Vì sao lộ trình bầu cử của Thái Lan bị trì hoãn?
Không giống như các nước láng giềng, Thái Lan rất khó khăn trong việc ấn định thời điểm bầu cử. Với việc chính quyền quân sự nắm quyền hơn 4 năm và thời gian nắm quyền lâu hơn tất cả các chính phủ được bầu trước đó, lộ trình cho bầu cử của nước này đã bị trì hoãn nhiều lần.
Ngay cả việc mới đây chính quyền quân sự nước này đưa ra thời điểm tổ chức bầu cử vào tháng 2/2019 thì hiện cũng vấp phải những tranh luận tại Tòa án Hiến pháp vì những vấn đề kỹ thuật.
Nói tóm lại, bản chất phức tạp của chính trị Thái Lan cho thấy các tướng lĩnh cầm quyền nước này, vốn lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014 với đương kim Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đang muốn nắm và duy trì quyền lực càng lâu càng tốt kể cả sau cuộc bầu cử sắp tới.
Rõ ràng Chính phủ của Thủ tướng Prayut và Hội đồng khôi phục hòa bình và luật pháp đang tiến hành một trò chơi chính trị trước bầu cử.
Thái Lan sẽ không có một cuộc bầu cử cho đến khi chính quyền quân sự đảm bảo được chiến thắng. Điều này có nghĩa là chính quyền quân sự sẽ tiến hành các hoạt động thao túng luật pháp, làm cho các đối thủ suy yếu, lôi kéo cử tri bằng các khoản chi tiêu ngân sách hấp dẫn, trấn áp các lực lượng bất đồng và trì hoãn các cuộc thăm dò cử tri.
Ủy ban soạn thảo Hiến pháp do chính quyền quân sự chỉ định đã đưa ra một bản Hiến pháp trong đó làm cho các chính khách và các đảng phái tham gia bầu cử yếu thế trong khi ngăn cản sự nổi lên của các đảng phái chính trị lớn mạnh.
Một biện pháp có lợi cho chính quyền quân sự là việc 250 thành viên Thượng viện sẽ được chỉ định theo ý kiến của giới quân sự, đảm bảo cho lực lượng quân sự nước này nắm giữ 1/3 số ghế của Thượng viện.
Thêm vào đó, Hiến pháp cho phép một người không phải là thành viên quốc hội trở thành Thủ tướng nếu không có ứng cử viên cho chức vụ này tại Hạ viện. Điều này rõ ràng là nhằm mục đích đưa tướng Prayut nắm vai trò Thủ tướng trong cuộc bầu cử sắp tới.
Hơn nữa, các cơ quan độc lập quan trọng gồm Ủy ban bầu cử và Ủy ban chống tham nhũng quốc gia đều do những người trung thành với chính quyền quân sự điều hành.
Hai đảng phái chính tham gia bầu cử sắp tới gồm đảng Pheu Thai và đảng Dân Chủ hiện đều yếu. Đảng Pheu Thai đã bị giải thể hai lần và hiện đang bị lôi kéo vào các rắc rối pháp lý có thể khiến cho đảng này một lần nữa bị giải thể. Lãnh đạo đảng này là Thaksin Shinawatra và em gái, Yingluck, hiện đang phải sống lưu vong và bản thân họ đang đối mặt với án hình sự ở trong nước.
Trong khi đó, đảng Dân chủ hiện đang có những bất đồng trong nội bộ với việc lãnh đạo đảng này Abhisit Vejjajiva, người cực lực phản đối việc một người không phải là nghị sỹ quốc hội trở thành Thủ tướng, hiện đang mâu thuẫn với cựu Tổng thư ký đảng Dân chủ Suthep Thaugsuban, người lãnh đạo cuộc biểu tình đường phố hồi năm 2013-2014, dẫn tới cuộc đảo chính quân sự sau đó. Ông Suthep Thaugsuban được cho là trung thành với đương kim Thủ tướng Prayut.
Để giành được sự ủng hộ của các cử tri, chính quyền Thủ tướng Prayut hồi tháng Một đã đưa ra gói bổ sung ngân sách trị giá 150 tỷ baht (tương đương 6,3 tỷ SGD) nhằm mục đích cải cách lĩnh vực nông nghiệp.
Chính quyền quân sự Thái Lan cũng tiến hành các hoạt động tiếp xúc, vận động hành lang trực tiếp với các phe phái khác và các nhà bảo trợ cho các phe phái này.
Trong những tháng gần đây, Tướng Prayut đã tiến hành gặp các chính trị gia được bầu tại các tỉnh Sukhothai, Chonburi, Supanburi, Nakorn Pathom. Tại các cuộc gặp này, ông thẳng thắn cho biết không loại trừ việc mình sẽ ngồi vào vị trí Thủ tướng của Thái Lan sau cuộc bầu cử sắp tới.
