Vì sao đầu tư khởi nghiệp ở châu Âu giảm sút?
Đối với các công ty khởi nghiệp châu Âu, sự bùng nổ giai đoạn hậu COVID-19 chắc chắn đã lùi lại phía sau. Theo Quỹ đầu tư mạo hiểm Atomico, tổng số vốn mà các công ty khởi nghiệp châu Âu huy động được chỉ đạt 45 tỷ USD trong năm 2023, giảm 45% so với 82 tỷ USD trong năm 2022 và ít hơn 50% so với 100 tỷ USD trong năm 2021.
Nhiều nhà kinh tế nhận định rằng sự sụp đổ này là kết quả của việc các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đa chấm dứt chính sách tiền tệ nới lỏng, áp dụng trong nhiều năm trước, thay vào đó là các chính sách diều hâu – thắt chặt quá mức.Do không còn “tiền bạc miễn phí”, các quỹ đầu tư đã buộc phải cắt giảm dòng tiền chảy vào các công ty khởi nghiệp trên khắp thế giới và tất nhiên châu Âu không phải là ngoại lệ. Đặc biệt, lục địa già đang phải chứng kiến cảnh số quỹ quốc tế lớn đầu tư vào các công ty niêm yết, cũng như các công ty khởi nghiệp, ngày càng thu hẹp.
American Tiger Capital và Coatue Management, hay các quỹ Nhật Bản như Softbank Vision, có khả năng đầu tư đến 100 triệu USD cho các công ty khởi nghiệp, đã không ngần ngại quyết định rút lui khỏi châu Âu. Năm 2021, “các tay chơi lớn” đã đầu tư 82 dự án công nghệ trên khắp lục địa già. Nhưng kể từ đầu năm 2023 đến nay, con số này đã giảm xuống chỉ còn 4 dự án.Như một hậu quả báo động xu hướng suy thoái tại châu Âu trong lĩnh vực khởi nghiệp, số công ty “kỳ lân” mới, tức là những công ty khởi nghiệp trị giá hơn một tỷ USD, chỉ đạt con số 7 kể từ đầu năm. Để so sánh, đỉnh cao trong cả năm 2022 là 48 công ty và năm 2021 là 107 công ty, con số này là vô cùng ít ỏi. Thậm chí cho đến nay, đã có không dưới 50 công ty khởi nghiệp đánh mất danh hiệu kỳ lân.Tuy nhiên, hệ sinh thái châu Âu không đứng yên. Lần đầu tiên, theo Quỹ Atomico, số công ty khởi nghiệp được thành lập ở châu Âu, đạt 14.000 công ty, vượt quá số lượng công ty khởi nghiệp được thành lập ở Mỹ, với 13.000 công ty trong năm 2023. Chỉ có điều các công ty bên kia bờ Đại Tây Dương có nhiều cơ hội (40%) được tài trợ hơn sau 5 năm tồn tại.Tiền luôn là yếu tố then chốt quyết định khả năng tồn tại và phát triển của loại hình kinh doanh khởi nghiệp. Các nhà đầu tư ngày càng trở nên chọn lọc hơn trong khi số tiền đầu tư nhìn chung trở nên “khiêm tốn hơn”. Trong môi trường suy thoái như vậy, Pháp vẫn là thành trì thứ hai trong hệ sinh thái châu Âu, với 8 tỷ USD được huy động trong năm 2023, so với 12 tỷ USD của Anh và 7,8 tỷ USD của Đức.Theo phân tích của Atomico, sự suy giảm này là chính là sự trở lại trạng thái bình thường ở mức độ nhất định sau hai năm đại dịch COVID-19 bùng phát và các con số thống kê đã cho thấy sự “khá kiên cường” của lĩnh vực công nghệ tại châu Âu.Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều khoản đầu tư cho giai đoạn đầu của các công ty khởi nghiệp và cho các lĩnh vực đáng chú ý, như khí hậu, y tế và thậm chí cả trí tuệ nhân tạo (AI). Hơn nữa, hồ sơ phá sản và sa thải nhân viên đã được bù đắp bằng việc tạo việc làm và tuyển dụng mới. Số người làm việc trong lĩnh vực này đã tăng từ 750.000 lên 2,3 triệu người trong 5 năm.
Bên cạnh nhu cầu ngày càng tăng về số hóa nền kinh tế, nhu cầu chuyển đổi năng lượng cũng đang có những tác động tích cực đến nhiều công ty khởi nghiệp. Các doanh nghiệp bắt tay vào lĩnh vực khó này thường có động lực và tham vọng hơn, cũng như có sự chuẩn bị tốt hơn mỗi khi xây dựng các dự án.Lịch sử công nghệ châu Âu trong hai thập kỷ qua đã chỉ ra rằng mỗi giai đoạn hậu khủng hoảng, dù là vào năm 2000 hay 2008, đều tạo ra “nhóm các công ty đặc biệt”, có khả năng tồn tại và phát triển rất tốt.
