Vì sao các nước mới nổi đều chỉ có một cơ hội trỗi dậy?
Theo bài viết trên tờ Liên hợp buổi sáng, với lịch sử phát triển nhiều thăng trầm, việc Trung Quốc vẫn có thể trỗi dậy như hiện nay dường như đã chứng minh cho quan điểm lịch sử này, đồng thời giúp người dân duy trì thái độ lạc quan khi đối diện với thách thức. Quan điểm đó là khó khăn chỉ là tạm thời và cuối cùng Trung Quốc sẽ phục hồi, phát triển và trỗi dậy thành công.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng quan điểm lịch sử "một quốc gia luôn có cơ hội" là không đáng tin cậy trong thời kỳ cổ đại, và càng không đáng tin cậy hơn nữa trong thời kỳ hiện đại. Giáo sư, Tiến sỹ quan hệ quốc tế thuộc Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) Đặng Hy Trạch, cũng là tác giả của bài viết trên tờ Liên hợp buổi sáng, cho rằng trong thời kỳ biến động lớn, tất cả các nước mới nổi đều chỉ có một cơ hội trỗi dậy cuối cùng.Các nước mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS) và các nước khác có khát vọng trở thành quốc gia hàng đầu. Trỗi dậy là việc lấy đổi mới sáng tạo làm động lực, phát triển hòa bình trở thành cường quốc thực sự (nghĩa là quốc gia hàng đầu).Quốc gia hàng đầu trên thế giới hiện nay chỉ có một là Mỹ, nhưng trên thực tế, nội dung đề cập trong bài viết của tác giả Đặng Hy Trạch cũng thích hợp cho các nước phát triển truyền thống có quy mô không lớn như Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản… Bài viết cho rằng nếu những nước này không thể giành chiến thắng trong vòng cạnh tranh toàn cầu mới, thì nhiều khả năng họ sẽ bị tụt hạng. Có sự khác biệt lớn về phương thức trỗi dậy từ thời cổ đại đến nay. Muốn hiểu tại sao các nước mới nổi chỉ có một cơ hội phát triển cuối cùng, trước hết cần hiểu bốn khác biệt lớn về phương thức trỗi dậy từ thời cổ đại đến nay.Động lực trỗi dậy đã thay đổiThứ nhất, động lực trỗi dậy của các nước từ thời kỳ cổ đại đến nay khác nhau rõ ràng, thời kỳ cổ đại chủ yếu dựa vào nhân tố tự nhiên, trong khi thời kỳ hiện đại chủ yếu dựa vào sáng tạo đổi mới.Trong thời kỳ cổ đại, yếu tố cấu thành quan trọng nhất của sức mạnh quốc gia là dân số và đất đai. Chỉ cần có con người và đất đai, cộng thêm nhà lãnh đạo sáng suốt thì đất nước sẽ trỗi dậy dễ dàng.Trong thời kỳ hiện đại, động lực chủ yếu của trỗi dậy là đổi mới sáng tạo công nghệ và đổi mới sáng tạo thể chế, cả hai bổ sung lẫn nhau. Tuy nhiên, mức độ khó khăn của việc tạo ra điều kiện xã hội cho đổi mới sáng tạo cao hơn nhiều so với việc tích lũy sức mạnh thiên nhiên trong thời kỳ cổ đại.Mặc dù sự trỗi dậy của một quốc gia trong thời kỳ hiện đại cũng có liên quan đến các nhà lãnh đạo, song sự thành công không ủy thác cho một nhà lãnh đạo đặc biệt, mà dựa vào giới tinh hoa trong xã hội, đặc biệt là giới tinh hoa chính trị, để thiết lập thể chế lành mạnh và môi trường xã hội đổi mới sáng tạo thích hợp dựa trên thể chế.Nếu không có thể chế lành mạnh, thì không thể tạo ra những đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ quy mô lớn lâu bền và ổn định, từ đó không thể thực hiện sự trỗi dậy của quốc gia. Những lợi thế phát triển trước ngày càng được củng cố Có một học thuyết gọi là lợi thế phát triển sau, nhưng chỉ có thể thành lập cục bộ. Học thuyết có thể hiệu quả đối với những ngành công nghiệp cấp thấp và trung bình trong giai đoạn bám đuổi, tuy nhiên đối với ngành công nghiệp