Gói hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp là cải cách thể chế
“Chính sách làm chậm bước đi của doanh nghiệp có thể gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh” là ý kiến của ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An tại hội thảo trực tuyến Nhìn lại kinh tế vùng năm 2021 và kịch bản năm 2022 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ cùng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức ngày 10/12.
* Doanh nghiệp cần hỗ trợ bằng chính sáchChủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An, ông Võ Quốc Thắng cho biết, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An. Một số doanh nghiệp ngừng hoạt động do không đủ điều kiện tổ chức hoạt động “3 tại chỗ” hoặc tự chủ động xin tạm dừng hoạt động.
Sau khi tỉnh Long An ban hành kế hoạch về việc điều chỉnh các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19, đã có 95% số doanh nghiệp đã hoạt động trở lại với khoảng 330.000 lao động. Tuy nhiên, khó khăn của doanh nghiệp là tình trạng thiếu lao động từ 10-20% và việc phục hồi năng suất đạt từ 70 - 80% so với trước dịch.
Theo ông Võ Quốc Thắng, gần đây Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều thảo luận để hỗ trợ doanh nghiệp. Song, hỗ trợ tiền chỉ là phần nhỏ, thực tế doanh nghiệp cần hỗ trợ chính sách bởi một chính không phù hợp có thể gây thiệt hại rất lớn trong sản xuất kinh doanh.
Nêu ví dụ trong thời gian giãn cách xã hội, mặc dù, Chính phủ cũng như chính quyền địa phương đã đã yêu cầu là bằng mọi cách không được để xảy ra ách tắc hàng hóa, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc di chuyển của doanh nghiệp, người dân thời gian đó vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi mỗi chốt làm mỗi kiểu. Do đó, ông Thắng đánh giá cao Chính phủ đã cương quyết trong xóa bỏ tình trạng “ngăn sông, cấm chợ” trong chống dịch ở các địa phương; kịp thời có những giải pháp tháo gỡ khó khăn mà đến nay các chính sách này đã phát huy hiệu quả. Theo ông Thắng, trong thời gian bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, các doanh nghiệp tại Long An vừa chống dịch vừa chuyển đổi số mạnh và nhờ đó góp phần quan trọng trong phát triển sản xuất. Đến nay, tỉnh Long An đã cho phép doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh; tự cách ly, điều trị, nếu có trường hợp nặng thì mới chuyển lên các bệnh viện của tỉnh.“Người lao động, doanh nghiệp cũng đã có ý thức tự chủ, nhờ vậy các doanh nghiệp trên địa bàn Long An hầu như đã quay lại hoạt động toàn bộ. Cái khó hiện nay là thiếu hụt lao động, bởi dịch bệnh còn, đặc biệt là ở khu vực miền Tây”, ông Thắng nói. Phó Giám đốc VCCI Cần Thơ Võ Thị Thu Hương cho biết, quý III/2021, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 981 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn 19.700 tỷ đồng. Trong tháng 11, riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 7.533 doanh nghiệp thành lập mới và 8.955 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và chờ làm thủ tục giải thể. Theo bà Hương, trong bối cảnh cả nước tăng trưởng cả xuất khẩu và nhập khẩu thì Đồng bằng sông Cửu Long lại chịu tác động tiêu cực nhiều trong quý III/2021; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của vùng trong tháng 9 thấp nhất trong 9 tháng năm 2021, với giá trị chỉ hơn 1 tỷ USD (thấp hơn cả tháng 2, thời điểm Tết Nguyên đán). Trong khi đó, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang đối mặt với tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 khi mở cửa trở lại sau thời gian giãn cách xã hội. Đây là rào cản nhất định đối với vùng kinh tế vốn dĩ có nhiều khó khăn hiện hữu, đòi hỏi sự linh hoạt, tái cấu trúc chi phí, lao động để duy trì hoạt động, phòng tránh rủi ro để bảo toàn vốn được xem là ưu tiên hàng đầu. *Cải cách thể chế mạnh hơnTheo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), gói hỗ trợ quan trọng nhất mà doanh nghiệp đang cần lúc này chính là những cải cách, cắt giảm mạnh về các thủ tục hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.Năm 2021 là năm gặp rất nhiều khó khăn đối với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vì phải đối phó với dịch COVID-19. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, có tới 94% doanh nghiệp gặp phải khó khăn, mỗi tháng có khoảng 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, hàng triệu người lao động mất việc làm. Tại các tỉnh phía Nam, có 98% doanh nghiệp thiệt hại nặng, đặc biệt là Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Việc giãn cách kéo dài dẫn đến các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, sản xuất đình trệ, hệ thống giao thông vận tải hàng hóa bị gián đoạn. Nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh ở trạng thái “đóng băng” hoặc suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt thời kỳ đỉnh dịch ở quý III. Tất cả hệ quả đó chủ yếu là do tác động của đại dịch. Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, sự điều chỉnh biện pháp phòng chống dịch gần đây là tín hiệu tích cực và cộng đồng doanh nghiệp cũng đã có những nỗ lực vượt bậc. Phần lớn các doanh nghiệp đã tích cực chuẩn bị các phương án, kế hoạch mới nhằm thích ứng nhanh chóng trong bối cảnh hiện nay. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang hình thức số hóa, phù hợp với chủ trương của Chính phủ và duy trì được sản xuất kinh doanh… Theo ông Vũ Tiến Lộc, hiện nay các địa phương đã có kế hoạch hồi phục nền kinh tế, Chính phủ đang trình Quốc hội những gói giải pháp về tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội, kích thích nền kinh tế. Tùy thuộc vào khả năng của ngân sách nhà nước và đảm bảo hiệu quả, đặc biệt là phải đảm bảo được mục tiêu, yêu cầu quan trọng bậc nhất là duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô… Đồng quan điểm với Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Long An, ông Vũ Tiến Lộc cho hay, gói hỗ trợ quan trọng nhất chính là những cải cách mạnh các thủ tục hành chính trong quá trình kinh doanh để trợ cho doanh nghiệp. “Hỗ trợ về tiền bạc là cần thiết, nhưng cần thiết nhất là sự hỗ trợ về cơ chế thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy nhanh các hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh các dự án”, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc nói./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
UBTVQH cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ
15:06' - 10/12/2021
Sáng 10/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
TP. HCM và Cần Thơ có chỉ số tia cực tím ở ngưỡng gây hại rất cao
10:17' - 07/12/2021
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 7/12, chỉ số cực cực tím tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao, các thành phố còn lại tại Nam Bộ ở ngưỡng cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Cần Thơ và Hậu Giang ký kết hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử
20:14' - 03/12/2021
Sở Công Thương thành phố Cần Thơ và Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang sẽ phối hợp, hỗ trợ trong ứng dụng thương mại điện tử để tăng cường xuất khẩu hàng hóa; xúc tiến thương mại
-
DN cần biết
Cần Thơ phê duyệt xây dựng tuyến đường vành đai phía Tây
20:33' - 30/11/2021
Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến 19,2 km, được thực hiện trong thời gian 2021-2026. Dự án sử dụng 138,7 ha đất, đi qua địa bàn 5 quận, huyện: Ô Môn, Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng, Phong Điền.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án giao thông trọng điểm tại Vũng Áng “dở dang” vì vướng mặt bằng
10:20'
Hiện nay tại khu kinh tế Vũng Áng có 2 dự án thi công đường giao thông đang gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để tình trạng “có tiền mà không tiêu được”
10:05'
Sáng 20/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận chế tài ngăn chặn “vốn ảo”, “doanh nghiệp ma”
09:01'
Ngày 20/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; luật doanh nghiệp nhằm ngăn chặn “vốn ảo”, “doanh nghiệp ma”.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
20:23' - 19/05/2025
Ngày 19/5, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 243/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Các tỉnh, thành không nhất thiết đều phải tổ chức mô hình chi cục
18:14' - 19/05/2025
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các tỉnh, thành phố không nhất thiết đều phải tổ chức mô hình chi cục, trạm, hạt ở tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về nông nghiệp và môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn mạnh
16:48' - 19/05/2025
Nghị quyết số 68-NQ/TW càng sớm được thể chế hóa thành quy định của pháp luật và được áp dụng trong thực tế thì “lợi ích” mang lại cho xã hội, mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp mới được hiện thực.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí phân cấp, phân quyền lĩnh vực nông nghiệp và môi trường
16:34' - 19/05/2025
“Việc xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí trong phân cấp, phân quyền là yêu cầu bắt buộc, đặc biệt trong các lĩnh vực đặc thù như nông nghiệp và môi trường”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số xây dựng nông thôn mới thông minh, đáng sống
16:21' - 19/05/2025
Tỉnh Bến Tre đang tăng tốc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho khu vực nông thôn bước sang giai đoạn phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Phải kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có sản xuất, tiêu thụ hàng giả
16:15' - 19/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn lưu ý, phải tiến hành kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có tình trạng buôn bán, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm”.