VCCI đề xuất bổ sung chỉ tiêu doanh nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi số
VCCI cũng cho biết, trong dự thảo, các quan điểm, định hướng phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn 5 năm (2021-2025) khá rõ ràng, hợp lý và đã xác định được những vấn đề cốt lõi để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và phù hợp với tình hình mới, như: tiếp tục hướng tới cải cách thể chế, cải cách về môi trường kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng, vượt qua khó khăn do dịch COVID-19…; đồng thời, bắt kịp xu hướng phát triển của nền kinh tế trong nước và quốc tế, như: thí điểm chính sách đối với các mô hình kinh doanh mới xuất hiện trong nền kinh tế; khuyến khích phát triển, ứng dụng các nền tảng công nghệ….
Tuy nhiên, để thể hiện quan điểm, định hướng toàn diện hơn, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc “đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm dựa trên tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng, minh bạch và hợp lý” là phù hợp, tạo ra cơ chế quản lý vừa đảm bảo mục tiêu quản lý của Nhà nước vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Thời gian qua, “nguyên tắc quản lý rủi ro” được áp dụng và đã cho thấy hiệu quả trong quản lý nhà nước. Vì vậy, mong muốn cơ quan soạn thảo bổ sung thêm nguyên tắc này trong cơ chế quản lý thời gian tới, cụ thể như: “đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng, minh bạch và hợp lý”. Trong gần 2 năm qua, cộng đồng doanh nghiệp đã và đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19. Từ cuối tháng 9/2021 đến nay, tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, các hoạt động kinh tế từng bước được khôi phục trở lại trong trạng thái bình thường mới. Hơn lúc nào hết, doanh nghiệp cần các chính sách hỗ trợ để phục hồi hoạt động.Dự thảo đã đề cập đến quan điểm, định hướng “hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng”, song nội dung này vẫn chưa đủ rõ ràng và thể hiện được tinh thần này. Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi nội dung theo hướng: “Hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục và vượt qua các hệ quả của đại dịch COVID-19 để phục hồi sản xuất kinh doanh; tập trung cải thiện năng lực cạnh tranh, tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, thúc đẩy chuyển đổi số, qua đó tạo đà tăng trưởng mới…”.
Ngoài ra, theo VCCI, dự thảo cần hướng đến hai nhóm giải pháp lớn về phát triển xanh và bền vững, giảm phát thải carbon, thích ứng với biến đổi khí hậu và nhóm giải pháp hình thành phát triển chuỗi giá trị hàng hóa trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp mà Việt Nam có thế mạnh. Vì đây sẽ là xu hướng chủ đạo của thế giới, nếu doanh nghiệp Việt Nam không được định hướng và hỗ trợ thì sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh với các nước khác trên thế giới. Hơn nữa, bài học đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến doanh nghiệp đứt gãy dòng tiền và mất thanh khoản hay doanh nghiệp phải ngừng hoạt động vừa qua đã cho thấy rất rõ cần có chính sách, giải pháp mới phù hợp với tình hình mới của nền kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam, cần thích nghi và sống chung với COVID-19. Về dài hạn, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng tầm quản trị hơn nữa theo xu hướng chung là có trách nhiệm với xã hội và môi trường và chính là điều kiện thu hút dòng vốn đầu tư đang chuyển dịch rất lớn hiện nay trên thế giới. Đây là những vấn đề chưa được đề cập hoặc thể hiện rõ trong dự thảo, VCCI cũng đề nghị cần được nghiên cứu và bổ sung thêm. Dự thảo cũng đặt ra chỉ tiêu “Lũy kế đến năm 2025, sẽ có hơn 2,1 triệu doanh nghiệp đăng ký thành lập; trong đó có khoảng 710 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong giai đoạn 2021-2025”. Theo VCCI, việc đặt ra chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam thuận lợi, nhất là về các thủ tục gia nhập thị trường. Tuy nhiên, số doanh nghiệp đang hoạt động có thể phản ánh sát hơn về “sức khỏe” của nền kinh tế, mức độ thuận lợi của môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy và tạo điều kiện để các chủ thể kinh doanh có thể hoạt động. Hơn nữa, Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động. Do đó, VCCI cũng đề nghị bổ sung thêm chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp hoạt động trong giai đoạn 2021 – 2025 vào dự thảo./.- Từ khóa :
- vcci
- hỗ trợ doanh nghiệp
- chuyển đổi số
- covid-19
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Hướng tới đa dạng sản phẩm tài chính thông qua chuyển đổi số
13:33' - 07/10/2021
Ngày 7/10, IDG Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng, Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán và Hội Truyền thông số tổ chức Diễn đàn dịch vụ tài chính và dịch vụ ngân hàng trong tương lai năm 2021.
