Vấn đề người di cư: Người tị nạn phải đóng góp chi phí lưu trú
Biện pháp tương tự cũng đang được xem xét tại Đan Mạch trong bối cảnh lượng người tìm kiếm tị nạn đổ vào châu Âu quá đông trong năm qua.
Về vấn đề người di cư, Đài truyền hình SRF của Thụy Sĩ công bố bằng chứng là hóa đơn của một người tị nạn từ Syria cho thấy đã nộp hơn một nửa số tiền mặt còn lại của cả gia đình cho nhà chức trách.
Người này cho biết khi đến trung tâm tiếp nhận, nếu có tài sản trị giá trên 1.000 franc Thụy Sĩ người tìm kiếm tị nạn được yêu cầu nộp lại, các đóng góp này có hóa đơn xác nhận.
Đại diện Cơ quan Di trú Thụy Sĩ (SEM), nơi quyết định áp dụng biện pháp trên, cho biết luật nước này kêu gọi người tìm kiếm tị nạn và người tị nạn đóng góp tài chính trong khả năng cho phép cho chi phí xét duyệt đơn và hỗ trợ xã hội. Nếu người nộp đơn hoặc người tị nạn tự nguyện rời nước đến sau 7 tháng, họ có thể nhận lại số tiền đã đóng góp.
Thêm vào đó, người được chấp nhận tị nạn và được phép lao động tại Thụy Sĩ sẽ phải đóng 10% tiền lương, tối đa trong 10 năm, cho đến khi hoàn lại đủ 15.000 franc mà nhà nước đã chi phí cho họ.
Trong lúc này, Nghị viện Đan Mạch, đất nước đã đón 21.000 người di cư trong năm 2015 và có tiếng là hào phóng trong luật tị nạn, cũng đã bắt đầu các cuộc tranh luận về dự luật tương tự.
Theo đó, họ có thể cho phép nhà chức trách thu của người di cư tiền mặt hoặc tài sản nếu giá trị vượt quá 10.000 kronor Đan Mạch (khoảng 1.450 USD), trừ những đồ vật có giá trị tinh thần như nhẫn cưới, chân dung gia đình và huân huy chương.
Số tiền thu này dùng để bù một phần chi phí ăn ở của người tìm kiếm tị nạn tại các trung tâm tiếp nhận.
Biện pháp trên của Thụy Sĩ và Đan Mạch đang vấp phải những chỉ trích từ phía Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR), cho rằng thiếu nhân đạo với những người đã mất nhà cửa và phần lớn tài sản tại quê nhà.
Trong động thái liên quan đến chính sách đối với người tị nạn, ngày 14/1, Quốc hội Đức đã thông qua dự luật áp dụng thẻ căn cước theo mẫu thống nhất trên toàn quốc đối với người tị nạn.
Từ nay đến giữa năm 2016, thẻ này sẽ được cấp cho người tìm kiếm tị nạn tại Đức, cho phép họ được nhận hỗ trợ xã hội. Thẻ này giúp thu thập thông tin về người tị nạn vào một cơ sở dữ liệu chung mà chỉ có các cơ quan có thẩm quyền được truy cập./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Áo sẽ trục xuất tất cả người di cư vì lý do kinh tế
16:23' - 12/01/2016
Áo sẽ có hành động cứng rắn hơn tại biên giới để trục xuất những người di cư vì lí do kinh tế nhằm giảm bớt số người di cư tràn vào nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Người nhập cư ở Cologne bị tấn công trả thù
19:58' - 11/01/2016
Một nhóm người Pakistan và một người Syria đã bị một nhóm 20 đối tượng chưa xác định danh tính hành hung vào chiều 10/1 tại thành phố Cologne, miền Tây nước Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Đức sẽ trục xuất người tị nạn phạm pháp
18:32' - 10/01/2016
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố ủng hộ việc áp dụng các luật nghiêm ngặt hơn nhằm trục xuất những người tị nạn phạm pháp tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Số người vào châu Âu tị nạn ước 1 triệu người năm 2016
14:56' - 10/01/2016
Chính phủ Đức dự đoán số người tị nạn vào châu Âu trong năm 2016 có thể lên tới 1 triệu người, trong đó phần lớn người tị nạn tiếp tục tìm cách tới Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng di cư tiếp tục làm châu Âu đau đầu
15:46' - 30/12/2015
Theo các quan chức lực lượng cảnh sát biển Italy, khoảng 4.000 người di cư và tị nạn đã được cứu khi đang trong chuyến vượt biển từ Bắc Phi đến Italy trong tuần nghỉ lễ Giáng sinh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Vị trí của Ấn Độ trong chiến lược phục hồi chuỗi cung ứng của Nhật Bản
05:30'
Các nhà phân tích lập luận rằng Ấn Độ có thể trở thành điểm đến hợp đồng sản xuất cho các công ty hàng đầu của Mỹ, thì cũng có tiềm năng trở thành điểm đến thay thế cho chuỗi cung ứng của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Giá sản xuất của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng Bảy
22:09' - 11/08/2022
Giá sản xuất của Mỹ đã bất ngờ giảm trong tháng 7/2022, giữa bối cảnh chi phí cho các sản phẩm năng lượng giảm và lạm phát của nhà sản xuất cơ bản dường như đang có xu hướng đi xuống.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc phạt 11 nhà sản xuất thép gần 200 triệu USD do ấn định giá thầu
19:13' - 11/08/2022
Hàn Quốc quyết định áp dụng khoản phạt tổng cộng 256,5 tỷ won (tương đương 197,5 triệu USD) đối với nhà sản xuất thép số 2 của nước này, Hyundai Steel Co., và 10 công ty khác, do ấn định giá thầu.
-
Kinh tế Thế giới
Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu Âu
12:56' - 11/08/2022
Hàng ngày châu Âu vẫn ghi nhận vài chục nghìn ca mắc mới và hàng trăm ca tử vong do COVID-19. Khi mùa Thu và mùa Đông tới, con số này được dự báo sẽ tăng gấp nhiều lần.
-
Kinh tế Thế giới
Costa Rica chính thức đề nghị gia nhập CPTPP
10:19' - 11/08/2022
Ngày 10/8, Tổng thống Costa Rica Rodrigo Chaves tuyên bố nước này chính thức đề nghị gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
-
Kinh tế Thế giới
Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ có nguy cơ "gây sóng gió" cho quan hệ thương mại với Canada
10:11' - 11/08/2022
Khi Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật Giảm lạm phát vào đầu tuần này, các nhà lãnh đạo chính trị cũng như các doanh nghiệp của Canada đã rất phấn khởi trước các điều khoản về khí hậu của đạo luật.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà máy nhiệt điện lớn nhất Cuba lại ngừng hoạt động
09:51' - 11/08/2022
Nhà máy nhiệt điện Antonio Guiteras, một trong những nhà máy lớn nhất ở Cuba, ngày 10/8 lại một lần nữa buộc phải ngắt kết nối khỏi lưới điện quốc gia do thiếu nước làm mát.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến hàng lúa mỳ Ukraine đầu tiên sẽ khởi hành vào tuần tới
09:44' - 11/08/2022
Một quan chức cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 10/8 cho biết chuyến hàng lúa mỳ đầu tiên từ Ukraine sẽ khởi hành từ các cảng của nước này vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm thương mại dầu mỏ toàn cầu
07:59' - 11/08/2022
Ai Cập có kế hoạch tăng công suất chứa dầu thêm 2,52 triệu thùng tại cảng dầu El-Hamra, với mục tiêu trở thành một "trung tâm thương mại dầu mỏ toàn cầu".