Vấn đề người di cư: Đức kêu gọi giải pháp mang tính gốc rễ
Xóa bỏ các nguyên nhân khiến người dân rời bỏ quê hương mới là giải pháp triệt để kiểm soát cuộc khủng hoảng người di cư, thay vì việc xây các bức tường biên giới.
Đây là nhận định của Thủ tướng Đức Angela Merkel khi tham dự diễn đàn “Đức và Mexico: Đối tác trên con đường đi tới nền công nghiệp 4.0 và đào tạo kép 4.0” nhân chuyến thăm của bà tới quốc gia Bắc Mỹ này trong 2 ngày 10-11/6.
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, phát biểu tại sự kiện nói trên, nhà lãnh đạo Đức khẳng định vấn đề người di cư là một thách thức lớn và không thể giải quyết bằng việc kiểm soát biên giới mà cần phải tạo ra triển vọng về một cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Thủ tướng Merkel nêu dẫn chứng cụ thể từ vấn đề người di cư đến châu Âu trong 2 năm qua, trong đó hầu hết những người tìm đến châu Âu làm "bến đỗ" mới là những người đến từ các nước Trung Đông, Bắc Phi bất ổn về an ninh và đang hứng chịu nội chiến nghiêm trọng như Afghanistan, Iraq, Lybia, Syria....
Theo Thủ tướng Merkel, Công ước Geneve quy định nghĩa vụ của các nước châu Âu là phải tiếp nhận những người tị nạn trong một thời gian.
Tuy nhiên, khi các tổ chức tội phạm đưa lậu người tị nạn lợi dụng vấn đề này do cuộc khủng hoảng người di cư vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, các quốc gia cần có sự phối hợp để giải quyết vấn đề kiểm soát người di cư.
Nhận định của bà Merkel được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang thúc đẩy kế hoạch xây dựng bức tường biên giới kiên cố với Mexico để chống nhập cư trái phép.
Liên quan đến vấn đề thương mại, Thủ tướng Merkel khẳng định rõ lập trường của Đức ủng hộ một hệ thống có quy tắc về tự do thương mại quốc tế và cho rằng cần có giải pháp chuyển tiếp để các nền kinh tế tiếp tục phát triển, điển hình là Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và vấn đề môi trường của Liên minh châu Âu.
Bà Merkel nhận định, các thỏa thuận đa phương đã tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nước kết nối với nhau và thông qua kỹ thuật số hóa, chắc chắn sẽ tăng tốc phát triển. Về việc bảo mật dữ liệu và lạm dụng Internet, bà nhận định, đến nay vẫn chưa có thông lệ quốc tế, do đó ngành công nghiệp 4.0 sẽ phải trải qua quá trình này.
Công nghiệp 4.0 hay còn được biết đến với tên gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh, dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,.... với nền tảng là các đột phá của công nghệ số.
Khái niệm "công nghiệp 4.0" được đưa ra vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover, Đức, giới thiệu các sáng kiến của chương trình công nghiệp 4.0 của Đức nhằm nâng cao nền công nghiệp cơ khí truyền thống của nước này.
Không chỉ Đức, nhiều nước phát triển trong vài năm qua đều có chương trình phát triển chiến lược về sản xuất khi những tiến bộ khoa học và công nghệ diễn ra rất nhanh.
Mỹ có "Chiến lược quốc gia về sản xuất tiên tiến" cho 3 thập kỷ tới. Pháp có "Bộ mặt mới của công nghiệp nước Pháp". Hàn Quốc có "Chương trình tăng trưởng của Hàn Quốc trong tương lai".
Do đó, theo bà Merkel, Mỹ và châu Âu cần phải hợp tác để thiết lập ra các quy tắc cho quá trình này vì thế giới kỹ thuật số không thể hoạt động không có các quy tắc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Số người di cư đến châu Âu giảm mạnh
07:28' - 13/05/2017
Theo thống kê công bố ngày 12/5 tại Geneva (Thụy Sĩ) của Tổ chức quốc tế về di cư (IOM), kể từ đầu tháng 1 đến ngày 10/5 vừa qua, tổng cộng 53.386 người di cư đã vượt Địa Trung Hải để tới châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sỹ ra quy định ngăn dòng người di cư từ Đông Âu
10:40' - 11/05/2017
Chính phủ Thụy Sỹ ngày 10/5 ra quyết định hạn chế cấp thẻ cư trú diện lao động (thẻ B) cho các công dân Romania và Bulgaria nhằm ngăn chặn số người di cư đến từ hai quốc gia này.
-
Kinh tế & Xã hội
Vấn đề người di cư: Thủ tướng Anh nhắc lại cam kết giảm số người nhập cư
21:15' - 08/05/2017
Thủ tướng Anh Theresa May ngày 8/5 tuyên bố đảng Bảo thủ của bà vẫn giữ cam kết giảm số người nhập cư còn "hàng chục nghìn người" mỗi năm.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẽ phạt các thành viên không thực thi chương trình tái bố trí người di cư
10:02' - 13/04/2017
Ủy ban châu ÂU (EC) cho biết một số nước như Bulgaria, Croatia và Slovakia chỉ đáp ứng một cách rất hạn chế các nghĩa vụ về tiếp nhận người di cư theo hạn ngạch được phân bổ.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Ùn tắc tại biên giới khu vực Schengen
18:44' - 11/04/2017
Sau khi áp dụng quy định mới, biên giới khu vực Schengen đã rơi vào tình trạng ách tắc nghiêm trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22'
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55' - 06/04/2025
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có định hình lại thương mại toàn cầu?
19:28' - 06/04/2025
Tờ “The Korea Times” mới đăng bài viết của chuyên gia Troy Stangarone về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ tới thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06' - 06/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48' - 06/04/2025
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56' - 06/04/2025
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34' - 06/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.