Vì sao châu Âu buộc phải chia tay “kỷ nguyên tiền rẻ”?
Lần đầu tiên sau 11 năm, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định tăng lãi suất cơ bản. Theo hãng tin AFP ngày 9/6, ECB sẽ tăng lãi suất 0,25% từ cuối tháng Bảy tới và dự kiến sẽ có thể tăng thêm 0,25% vào tháng Chín.
Báo chí Pháp chạy tít: “Giã biệt giai đoạn tiền rẻ”, “chấm dứt thời kỳ lãi suất cho vay ở mức âm”… Giới quan sát nhìn chung nhận định việc chấm dứt giai đoạn tiền rẻ, giai đoạn cho vay tiền dễ dãi, là một “quyết định lịch sử” của khu vực sử dụng đồng euro.Lạm phát và xung đột địa chính trị“Tiền rẻ” từng được Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) coi là nhân tố kích thích đầu tư và tăng trưởng quan trọng trong khoảng 10 năm trở lại đây. Nhiều quốc gia châu Âu đã được vay tiền với lãi suất bằng 0, thậm chí với lãi suất âm. “Lãi suất âm” có nghĩa là bên đi vay không những không phải trả lãi, mà thậm chí chỉ phải hoàn trả số tiền ít hơn số vốn đã vay.Nói cách khác, bên vay được "tặng" thêm tiền khi vay tiền. Vậy vì sao Ngân hàng Trung ương châu Âu phải chấm dứt giai đoạn “tiền rẻ” lạ lùng kéo dài này? Theo giới quan sát, ECB giờ đây “không có lựa chọn nào khác”. Trong lúc viễn cảnh tăng trưởng ảm đạm, “tiền rẻ” bị điểm mặt như yếu tố kích thích lạm phát.Lạm phát tại châu Âu đang ở mức độ ngày càng trầm trọng, với tỷ lệ trung bình 8,1% vào tháng Năm so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức lạm phát cao chưa từng thấy tại Eurozone kể từ khi đồng tiền chung châu Âu ra đời, và cao hơn gấp 4 lần so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu.Yếu tố thứ hai khiến ECB buộc phải tăng lãi suất có lẽ là xung đột tại Ukraine. Cuộc xung đột này đã khiến giá khí đốt, dầu mỏ, phân bón và lúa mỳ ngày càng đắt đỏ hơn.Điều này đặt ECB vào thế buộc phải phản ứng với làn sóng giá cả tăng vọt, vốn đã trở nên trầm trọng bởi cuộc xung đột tại Ukraine.Trong vấn đề này, Eurozone không giống với Mỹ. Ngay cả khi lạm phát ở cả hai khu vực đều xấp xỉ trên 8%. Tại Mỹ, các gói trợ cấp trị giá 2.800 tỷ USD của chính phủ liên bang đã giúp “hâm nóng” nền kinh tế với nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng gần 7% so với những năm trước đại dịch COVID-19.Trong khi đó, theo dữ liệu từ Ủy ban châu Âu (EC), các nước thành viên Eurozone hầu như chưa khôi phục được mức tiêu dùng và đầu tư như giai đoạn trước đại dịch. Tình trạng lạm phát ở châu Âu gắn liền với một khoản chi phí mở rộng tương đương 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mà người dân châu Âu phải trả cho Saudi Arabia, Algeria, Na Uy hoặc cho chính nước Nga để mua các loại nguyên liệu thô.Nếu căng thẳng Nga-Ukraine lắng dịu lại thì giá các mặt hàng này sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, thực tế đó vẫn chưa xảy ra nên ECB buộc phải "giảm tốc" nền kinh tế để giúp mặt bằng giá chung được kiềm chế hoặc giảm dần.ECB đối mặt với thách thức nội bộThống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde đã bảo đảm rằng lạm phát có thể sẽ được khống chế ở mức dưới 7% trong năm nay. Tuy nhiên, quan điểm lạc quan này của Ngân hàng Trung ương châu Âu đã bị phản bác mạnh mẽ tại Đức. Trả lời đài RFI sau thông báo nói trên, kinh tế gia Gunther Schnabl thuộc trường Đại học Leipzig (Đức) nhấn mạnh đến phản ứng bất bình của đông đảo dân chúng Đức vì quyết định của ECB được đưa ra quá muộn màng và không đủ tầm.Chuyên gia này nói: “Chính phủ Đức đã có thêm nhiều cam kết chi tiêu bổ sung trong những năm gần đây. Rõ ràng là những cam kết và kế hoạch chi tiêu này chỉ có thể đạt được nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu không tăng lãi suất quá nhiều. Tuy nhiên, quan điểm về phía các ngân hàng là khác. Trong lĩnh vực ngân hàng tại Đức, các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ - với số lượng lớn - có vai trò quan trọng. Chính sách tiền tệ quá linh hoạt của ECB, đặc biệt là chính sách lãi suất âm, đã gây tổn hại rất nặng nề cho những ngân hàng như vậy”.Theo chuyên gia Gunther Schnabl, đây là lý do khiến các ngân hàng Đức hoan nghênh việc tăng lãi suất. Về phần mình, người dân Đức vốn đã quen với tình trạng lạm phát thấp trong một thời gian rất dài. Đây là lý do tại sao họ tiết kiệm rất nhiều bằng hình thức gửi ngân hàng. Hiện tại, người Đức đang phải chịu tình trạng lạm phát cao. Đối với họ, việc tăng lãi suất được đưa ra