cấp cao thuộc giai đoạn đổi mới sáng tạo thì lại không hiệu quả và sẽ ngày càng không thể phát huy trong tương lai. Điều này có thể lý giải từ xu hướng toàn cầu hóa giao dịch hàng hóa. Một quốc gia có quy mô trung bình ở thời cổ đại (tương đương với Đức, Pháp hiện nay) dường như không có một loại hàng hóa cụ thể nào mang tính toàn quốc (nghĩa là có thể tiêu thụ rộng rãi trên phạm vi toàn quốc dưới dạng hàng hóa đại chúng) ngoại trừ một lượng hàng hóa không nhiều đáp ứng nhu cầu của tầng lớp giàu có thiểu số.Trong khi đó, ở các nước lớn, hàng hóa cụ thể mang tính khu vực hơn. Hàng hóa cụ thể không phải là chủng loại hàng hàng hóa (chẳng hạn như rượu), mà là hàng hóa do một nhà máy nào đó sản xuất (chẳng hạn như Luzhou Laojiao). Ví dụ, chất lượng của Luzhou Laojiao có tốt đến đâu cũng chỉ có thể tiêu thụ ở miền Nam Tứ Xuyên.Do muối là hàng hóa thiết yếu trong cuộc sống, nên phạm vi tiêu thụ của muối mỏ Tự Cống rộng hơn. Điều này là do trong thời kỳ cổ đại, giao thông và thông tin liên lạc không phát triển, chi phí vận chuyển hàng hóa đắt đỏ, do đó các hàng hóa cụ thể đều mang tính khu vực.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa của phát triển giao thông và thông tin liên lạc trong thời kỳ hiện đại đã nâng cao đáng kể hiệu suất vận chuyển và hạ thấp chi phí vận chuyển, khiến các hàng hóa cụ thể vừa có tính toàn quốc, vừa có tính toàn cầu. Không những các hàng hóa cụ thể có giá trị gia tăng cao, mà ngay cả những hàng hóa cụ thể có giá trị gia tăng thấp cũng là hàng hóa mang tính toàn cầu.Chẳng hạn, quặng của Brazil và Australia, dầu mỏ của Trung Đông đều có thể vận chuyển đến Trung Quốc; gạo, tiểu mạch, thịt lợn, thịt bò của Mỹ, thậm chí trái cây tươi cũng có thể vận chuyển đến Trung Quốc.Điều này sẽ dẫn đến xu hướng như thế nào? Một là, lợi thế phát triển trước dựa trên cơ sở đổi mới sáng tạo sẽ ngày càng được củng cố; Hai là, các doanh nghiệp sẽ xuất hiện hiện tượng người thắng được tất cả, cả hai tăng cường bổ sung lẫn nhau.Chẳng hạn, một công ty nào đó sau khi sản xuất ra sản phẩm gốc có giá trị gia tăng cao, dựa vào chi phí vận chuyển thấp, có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường toàn cầu và đạt được lợi nhuận cao. Sau đó, công ty này đầu tư một phần lợi nhuận vào nghiên cứu và phát triển (R&D) để sản xuất hàng hóa cao cấp hơn.Một khi các sản phẩm cao cấp hơn được sản xuất, chúng sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường toàn cầu và một lần nữa thu được lợi nhuận cao, hình thành vòng tuần hoàn lành mạnh "sản phẩm gốc-chiếm lĩnh thị trường-lợi nhuận cao-tăng cường nghiên cứu và phát triển (R&D)-sản phẩm gốc (lần hai)…", thực hiện tăng trưởng mô hình xoắn ốc.Đây chính là lợi thế phát triển trước ngày càng được củng cố. Một khi các công ty khác đi sau, lợi nhuận sẽ giảm xuống, đầu tư cho R&D không nhiều, dẫn đến khả năng đổi mới sáng tạo thấp, rơi vào vòng tuần hoàn luẩn quẩn, thậm chí suy giảm và đóng cửa.Vậy nên xuất hiện hiện tượng người thắng được tất cả ở cấp độ doanh nghiệp. Tiếp đến, hiện tượng các công ty độc quyền ngày càng rõ nét hơn, nghĩa là có rất ít công ty độc quyền trong toàn bộ lĩnh vực. Chẳng hạn, trước đây có rất nhiều công ty sản xuất chip, nhưng hiện nay chỉ còn lại một số công ty lớn. Trong tương lai, hiện tượng lợi thế phát triển trước và người thắng được tất cả sẽ ngày càng rõ ràng hơn.
