VCCI phản hồi gì với đề xuất sửa đổi quy định kinh doanh xuất khẩu gạo?
Cụ thể như, dự thảo đề xuất sửa đổi điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo hướng: “quy định về sức chứa tối thiểu của kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo và công suất tối thiểu của cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo; có thể cân nhắc việc quy định như Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, để tận dụng nguồn lực xã hội, cơ sở vật chất đã được xây dựng, tránh phát sinh thêm chi phí cho thương nhân, gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại Nghị định 107 được đánh giá là một bước tiến trong cải cách điều kiện kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi hơn cho các thương nhân trong hoạt động xuất khẩu gạo – loại hàng hóa mà Việt Nam luôn có thế mạnh. Việc đề xuất sửa đổi quay trở lại với điều kiện kinh doanh về diện tích tối thiểu của kho chứa thóc, công suất tối thiểu của cơ sở xay, xát, chế biến thóc gạo – vốn là những điều kiện mà Nghị định 107 đã từng bãi bỏ, theo VCCI là một thay đổi rất lớn và là tín hiệu theo hướng không tích cực về sự thay đổi môi trường kinh doanh Việt Nam vì thế ngành công thương cần cân nhắc và thận trọng.Bởi lẽ, xét về yêu cầu đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, thì đây là mục tiêu chính đáng và phù hợp khi quản lý đối với hoạt động kinh doanh liên quan đến thực phẩm. Song theo Nghị định 107, thương nhân xuất khẩu gạo phải có “kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành”; “cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành”.Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước đã kiểm soát vấn đề chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm của gạo xuất khẩu thông qua yêu cầu về cơ sở vật chất của thương nhân xuất khẩu gạo phải đáp ứng theo pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Dự thảo sửa đổi lại chưa đưa ra thông tin để thuyết phục rằng, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có quy mô tối thiểu 5.000 tấn thóc; công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ thì sẽ đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm hơn là các cơ sở có quy mô, công suất bé hơn, trong khi tất cả các cơ sở này đều đáp ứng về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.Hơn nữa, nếu chỉ nhằm chuẩn hóa việc đầu tư cơ sở hạ tầng đầu vào để đảm bảo sự đồng bộ về năng lực chế biến của cả ngành thì mục tiêu này là chưa đủ rõ ràng. Không rõ năng lực chế biến của cả ngành được xác định ở đâu, trên cơ sở nào? Dự thảo cũng chưa cung cấp các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp có cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có quy mô tối thiểu bé hơn 5.000 tấn thóc; công suất tối thiểu bé hơn 10 tấn thóc/giờ như thế nào? Và liệu công cụ quản lý bằng pháp luật cạnh tranh có giải quyết được tình trạng này không?Ngoài ra, việc quay trở lại với điều kiện về quy mô vốn đã được bãi bỏ tại Nghị định 107 sẽ dẫn tới hiện tượng rất nhiều doanh nghiệp sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường, tạo ra rào cản cản trở doanh nghiệp quy mô vừa và bé gia nhập thị trường. Điều này có thể tác động lớn đến thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo. Dự thảo cũng chưa đánh giá tác động đối với các chủ thể này trong khi đây là nội dung rất quan trọng để xem xét đến tính phù hợp của đề xuất quy định điều kiện kinh doanh theo hướng khắt khe hơn.Tóm lại, nội dung liên quan tới điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo là một đề xuất thay đổi lớn trong quy định tại Nghị định 107 và có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành này. VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo đánh giá một cách thận trọng và cung cấp đầy đủ, rõ ràng và chi tiết hơn những luận cứ, cơ sở cho những vấn đề nêu trên.Riêng về thời hạn giấy chứng nhận, dự thảo đề xuất sửa đổi thời hạn phù hợp với thời hạn của hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo của thương nhận tại thời điểm nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Điều này khiến VCCI quan ngại có thể tạo sự bất bình đẳng giữa các thương nhân được cấp phép. Bởi lẽ, để đáp ứng điều kiện có kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo, thương nhân có thể thuê hoặc có quyền sở hữu các cơ sở vật chất này.Như vậy, nếu theo đề xuất tại dự thảo thì đối với những thương nhân thuê thì giấy chứng nhận sẽ có thời hạn; còn những thương nhân có quyền sở hữu các cơ sở vật chất thì giấy chứng nhận sẽ không có thời hạn hay là thời hạn sẽ xác định như nào?