-
Công nghệ
Viettel lên kế hoạch hợp tác với 16 đội thi Giải pháp chuyển đổi số quốc gia 2021
08:17' - 07/10/2021
Ban tổ chức cuộc thi tìm kiếm Giải pháp chuyển đổi số quốc gia (Viet Solutions 2021) đã lựa chọn được 16 giải pháp/sản phẩm tiềm năng để hợp tác đầu tư ngay từ thời điểm kết thúc vòng sơ loại.
-
Doanh nghiệp
Google đầu tư 1 tỷ USD vào châu Phi hỗ trợ quá trình chuyển đổi số
08:00' - 07/10/2021
Hầu hết các quốc gia có tốc độ Internet chậm nhất thế giới đều ở châu Phi, khu vực có chưa đến 30% trong dân số 1,3 tỷ người được kết nối băng thông rộng, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB).
-
Công nghệ
Tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi số
13:28' - 02/10/2021
UBND tỉnh Thái Nguyên và Bộ Thông tin và Truyền thông đã khai mạc chương trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chuyển đổi số tại tỉnh này theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
IMF nêu bật thách thức đối với các nền kinh tế mới nổi trong năm 2025
08:52'
Các hạn chế thương mại toàn cầu, nợ chính phủ và những chính sách bảo hộ là các trở ngại chính đối với tăng trưởng của những nền kinh tế mới nổi trong năm 2025.
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Rủi ro tài chính của Thái Lan gia tăng
07:00' - 15/02/2025
Thái Lan có thể tăng cường khả năng phục hồi tài khóa trong bối cảnh chi tiêu tăng cao bằng cách cắt giảm trợ cấp năng lượng lũy thoái.
-
Ý kiến và Bình luận
Cử tri Đức mong muốn thay đổi lớn trong chính sách kinh tế
06:00' - 15/02/2025
77% người Đức trưởng thành muốn có những thay đổi lớn hoặc thậm chí rất lớn trong chính sách kinh tế, tuy nhiên, chỉ có 36% cho rằng điều này sẽ xảy ra sau ngày bầu cử 23/2 tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Phần lớn người dân châu Âu ủng hộ sử dụng AI tại công sở
20:56' - 14/02/2025
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn kết quả cuộc khảo sát cho biết hơn 60% số người châu Âu được hỏi có cái nhìn tích cực về robot và AI tại nơi làm việc.
-
Ý kiến và Bình luận
Nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Quảng Tây (Trung Quốc) và Việt Nam
13:03' - 14/02/2025
Theo trang mạng Thương báo quốc tế của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong dịp Tết Nguyên đán 2025, không khí tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan thành phố Bằng Tường, Quảng Tây vẫn rất bận rộn.
-
Ý kiến và Bình luận
Malaysia vẫn là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn FDI
08:05' - 14/02/2025
Malaysia vẫn là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn FDI vào sản xuất và dịch vụ dựa trên cơ sở hạ tầng tương đối tốt, lực lượng lao động trẻ, vị thế vững chắc trong chuỗi cung ứng điện...
-
Ý kiến và Bình luận
WHO cảnh báo nguy cơ đối với tình trạng y tế toàn cầu
13:48' - 13/02/2025
Việc Mỹ tạm dừng đóng góp viện trợ nước ngoài có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến các chương trình chống bại liệt, HIV và các mối đe dọa khác.
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến lược “Trump trade” không đem lại hiệu quả như kỳ vọng
09:35' - 13/02/2025
Theo Financial Times, chiến lược đầu tư vào các tài sản được kỳ vọng hưởng lợi từ chính sách của Tổng thống Donald Trump (chiến lược Trump trade) không đem lại hiệu quả như kì vọng.
-
Ý kiến và Bình luận
Các ngân hàng Mỹ lạc quan về triển vọng thị trường
06:30' - 13/02/2025
Giám đốc điều hành JPMorgan Chase Jennifer Piepszak cho hay khách hàng lạc quan về triển vọng thị trường, nhưng vẫn thận trọng trong việc đưa ra các quyết định đầu tư lớn.