Sự tấn công từ các siêu cườngTrong thời kỳ cổ đại, việc thu thập thông tin tình báo phải dựa vào khảo sát thực địa, ngay cả khi dựa vào gián điệp hay nội ứng cũng phải như vậy. Do đó, rất khó để một quốc gia thu thập được thông tin tình báo chính xác về quốc gia khác.Trái lại, trong thời đại con người và hàng hóa lưu thông toàn cầu hiện nay, sức mạnh quốc gia dễ nắm bắt hơn. Chẳng hạn, thông qua hàng hóa của Mỹ và Đức, có thể biết sơ bộ trình độ phát triển công nghệ của những nước này, cơ quan tình báo có thể nắm bắt chính xác hơn sức mạnh của một quốc gia cụ thể. Điều này cung cấp khả năng để các siêu cường sử dụng các biện pháp chính xác để ngăn chặn sự trỗi dậy của các nước mới nổi. Nếu một siêu cường phát hiện một công ty nào đó của quốc gia mới nổi sở hữu công nghệ tiên tiến có thể đe dọa lợi thế của mình, thì siêu cường đó có thể áp dụng các biện pháp như mua lại, phong tỏa và phá hủy… để ngăn chặn và tấn công chính xác.Siêu cường là duy nhấtThứ tư, các siêu cường kiểm soát tất cả, kiềm chế sự trỗi dậy của các nước mới nổi. Bốn điểm trên thể hiện rằng ở cấp độ quốc gia, các siêu cường có thể sử dụng lợi thế phát triển trước, song song với việc thúc đẩy vòng tuần hoàn lành mạnh ở nước mình, để ngăn chặn chính xác đối với các nước mới nổi nhằm duy trì vị trí dẫn đầu, thực hiện cái gọi là người thắng có tất cả.Vậy nên, cấu trúc thế giới ngày càng được củng cố, quốc gia hàng đầu hay là siêu cường chỉ có thể có một, còn lại là những quốc gia hạng hai, hạng ba. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của xã hội ngày càng phụ thuộc vào đổi mới sáng tạo công nghệ, mặc dù công nghệ và kinh tế của các quốc gia hạng hai, hạng ba cũng có thể phát triển, nhưng khoảng cách so với quốc gia hàng đầu ngày càng lớn.Quốc gia hàng đầu chủ yếu sản xuất hàng hóa cao cấp, quốc gia hạng hai, hạng ba chủ yếu sản xuất hàng hóa cấp thấp và trung bình. Mặc dù giữa các quốc gia hạng hai, hạng ba có thể biến động, nhưng sự biến động này sẽ ngày càng chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của quốc gia hàng đầu. Thế giới đang trải qua sự thay đổi lớn chưa từng có, cho dù là ở cấp độ doanh nghiệp hay cấp độ quốc gia, người thắng được tất cả không còn là một ý định chủ quan, mà là một xu hướng khách quan, những thay đổi lớn đã tạo ra điều kiện khách quan để người thắng có được tất cả.Trong các yếu tố quyết định sức mạnh quốc gia (bao gồm thể chế, văn hóa, lãnh thổ, dân số, tài nguyên, dự trữ…), thể chế và văn hóa là yếu tố quan trọng nhất. Nếu thể chế, văn hóa không hiện đại, thì cho dù lãnh thổ, tài nguyên có nhiều đến đâu cũng không thể đạt được sự phát triển và đổi mới sáng tạo lành mạnh, lâu bền. Nga là một ví dụ điển hình.Còn nếu thể chế, văn hóa hiện đại, thì ngay cả khi không có lợi thế quy mô cũng có thể trở thành quốc gia phát triển, chẳng hạn như Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản…, điển hình hơn là Singapore, Israel, Hàn Quốc. Trong thời kỳ hiện nay, Mỹ là siêu cường duy nhất, có tất cả lợi thế của quốc gia hàng đầu, trong khi các nước phát triển truyền thống như Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản… lại thiếu lợi thế quy mô. Ban đầu, sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên giữa các nước phát triển truyền thống và Mỹ là chắc chắn, nhưng tại sao khoảng cách giữa những nước này và Mỹ ngày càng rộng hơn trong những thập kỷ gần đây?Nguyên nhân là do lợi thế phát triển trước của Mỹ ngày càng được củng cố. Đương nhiên, nếu xuất hiện một công nghệ như siêu trí tuệ nhân tạo, thì mọi thứ sẽ thay đổi và cần có một đánh giá khác.Trong thời đại có nhiều thay đổi lớn hiện nay, nếu các nước muốn trỗi dậy, thì họ cần phải nỗ lực cải thiện thể chế và văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đổi mới sáng tạo. Một khi thất bại, quốc gia sẽ vĩnh viễn đánh mất cơ hội trỗi dậy cuối cùng, vì vậy tất cả các quốc gia đều nên suy nghĩ và thận trọng./.- Từ khóa :
- trung quốc
- nền kinh tế mới nổi
- BRICS
- kinh tế trung quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều doanh nghiệp chờ Trung Quốc mở cửa
13:02' - 22/11/2022
Trung Quốc, nền kinh tế cuối cùng trong số các nền kinh tế lớn vẫn chưa coi COVID-19 là bệnh lưu hành, trong tháng này đã công bố 20 biện pháp mới nhằm nới lỏng chính sách kiểm soát dịch.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ thương mại Australia – Trung Quốc đang "tan băng"
08:33' - 22/11/2022
Mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đang "tan băng" và có khả năng vụ tranh chấp thương mại giữa hai nước sẽ được giải quyết thông qua đàm phán, thay vì buộc WTO phải đưa ra phán quyết cuối cùng.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN - Trung Quốc khởi động đàm phán nâng cấp Hiệp định ACFTA
15:58' - 21/11/2022
Các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã thông báo và hoan nghênh việc chính thức khởi động các cuộc đàm phán nâng cấp Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA).
