm buộc các nhóm người Afghanistan quay trở về.Trước đó, nhà chức trách Macedonia đã quyết định đóng toàn bộ cửa khẩu biên giới do căng thẳng gia tăng tại khu vực biên giới, nơi hàng trăm người Afghanistan tiến hành một cuộc biểu tình ngồi tại một khu vực không có người sinh sống và phong tỏa tuyến đường sắt nối liền hai nước.
Những người biểu tình còn mang theo những khẩu hiệu ghi rõ: "Chúng tôi không thể quay trở lại, tại sao lại phân biệt chủng tộc", "Giúp chúng tôi đi qua biên giới...".
Theo thông báo của cảnh sát Macedonia, nước này buộc phải hạn chế những người di cư Afghanistan do các nước Serbia, Croatia và Slovenia tuyên bố giảm tiếp nhận người nhập cư và hơn 600 người tị nạn Afghanistan đã bị đưa trả về Macedonia trong những ngày qua. Một quan chức Bộ Ngoại giao đề nghị giấu tên nói: "Chúng ta không thể cho phép Macedonia trở thành vùng đệm hay trại tị nạn". Trong khi đó, theo báo cáo của Cơ quan Biên phòng châu Âu (Frontex), riêng trong tháng 1 năm nay, số người di cư qua đường biển vào châu Âu qua Hy Lạp và Italia, cũng như số người di cư có lộ trình qua các nước Balkan, đã giảm mạnh so với tháng cuối năm 2015. Theo Frontex, số người di cư vào Hy Lạp trong tháng 1/2016 là 68.000 người, giảm khoảng 40% so với tháng 12/2015. Tuy nhiên, nguyên nhân giảm chủ yếu do thời tiết xấu gây khó khăn cho việc vượt biển bằng tàu thuyền. Số người di cư (chủ yếu từ Nigeria) đến bờ biển Italia trong tháng đầu năm 2016 cũng đã giảm 42%, với tổng số 5.600 người. Trên lộ trình qua Balkan, số người tị nạn tìm cách vào EU trong tháng qua cũng giảm xuống còn 65.300 người, giảm 1/3 số trường hợp so với tháng trước đó. Trước việc các nước Đông Âu đóng cửa biên giới với người tị nạn, cuối tuần qua, hàng trăm người tị nạn đã bị bắt khi tìm cách vượt hàng rào dây thép gai từ Serbia vào Hungary. Theo nguồn tin cảnh sát Hungary, trong những ngày qua, số người tị nạn vượt qua hàng rào dây thép gai bảo vệ biên giới phía Nam của Hungary đã tăng mạnh.Tính riêng trong 3 ngày từ 19-21/2 đã có trên 500 người bị bắt do tìm cách vượt biên giới trái phép từ Serbia vào nước này. Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cảnh báo sẽ tiếp tục dựng hàng rào dọc biên giới nước này với Romania để ngăn chặn người tị nạn./.
- Từ khóa :
- vấn đề người di cư
- Hy Lạp
- Macedonia
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Slovenia điều quân đội hỗ trợ kiểm soát biên giới
10:43' - 23/02/2016
Với 69 phiếu thuận và 5 phiếu chống trên tổng số 90 phiếu, Quốc hội Slovenia ngày 22/2 đã thông qua dự luật điều động quân đội tới trợ giúp lực lượng cảnh sát kiểm soát dòng người di cư.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Macedonia ngừng tiếp nhận người di cư Afghanistan
10:12' - 22/02/2016
Macedonia, quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) ở khu vực Balkan, ngày 22/2 tuyên bố sẽ không tiếp nhận người di cư Afghanistan vào lãnh thổ nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Áo tăng quân tới biên giới kiểm soát người tị nạn
09:03' - 22/02/2016
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, sau khi tuyên bố áp đặt mức trần tiếp nhận người tị nạn, Áo đã đẩy mạnh việc bảo vệ biên giới nước này, theo đó tăng cường thêm 450 binh sĩ tới khu vực biên giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20' - 26/11/2024
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.