VARSI kiến nghị Chính phủ tháo gỡ vướng mắc các dự án PPP giao thông
Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những bất cập trong thực tiễn triển khai các dự án PPP (hợp tác công tư).
Ông Trần Chủng, Chủ tịch VARSI cho biết, trong 9 và tháng 10 vừa qua, VARSI đã phối hợp các bộ, ngành tổ chức 2 hội thảo liên quan đến nội dung đóng góp vào dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP), đồng thời chia sẻ những khó khăn bất cập trong thực tiễn đầu tư, vận hành các dự án PPP. Chủ tịch VARSI cho hay, trong quá trình tham gia các dự án đầu tư theo hình thức PPP thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp kiến nghị về sự bất bình đẳng giữa cơ quan quản lý Nhà nước và nhà đầu tư. Cụ thể, theo quy định pháp luật trong đầu tư PPP đặt quan hệ giữa Nhà nước và nhà đầu tư bình đẳng, hài hoà lợi ích các bên, tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều bất cập trong việc thực hiện các cam kết của cơ quan Nhà nước và nhà đầu tư trong hợp đồng dự án. “Trong khi cơ quan nhà nước yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện nhiều cam kết, nếu không thực hiện đúng sẽ bị xử lý vi phạm nhưng ở chiều ngược lại, cơ quan nhà nước trong các trường hợp không thực hiện đúng cam kết, làm ảnh hưởng đến dự án, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, ngân hàng thì không có chế tài xử lý”, ông Trần Chủng cho biết. Ông Chúng lấy ví dụ như nội dung cam kết của Nhà nước về bố trí vốn ngân sách tại dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, vốn Nhà nước tham gia khoảng 17.000/47.000 tỷ đồng (tương đương 39%). Tuy vậy, đến cuối năm 2019, dự án mới được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ khoản hỗ trợ đầu tiên ngân sách Nhà nước trị giá 1.351 tỷ đồng hỗ trợ thanh toán chi phí giải phóng mặt bằng. Tiếp đến, dự án hầm Đèo Cả, phần vốn ngân sách Nhà nước tham gia là 5.048 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay mới giải ngân 3.868 tỷ đồng, còn 1.180 tỷ đồng chưa được bố trí giải ngân như cam kết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sử dụng vốn, phát sinh lãi vay tín dụng trong quá trình thực hiện dự án, ảnh hưởng đến phương án tài chính tổng thể của dự án. Mặc dù nhà đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, ngân hàng cho vay tín dụng đã có nhiều văn bản kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành nhưng đến nay sau nhiều năm vẫn chưa được giải quyết. Bên cạnh các khoản hỗ trợ chưa được kích hoạt, thì mức phí sử dụng đường bộ tại các dự án BOT không được tăng phí theo lộ trình cam kết làm ảnh hưởng lớn đến phương án tài chính của dự án. “Đặc điểm chung của các dự án này là đã và đang đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư, thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế- xã hội cho các địa phương, giảm thiểu nguy cơ ùn tắc, tai nạn giao thông,... nên trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà đầu tư quy định trong hợp đồng đã hoàn thành”, ông Chủng thông tin. Đồng thời cho biết, việc chưa được tăng phí theo lộ trình, chưa bố trí đủ vốn hỗ trợ của Nhà nước thuộc trách nhiệm của phía cơ quan nhà nước đối với những cam kết trong hợp đồng đã ký. Bất cập tiếp theo tại các dự án PPP giao thông được VARSI báo cáo Thủ tướng Chính phủ là cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Theo ông Chủng, Luật PPP quy định khi doanh thu có sự thay đổi (tăng hoặc giảm) được cơ quan Nhà nước xác định và nguyên nhân không xuất phát từ phía nhà đầu tư như: thay đổi quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan... thì Nhà nước và nhà đầu tư cùng chia sẻ rủi ro này. Đây là chính sách đổi mới, thể hiện sự công bằng trong quan hệ giữa Nhà nước và nhà đầu tư tại các dự án PPP, phù hợp xu thế hội nhập quốc tế nhằm đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc phát triển của thị trường vốn, đặc biệt thu hút các nhà đầu tư quốc tế quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, Luật PPP chỉ quy định cơ chế chia sẻ rủi ro đối với các dự án mới (quy định ở bước phê duyệt chủ trương đầu tư) mà chưa làm rõ phạm vi cơ chế, cũng như hướng dẫn áp dụng đối với các dự án đã và đang triển khai nhằm chia sẻ và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các dự án, kể cả các dự án cao tốc Bắc - Nam sẽ triển khai khi Luật PPP bắt đầu có hiệu lực vào năm 2021. Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, VARSI cũng cho biết, thách thức lớn nhất hiện nay đối với các nhà đầu tư là huy động vốn tín dụng cho các dự án này. Nguyên nhân do các tổ chức tín dụng hiện nay chủ yếu là huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn dẫn đến khó khăn trong cân đối nguồn vốn. Bên cạnh đó, các dự án PPP hạ tầng giao thông có mức đầu tư lớn, thời gian vay vốn kéo dài nên tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các ngân hàng. Thực tế, trong hơn hai năm qua đã phát sinh những vướng mắc về thu phí, dẫn đến doanh thu thực tế thấp hơn dự kiến tại các dự án BOT làm cho các ngân hàng lo lắng. “Đặc biệt, hệ số an toàn vốn của các ngân hàng đã chạm ngưỡng, tổng dư nợ và cam kết tín dụng đối với các dự án BOT chạm tới giới hạn cấp tín dụng đối với lĩnh vực này”, ông Chủng cho biết./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều tuyến đường bộ ở miền Trung vẫn ách tắc do ảnh hưởng của bão số 9
15:24' - 29/10/2020
Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin, hiện nhiều tuyến đường bộ vẫn bị ách tắc do ảnh hưởng của cơn bão số 9 (Molave).
-
Tài chính & Ngân hàng
Đã giải ngân gần 7.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cho cao tốc Bắc - Nam
17:18' - 28/10/2020
Tính đến hết tháng 9, các dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc – Nam phía Đông đã được giải ngân hơn 6.717 tỷ đồng, đạt gần 72% tổng số vốn được giao trong năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm rõ nhiều nội dung trong dự thảo Nghị định thi hành Luật PPP
17:45' - 19/10/2020
Chiều 19/10, Bộ KH và ĐT, Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) và VCCI đã tổ chức tọa đàm “Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật PPP”.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
PVEP - Động lực nền tảng của chuỗi giá trị Petrovietnam
12:53'
Vượt qua các thách thức trong nhiệm kỳ 2020-2025 đầy gian khó, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang thực hiện những giải pháp đột phá mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
-
Doanh nghiệp
PVFCCo và PTSC hợp tác chiến lược trong chuỗi cung ứng phân bón – hóa chất
12:21'
PVFCCo và PTSC vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực dịch vụ logistics trong ngành phân bón – hóa chất.
-
Doanh nghiệp
Nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam tăng 2 con số trong quý I/2025
11:33'
Trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều biến động khó lường, nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam vẫn tăng trưởng 2 con số nhờ việc hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Hà Giang thu hồi hơn 79.000 m² đất của Tập đoàn FLC tại núi Mỏ Neo
10:59'
UBND tỉnh Hà Giang giao diện tích đất thu hồi cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Liên doanh Wicresoft của Microsoft ngừng hoạt động tại Trung Quốc
08:00'
Tờ Caijing của Trung Quốc ngày 7/4 dẫn nhiều nguồn tin cho hay liên doanh Wicresoft của Microsoft sẽ ngừng hoạt động tại Trung Quốc kể từ ngày 8/4.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ngành hàng điện tử LG Electronics ước đạt doanh thu cao kỷ lục
19:41' - 07/04/2025
Trong hướng dẫn về thu nhập, LG Electronics ước tính doanh số là 22.750 tỷ won và lợi nhuận hoạt động là 1.260 tỷ won trong giai đoạn từ tháng 1-3.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ quan tâm đến kinh doanh tại Nga
07:47' - 07/04/2025
Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về khả năng các doanh nghiệp Mỹ đã sẵn sàng quay trở lại thị trường Nga, người đứng đầu Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga khẳng định: "Chắc chắn là có".
-
Doanh nghiệp
Samsung điều chỉnh chiến lược sản xuất toàn cầu
07:46' - 07/04/2025
Samsung Electronics Co. của Hàn Quốc có khả năng phải điều chỉnh chiến lược sản xuất toàn cầu do các mức thuế quan mới của Mỹ có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh điện thoại của hãng.
-
Doanh nghiệp
Foxconn đạt doanh thu kỷ lục trong quý I/2025
07:30' - 06/04/2025
Tập đoàn Foxconn, nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới của Đài Loan (Trung Quốc) vừa công bố doanh thu quý I cao kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh đối với các sản phẩm liên quan đến AI.