Cùng đáp ứng điều kiện kinh doanh và được cấp giấy phép nhưng thời hạn của giấy phép của các thương nhân lại khác nhau tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể này, ít nhất ở việc các thương nhân có Giấy chứng nhận có thời hạn sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính hơn. Mỗi khi thời hạn giấy chứng nhận hết, họ phải thực hiện thủ tục cấp lại, gia hạn. Điều này cũng có thể kéo đến nguy cơ, thương nhân không được cấp phép lại và bị loại ra khỏi thị trường. Hơn nữa, hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo là giao dịch dân sự. Thời hạn của hợp đồng là do hai bên thỏa thuận và có thể bị điều chỉnh hoặc thay đổi bất kỳ lúc nào. Như vậy, thời hạn trong giấy chứng nhận sẽ phải thay đổi liên tục. Điều này vừa tạo ra nhiều thủ tục hành chính, vì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục để điều chỉnh thời hạn giấy chứng nhận theo thời hạn hợp đồng, lại vừa khó quản lý từ phía cơ quan nhà nước khi phải đối soát giữa thời hạn hợp đồng và thời hạn của giấy chứng nhận.Dự thảo đề xuất bổ sung chế tài tạm dừng thực hiện thủ tục hải quan đối với các lô gạo xuất khẩu nhập khẩu của thương nhân thuộc trường hợp thực hiện không đúng, không đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định. VCCI cho rằng, chế tài này là quá nặng và cần xem xét lại. Vì trong các quy định liên quan đến xử lý vi phạm hành chính, các hành vi vi phạm nghĩa vụ báo cáo chế tài xử phạt thường không áp dụng biện pháp dừng hoạt động kinh doanh. Dừng thực hiện thủ tục hải quan đối với lô gạo xuất khẩu, nhập khẩu được xem là dừng hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân.Do đó, từ những phân tích trên, VCCI cho rằng, cơ quan soạn thảo nên bỏ đề xuất sửa đổi thời hạn giấy chứng nhận và xem xét việc bổ sung chế tài xử lý vi phạm liên quan tới chế độ báo cáo./.- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- xuất khẩu gạo
- Bộ Công Thương
- sửa đổi
Tin liên quan
-
DN cần biết
Thu hồi giấy phép nếu doanh nghiệp không xuất khẩu gạo
09:11' - 17/12/2021
205 thương nhân đã được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định, nhưng trong số này có 39 thương nhân không xuất khẩu gạo từ tháng 12/2019 đến nay.
-
Kinh tế & Xã hội
VCCI đề xuất thống nhất quản lý website và app cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
18:15' - 15/12/2021
VCCI cho rằng, cơ quan soạn thảo nên bỏ quy định này và bổ sung quy định hướng dẫn Nghị định 85/2021/NĐ-CP theo hướng liệt kê các nội dung cần có trong quy chế hoạt động để doanh nghiệp
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào giúp doanh nghiệp phục hồi trong trạng thái bình thường mới?
11:42' - 15/12/2021
Doanh nghiệp Việt Nam mong đợi sự hỗ trợ để tìm ra những giải pháp chuyển đổi số toàn diện, phù hợp nhằm nhanh chóng khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh, thích ứng với trạng thái bình thường mới
-
Kinh tế Việt Nam
Gói hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp là cải cách thể chế
22:02' - 10/12/2021
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, có tới 94% doanh nghiệp gặp phải khó khăn, mỗi tháng có khoảng 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, hàng triệu người lao động mất việc làm.
-
Chuyển động DN
Công ty Trung An liên tiếp trúng thầu xuất khẩu gạo sang Hàn Quốc
20:00' - 25/11/2021
Trúng thầu 15.000 tấn gạo cho Hàn Quốc với giá tốt, Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An được Giám đốc Sở Công Thương thành phố Cần Thơ khen thưởng đột xuất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.