quá muộn và với cường độ không đủ cao. Chính vì vậy người dân Đức thất vọng với quyết định của Ngân hàng trung ương châu Âu.Trái ngược hoàn toàn với sự tin tưởng lạc quan của nhiều lãnh đạo ngân hàng trung ương, trong đó có Ngân hàng Trung ương châu Âu, theo một số kinh tế gia như cựu Bộ trưởng Tài Chính Mỹ Larry Summers, các nền kinh tế phương Tây “đang bước vào thời kỳ lạm phát kéo dài”, chấm dứt giai đoạn 40 năm lạm phát ở trong vòng kiểm soát.Một số chuyên gia cho rằng việc cho vay với “lãi suất âm” là điều hết sức khác thường và chưa từng có trong lịch sử kinh tế nhân loại. Đây là một “con dao hai lưỡi” hết sức nguy hiểm.Trong khi đó, chuyên gia ngân hàng Jacques de Larosière, cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp, cựu Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã gọi chính sách cho vay với lãi suất âm là một sự “điên rồ”.Theo ông, gánh nặng nợ nần chồng chất chính là đầu mối sâu xa của khủng hoảng, mà chính sách “lãi suất âm” lại khiến dòng tiền tín dụng càng ồ ạt tuôn ra, khiến nguy cơ bất ổn tài chính tăng vọt./.- Từ khóa :
- ecb
- đồng euro
- eurozone
- tăng lãi suất
- kinh tế châu âu
- lạm phát
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Italy kêu gọi ECB tránh gây căng thẳng khi tăng lãi suất
08:20' - 13/06/2022
Ngày 11/6, Bộ trưởng Tài chính Italy Daniele Franco đã kêu gọi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tránh gây căng thẳng cho thị trường tài chính bằng động thái hướng tới chính sách tiền tệ thắt chặt.
-
Ngân hàng
Chủ tịch Bundesbank kêu gọi ECB "hành động kiên quyết" để kiềm chế lạm phát
21:11' - 10/06/2022
Ngày 10/6, Chủ tịch ngân hàng Bundesbank (Đức) Joachim Nagel đã kêu gọi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cần có "hành động kiên quyết" để kiềm chế giá cả tăng vọt.
-
Ngân hàng
Những điều chỉnh “mang tính lịch sử” của ECB sau một thập kỷ
11:25' - 10/06/2022
Báo Libération ngày 9/6 đưa tin Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã thông báo về những điều chỉnh lãi suất đối với đồng euro để ứng phó với tình hình lạm phát tăng phi mã.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại thị trường Campuchia
17:55'
Hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng được tăng cường, được xem là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
BoJ: Thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu
15:20'
Nhà Trắng ngày 1/4 xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2/4 trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới đầu tư đều lo ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó
14:51'
Các số liệu kinh tế mới kém khả quan về việc làm và ngành sản xuất tại Mỹ đã nhấn mạnh một mối lo ngại cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước chuẩn bị đáp trả thuế quan của Mỹ
13:27'
Các nhà lãnh đạo Canada, Mexico thảo luận quan hệ thương mại và đầu tư - Nhiều nước chuẩn bị biện pháp đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ
-
Kinh tế Thế giới
Houthi tiến hành 3 vụ tấn công mới vào tàu sân bay Mỹ
12:59'
Ngày 2/4, lực lượng Houthi ở Yemen cho biết đã tiến hành 3 vụ tấn công mới nhằm vào tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman và các tàu chiến hộ tống ở phía Bắc Biển Đỏ trong 24 giờ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác IPEF để ứng phó với bất ổn chuỗi cung ứng toàn cầu
12:56'
Hàn Quốc đang thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) nhằm ứng phó với những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ghi nhận xuất nhập khẩu dịch vụ tăng trưởng vững chắc
10:58'
Xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc đạt 549,58 tỷ NDT, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu dịch vụ đạt 759,98 tỷ NDT, tăng 7,8%.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ khẳng định không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng
07:53'
Dự kiến, Tổng thống Trump sẽ công bố các biện pháp thuế quan mới tại Vườn Hồng của Nhà Trắng vào lúc 16h00 chiều 2/4 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức khoảng 3h00 sáng 3/4 theo giờ Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Hơn 60% doanh nghiệp Hàn Quốc chịu tác động từ chính sách thuế của Mỹ
07:48'
Kết quả cho thấy 60,3% doanh nghiệp trả lời sẽ chịu hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ các biện pháp thuế quan này của Washington.