VCCI: Cần bảo vệ quyền lợi cho người bán trên nền tảng thương mại điện tử
Phản hồi Bộ Công Thương về việc góp ý kiến xây dựng dự thảo xây dựng Luật Thương mại điện tử (nâng cấp từ nghị định); đồng thời, trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ phía các doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cần xác định rõ phạm vi điều chỉnh, mối tương quan giữa luật này sau khi ban hành với các luật khác có liên quan tới môi trường thương mại điện tử như Luật Giao dịch điện tử, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật An toàn thông tin, Luật An ninh mạng, Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân hay dự thảo Luật Quảng cáo sắp sửa được thông qua... để tránh chồng chéo, trùng lặp trong hệ thống pháp luật.
Tập trung vào nội dung bảo vệ người kinh doanh nhỏ lẻ trên nền tảng thương mại điện tử, quan điểm của VCCI khá rõ ràng. Theo đó, khác so với thị trường truyền thống, thương mại điện tử có mỗi quan hệ phức tạp hơn với sự đan xen tương tác lẫn nhau của các chủ thể: người bán hàng hóa dịch vụ – sàn thương mại điện tử – người tiêu dùng – các chủ thể khác như bên vận chuyển, trung gian thanh toán…. Pháp luật thương mại điện tử hiện nay tập trung chủ yếu vào các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tương ứng với đó là trách nhiệm của người bán và sàn thương mại điện tử. Trong khi đó, pháp luật dường như lại “bỏ ngỏ” quyền và lợi ích của một chủ thể quan trọng khác, đó là người bán hàng hóa dịch vụ.Thời gian qua, các nền tảng thương mại điện tử chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và dần trở thành kênh bán hàng hoá dịch vụ quan trọng của doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh. Về phía người tiêu dùng, 61% người dùng internet cho biết sàn thương mại điện tử đang là kênh mua sắm trực tuyến được ưa chuộng nhất của họ. Còn về phía người bán, năm 2024 có 650.000 gian hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử có phát sinh đơn hàng. Doanh số của 5 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất trong năm 2024 đã đạt 318.900 tỷ đồng. Sự phát triển này cho phép các nền tảng nắm giữ nhiều lợi thế quan trọng mà có thể tạo ra sự chênh lệch đáng kể về quyền lực trong quan hệ thương mại điện tử.
Trong khi đó, người bán trên các sàn thương mại điện tử phần lớn là hộ, cá nhân kinh doanh nhỏ. Khác với mối quan hệ giữa các thương nhân theo Luật Thương mại – nơi các bên có thể tự do thỏa thuận và đạt được sự bình đẳng trong giao dịch, người bán nhỏ lẻ trên thương mại điện tử thường ở vị thế yếu hơn nhiều so với các nền tảng thương mại điện tử. Họ có thể dễ bị áp đặt các chính sách bất lợi và mất khả năng thương lượng, như thay đổi điều khoản đột ngột, bị đình chỉ hoặc cấm mà không có lý do rõ ràng, hạn chế tiếp cận dữ liệu… Các hành vi này có thể ảnh hưởng bất lợi với cá nhân kinh doanh nhỏ, đưa vào vào tình thế bị động và dần “bào mòn” sức khỏe và nhiệt huyết kinh doanh của họ. Phía VCCI biện dẫn, nghiên cứu mới đây của Ủy ban châu Âu đã chỉ ra 46% doanh nghiệp trên thị trường thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã sử dụng nền tảng trực tuyến gặp phải các vấn đề trong quan hệ thương mại với nền tảng; trong đó, 21% cho biết các vấn đề xảy ra thường xuyên. Những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nền tảng có khả năng gặp vấn đề cao hơn đáng kể so với những doanh nghiệp còn lại. Thiệt hại kinh tế ước tính từ 2 đến 19,5 tỷ Euro mỗi năm. Về hệ thống pháp luật hiện tại, Luật Cạnh tranh 2020 đã tạo ra hành lang pháp lý để xử lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Đây là cơ chế rất tốt và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, các hành vi bất lợi kể trên có thể diễn ra mà không cần có thoả thuận hay ở vị trí thống lĩnh. Đây là “khoảng hở” giữa pháp luật cạnh tranh và thực tiễn hoạt động thương mại điện tử. Giai đoạn trước đây, trong giai đoạn thâm nhập thị trường, các nền tảng thường tạo điều kiện thuận lợi cũng như ưu đãi kể cả về tài chính cho người bán để phát triển thị trường, tạo hiệu ứng mạng thu hút cả người tiêu dùng và người bán tham gia nền tảng. Hiện nay, khi thị trường dần định hình, chính sách cần thiết kế để đảm bảo cân bằng quyền lợi giữa các chủ thể. Việc này sẽ đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử, thúc đẩy các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh nhỏ tiếp tục gia nhập, hoạt động và phát triển trong nền kinh tế số. Khi đó, thị trường thương mại điện tử mới có thể tiếp tục phát triển lành mạnh và bền vững và đảm bảo mọi chủ thể đều có thể hưởng lợi ích từ nền kinh tế số. Từ những phân tích trên, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung chính sách về bảo vệ quyền lợi cho người bán trên nền tảng thương mại điện tử.Về chính sách cụ thể, chính sách này không nên tập trung vào quy định hành chính. Thay vào đó, các quy định nên tập trung vào tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của sàn thương mại điện tử đối với người bán, đảm bảo khả năng tiếp cận dữ liệu kinh doanh và quyền tự do thương lượng của người bán./. Ngọc QuỳnhTin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Đầu tư công: Bổ sung quy định chi phí chuẩn bị giải phóng mặt bằng
19:40'
Dù đã nỗ lực tháo gỡ, nhưng theo phản ánh của nhiều địa phương, giải phóng mặt bằng vẫn là vướng mắc nổi cộm ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư công
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài cuối: Sức bật từ hạ tầng
18:41'
Một loạt siêu dự án được TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị khởi công sẽ tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói riêng, khu vực phía Nam và cả nước nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 2: Kỳ vọng từ Trung tâm tài chính quốc tế
18:21'
Việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tạo lập cực tăng trưởng mới trong bối cảnh sáp nhập địa giới hành chính sắp tới.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 1: Từ “xé rào” đến “đầu tàu” kinh tế
18:20'
Với tinh thần chủ động sáng tạo từ cơ sở, “làm cho sản xuất bung ra”, TP. Hồ Chí Minh đã tạo ra những "bước đột phá đầu tiên" của quá trình đổi mới, từng bước trở thành “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác hiệu quả nguồn vốn FDI góp phần bứt phá tăng trưởng kinh tế
14:30'
Việc khai thác hiệu quả các nguồn lực; trong đó, có nguồn vốn FDI sẽ giúp đất nước tăng tốc, bứt phá cho giai đoạn tiếp theo đạt mục tiêu đề ra là tăng trưởng 2 con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga
12:31'
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh
11:09'
Với khát vọng vươn tầm, Hải Phòng đang hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh, cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số logistics để nắm bắt cơ hội phát triển
10:07'
Chuyển đổi số đang là xu hướng không thể đảo ngược với mọi lĩnh vực; trong đó, có ngành logistics.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Giám đốc NIC: Tạo vốn mồi đầu tư mạo hiểm
08:00'
Việt Nam vẫn còn thiếu cơ chế, chính sách và ưu đãi đủ mạnh để thúc đẩy môi trường đổi mới sáng tạo bền vững.