-
Thị trường
Các nhà sản xuất chip châu Á khó có thể tách khỏi Trung Quốc
08:00' - 21/11/2022
Những nước tham gia chủ yếu trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn ở Đông Á dường như thấy rằng việc tách khỏi Trung Quốc trong các ngành công nghiệp tiên tiến liên quan đến công nghệ nhạy cảm là rất khó.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
“Cuộc hôn nhân bất thành” giữa Honda và Nissan
06:30'
Cuộc “chia tay” của Nissan và Honda là minh chứng cho một trật tự cũ đang bị tan rã - khi lộ trình kỹ thuật khác nhau và quy luật thị trường được viết lại hoàn toàn.
-
Phân tích - Dự báo
Trí tuệ nhân tạo làm rung chuyển thị trường truyền thông và giải trí
05:30'
Trong ngành truyền thông và giải trí, các thử nghiệm ứng dụng AI tạo sinh đang được tiến hành thường xuyên. Vậy tương lai của ngành này sẽ theo hướng nào khi AI thế hệ mới được ứng dụng rộng rãi?
-
Phân tích - Dự báo
THEO DÒNG THỜI SỰ: Rạn nứt
18:49' - 16/02/2025
Trái ngược với thông lệ vài năm trở lại đây, khi MSC là một sự kiện thể hiện tinh thần đoàn kết giữa Mỹ và châu Âu, hội nghị lần này phản ánh những căng thẳng và rạn nứt ngày càng gia tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Brexit vẫn tiếp tục định hình kinh tế Anh
06:30' - 16/02/2025
Sau 5 năm rời EU, nền kinh tế Anh tiếp tục vật lộn với những thay đổi về cấu trúc, trong khi cố gắng vạch ra một lộ trình mới giữa bối cảnh toàn cầu ngày càng cạnh tranh và khó lường.
-
Phân tích - Dự báo
Thế chấp bằng tiền điện tử: Lợi nhuận cao hay bẫy tài chính?
05:30' - 16/02/2025
Thế chấp bằng tiền điện tử là một hình thức cho vay mới nổi lên ở Australia, trong đó tất cả mọi người (kể cả những người cho vay) đều thừa nhận rằng hình thức cho vay này rất rủi ro.
-
Phân tích - Dự báo
Ấn Độ sẽ là “điểm sáng” của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025
09:01' - 15/02/2025
Ấn Độ được dự báo sẽ là điểm sáng của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025 nhờ nhu cầu gia tăng với linh kiện xe điện, tấm pin Mặt Trời và đồ gia dụng.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng ngành kinh doanh thú cưng - Bài cuối: Những cơ hội mới
06:30' - 15/02/2025
Theo Viện nghiên cứu kinh tế Samjeong (KPMG), xu hướng bầu bạn cùng thú cưng đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng ngành kinh doanh thú cưng - Bài 1: Những "thành viên" gia đình không thể thiếu
05:30' - 15/02/2025
Bloomberg Intelligence dự đoán thị trường thú cưng toàn cầu sẽ tăng trưởng gấp 1,5 lần so với năm 2022, đạt 493 tỷ USD vào năm 2030.
-
Phân tích - Dự báo
Tăng trưởng kinh tế EAEU sắp vượt qua Eurozone?
06:30' - 14/02/2025
Viện Hàn lâm Khoa học Nga dự báo nền kinh tế các nước Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) sẽ tăng trưởng trung bình 4,5% mỗi năm, cho đến năm 2030.