Về khả năng ASEAN đăng cai World Cup 2034
Tại buổi họp báo kết thúc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34 ở Bangkok (Thái Lan) trong tháng 6/2019, Thủ tướng nước chủ nhà Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đồng lòng ủng hộ ý tưởng ASEAN cùng đăng cai Vòng chung kết Cúp bóng đá thế giới (World Cup) vào năm 2034.
Ngay sau đó, Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Thái Lan (FAT) Somyot Poompunmuang đã kêu gọi chính phủ nước này làm rõ các kế hoạch đồng chạy đua đăng cai World Cup với các nước láng giềng Đông Nam Á.
Chủ tịch FAT Somyot cho biết ông đã trình kế hoạch chi tiết về tiến trình ứng cử lên Người phát ngôn chính phủ và nếu chính phủ nghiêm túc về điều này thì ông sẽ thảo luận với Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA).
Tuy nhiên, theo ông Somyot, việc tất cả 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng đăng cai World Cup là điều không khả thi và chỉ có hai hoặc ba nước có thể làm được điều đó.
Trên thực tế, ý tưởng về việc đồng tổ chức World Cup không phải là điều mới mẻ. Trong gần 20 năm qua, Liên đoàn Bóng đá ASEAN (AFF) và các nhà chức trách thể thao ASEAN đã thăm dò khả năng tổ chức World Cup ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận vẫn chỉ ở cấp làm việc mà chưa có sự cho phép từ các nhà lãnh đạo.
Năm 2009, cựu Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cũng đề cập đến ý tưởng ASEAN chạy đua giành quyền đăng cai World Cup, coi đó như là một biện pháp nhằm thúc đẩy việc xích lại gần nhau của Cộng đồng ASEAN. Thế nhưng, ý tưởng này đã không nổi lên vì những điều kiện trong nước của các nước thành viên không được thuận lợi như hiện nay.
Theo nhà báo kỳ cựu Kavi Chongkittavorn chuyên về các vấn đề khu vực của tờ Bangkok Post, chỉ mất vài giây để thay đổi thực chất của cuộc thảo luận giữa Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai và Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao và Thương mại Brunei Erywan Yusof trong cuộc họp song phương hôm 21/6.
Hai Bộ trưởng khi đó bàn về các biện pháp giảm chi phí cao của các dịch vụ chuyển vùng điện thoại di động tại ASEAN nhằm thúc đẩy liên lạc giữa nhân dân các nước và làm việc gì đó cùng nhau để thúc đẩy cộng đồng lấy người dân làm trung tâm.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh là người hăng hái nhất khi ông nhanh chóng loan báo về nguyện vọng mới của ASEAN. Trước khi các nhà lãnh đạo ASEAN họp vào sáng 23/6, mạng xã hội ở Việt Nam đã tràn ngập những dòng tít hoan nghênh từ các cổ động viên bóng đá khao khát về cú hích World Cup.
Tại buổi họp kín ngày 23/6, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha chủ trì một cuộc thảo luận kéo dài 2 giờ. Trước khi ông Prayut bắt đầu cuộc thảo luận, vị trợ lý ngồi ngay phía sau đã đưa cho ông một mẩu giấy nhắc ông thuyết phục các đối tác thông qua việc chạy đua đăng cai World Cup 2034.
Thậm chí ngay trước khi ông Prayut có thể kết thúc lời của mình, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã gật đầu và nhanh chóng đồng ý.
Do đó, trong vòng vài giây, các nhà lãnh đạo ASEAN đã hoàn toàn nhất trí dấn thân vào một hành trình 15 năm của các nỗ lực chung để vận động và chuẩn bị cho một trong số những sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh. Không ngạc nhiên khi Việt Nam là một trong số những quốc gia có động lực đầu tiên.
Tháng 12/2018, Việt Nam giành vị trí vô địch Suzuki Cup của Liên đoàn Bóng đá ASEAN (AFF) với chiến thắng trước Malaysia tại Hà Nội, và hiện nay nước này đứng thứ 97 trong bảng xếp hạng của FIFA - thành tích tốt nhất trong số các nước ASEAN.
Vào lúc này, ASEAN đã thịnh vượng và năng động hơn, do đó đề xuất World Cup đã được chấp thuận nhanh chóng và đồng lòng, thậm chí ngay cả khi sẽ có một mê cung các chi tiết và điều kiện cần được vạch ra./.
- Từ khóa :
- world cup 2034
- asean
- đăng cai world cup
- bóng đá quốc tế
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc đề nghị Triều Tiên đồng đăng cai World Cup bóng đá nữ 2023
09:09' - 06/07/2019
Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc – ông Chung Mong-gyu một lần nữa cho biết ông hy vọng có thể thúc đẩy kế hoạch đề nghị Triều Tiên cùng Hàn Quốc đồng đăng cai tổ chức World Cup bóng đá nữ 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp tiếp tục điều tra bê bối xung quanh quyền đăng cai World Cup 2022
07:15' - 26/06/2019
Năm 2016, Văn phòng Công tố Tài chính Quốc gia Pháp đã mở một cuộc điều tra sơ bộ xung quanh chiến thắng của Qatar trong cuộc canh tranh quyền đăng cai World Cup 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Các nước ASEAN cùng ứng cử đăng cai World Cup 2034
14:32' - 23/06/2019
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai cho biết các quốc gia Đông Nam Á đều nhất trí cùng ứng cử làm đồng chủ nhà của World Cup 2034.
-
Kinh tế & Xã hội
Lùm xùm quanh nghi án Qatar mua quyền đăng cai World Cup 2022
16:08' - 11/03/2019
Theo các tài liệu, các giám đốc điều hành của đài truyền hình Al-Jazeera đã bí mật ký kết thỏa thuận với FIFA, chỉ 3 tuần trước khi FIFA trao quyền đăng cai World Cup 2022 cho quốc gia vùng Vịnh này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô điện hạt nhân
09:22'
Trung Quốc hiện có 58 tổ máy điện hạt nhân thương mại đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 60,96 triệu kilowatt, và 44 tổ máy đang được xây dựng, tổng quy mô đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48' - 27/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.