Trong những tháng tới, chính quyền quân sự có thể sẽ hợp tác, lựa chọn các chính trị gia từ các đảng phái bao gồm Đảng Pheu Thai và Đảng Dân chủ. Ngoài ra, trong một hành động cho thấy sự tranh giành về lợi ích, chính phủ đã gợi ý về việc thành lập một đảng nhằm hậu thuẫn Tướng Prayut trở thành thủ tướng sau bầu cử.
Nếu được thành lập, đảng thân ông Prayut này có thể đề cử ông là ứng cử viên cho chức vụ thủ tướng trong thời gian bầu cử và do đó tránh bị buộc tội là một nhà lãnh đạo không xuất thân từ Quốc hội.
Triển vọng về một chính quyền hậu bầu cử với sự lãnh đạo của quân đội và Tướng Prayut cầm quyền một lần nữa đã làm mất đi hy vọng về việc chính quyền tạm quyền này đưa Thái Lan vào một không gian dân chủ lâu dài. Chính quyền quân sự sẽ lại tìm mọi cách nắm quyền quản lý đất nước như trước đây./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Tỷ phú Jack Ma hỗ trợ Thái Lan phát triển thương mại điện tử
08:14' - 20/04/2018
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha ngày 19/4 đã tiếp Chủ tịch tập đoàn Alibaba của Trung Quốc, tỷ phú Jack Ma, người đang có chuyến thăm quốc gia Đông Nam Á này.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan và Áo hợp tác phát triển thành phố thông minh
10:26' - 18/04/2018
Áo đang muốn giúp Thái Lan thúc đẩy dự án thành phố thông minh tại tỉnh Rayong.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan siết chặt quy định với lao động nước ngoài bất hợp pháp
16:09' - 02/04/2018
Ngày 2/4, người phát ngôn Chính phủ Thái Lan, Trung tướng Sansern Kaewkamnerd cảnh báo những người nước ngoài chưa có giấy phép lao động và visa cư trú sẽ phải đối mặt với các chế tài nghiêm khắc.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan cảnh báo tổng tuyển cử khó diễn ra thuận lợi
13:12' - 26/03/2018
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha lo ngại rằng "tình hình mất trật tự" hiện nay tại nước này có thể tiếp diễn và không có gì đảm bảo rằng cuộc tổng tuyển cử sắp tới có thể diễn ra trong hòa bình.
-
Hàng hoá
Đồng baht tăng khiến mạnh xuất khẩu gạo của Thái Lan gặp khó
12:51' - 25/03/2018
Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cho biết, việc đồng baht mạnh lên gần 10% và sản lượng dự báo giảm sẽ khiến xuất khẩu mặt hàng này trong năm nay không đạt chỉ tiêu tăng 9,5%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế nhập khẩu Mỹ tăng 36%, Thái Lan tìm giải pháp bảo vệ xuất khẩu
18:00'
Theo Thủ tướng Thái Lan, chính phủ nước này đã có một kế hoạch vững chắc nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay sẽ không bị ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU đối mặt thách thức thuế quan từ Mỹ, Bộ trưởng Đức kêu gọi phản ứng chung
17:12'
Bộ trưởng Habeck chỉ trích việc Mỹ áp đặt thuế quan mới, gây thiệt hại kinh tế to lớn trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế
14:58'
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ đã công bố dự thảo ngân sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
THEO DÒNG THỜI SỰ: “Canh bạc” khó lường
14:53'
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 3/4 (giờ Việt Nam) đã công bố quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều ngành của Anh thiệt hại nặng nề trước "bão" thuế quan Mỹ
14:52'
Các ngành sản xuất ô tô, thực phẩm và đồ uống, cùng với dược phẩm của Vương quốc Anh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt thuế quan mới do Tổng thống Mỹ áp đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Áp lực chồng chất lên nền kinh tế toàn cầu
13:06'
Những gì xảy ra ở Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến nước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ quá lớn và có quan hệ mật thiết với phần còn lại của thế giới thông qua thương mại và dòng vốn.
-
Kinh tế Thế giới
Cú sốc thuế quan làm chao đảo thị trường tài chính châu Á
12:46'
Chỉ số Nikkei có lúc giảm tới 4,6% xuống 34.102 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 7/8.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ ngày 4/4
10:47'
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn thông báo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 2/4 cho biết Washington sẽ chính thức áp thuế 25% đối với bia và lon nhôm rỗng trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ bãi bỏ chính sách miễn thuế các gói hàng giá trị nhỏ từ Trung Quốc
09:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp hủy bỏ chính sách miễn thuế đối với các gói hàng có giá trị nhỏ từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong (Trung Quốc), có hiệu lực từ ngày 2/5.