Cuối cùng, giá trị tổng thể của hệ sinh thái công nghệ châu Âu, bao gồm các công ty niêm yết và tư nhân, đã lên tới 3.000 tỷ USD trong năm 2023 sau khi để mất 400 tỷ USD trong năm 2022. Đặc biệt, lĩnh vực khởi nghiệp tại châu Âu vẫn có thể hy vọng vào việc vốn hóa thị trường, chẳng hạn như sự xuất hiện của nhà sản xuất máy chế tạo chất bán dẫn ASML của Hà Lan hoặc gã khổng lồ phần mềm SAP của Đức.Ngoài ra còn có đợt IPO (lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra công chúng) của nhà thiết kế chip Arm Holding của Anh cách đây vài tuần, với vốn hóa đạt 62,5 tỷ USD.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga xuất khẩu được 180.000 tấn ngũ cốc sang châu Âu
15:31' - 03/12/2023
Theo dữ liệu của Cơ quan thông kế châu Âu (Eurostat), Nga đã trở lại top 5 nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất sau một năm rưỡi.
-
Doanh nghiệp
Ngành hàng không châu Âu hướng tới mục tiêu giảm khí thải carbon
10:16' - 01/12/2023
Các hãng hàng không châu Âu đang đẩy mạnh đầu tư và ký kết thỏa thuận hợp tác để có được nguồn cung nhiên liệu hàng không bền vững.
-
Bất động sản
Tập đoàn Keppel thâu tóm công ty quản lý bất động sản hàng đầu châu Âu
21:54' - 30/11/2023
Tờ Straits Times ngày 30/11 đưa tin, tập đoàn Keppel của Singapore đã mua 50% cổ phần của công ty quản lý tài sản hàng đầu châu Âu Aermont Capital với giá 517 triệu USD.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ, châu Âu diễn biến bất ngờ trước dự đoán Fed sẽ giảm lãi suất
08:44' - 30/11/2023
Các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu diễn biến bất ngờ trong phiên giao dịch 29/11 khi các nhà đầu tư đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất trong năm mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu
10:17' - 13/01/2025
Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.
-
Phân tích - Dự báo
Đức vẫn cần tiếp tục giảm lượng khí thải carbon
06:30' - 13/01/2025
Các quốc gia trên khắp thế giới đang nỗ lực giảm lượng khí thải CO2 khiến Trái đất nóng lên. Đức chỉ phát thải chưa đến 2% lượng khí CO2 toàn cầu, nhưng như vậy cũng vẫn còn quá nhiều. Tại sao?
-
Phân tích - Dự báo
2025 là năm của vàng hay bitcoin?
05:30' - 13/01/2025
Năm 2024 là một năm tuyệt vời đối với vàng. Giá vàng đã tăng thêm khoảng 30%, trong khi nhu cầu về kim loại quý này cũng phát triển ở hầu hết các khía cạnh.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua giữ chân lao động nước ngoài ở Nhật Bản
06:30' - 12/01/2025
Nhật Bản có kế hoạch tiếp nhận 820.000 công dân nước ngoài theo thị thực kỹ năng đặc định trong 5 năm tài chính tiếp theo bắt đầu từ tháng 4/2024, tăng gấp đôi so với dự kiến ban đầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Đông Nam Á sẽ phải “vượt khó” trong năm 2025
05:30' - 12/01/2025
Sau một thời kỳ suy giảm, xuất khẩu hàng hóa của Đông Nam Á đã gia tăng trong năm 2024 nhờ nhu cầu phục hồi từ các nền kinh tế lớn đối với hàng điện tử và những loại hàng hóa đầu vào cho sản xuất.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành du lịch Việt Nam được dự báo phát triển "đột biến"
08:31' - 11/01/2025
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn thông tin từ báo chí địa phương dự báo Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam sẽ phát triển “đột biến” trong lĩnh vực du lịch khi tầng lớp trung lưu tăng lên.
-
Phân tích - Dự báo
Lời cảnh báo cho thị trường nhà Australia
06:30' - 11/01/2025
Tình hình ít thuận lợi trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc là tin đặc biệt xấu đối với Australia, gây ảnh hưởng tới hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực mà Australia là nhà cung cấp chính.
-
Phân tích - Dự báo
Thế giới vẫn đang ở trong tình trạng thiếu hụt máy bay
05:30' - 11/01/2025
Airbus và Boeing ước tính chỉ giao được khoảng 1.250 máy bay mới trong năm 2024, thấp hơn 30% so với mục tiêu ban đầu, theo số liệu của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cạnh tranh Mỹ-Trung về chip bán dẫn: Sai lầm đắt giá
06:30' - 10/01/2025
Hai nền kinh tế hàng đầu liên tục tung ra các biện pháp trừng phạt mới. Giới chuyên gia lo ngại tranh chấp về chip sẽ càng trở nên “nóng” hơn dưới thời Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.