Trung Quốc có thể vượt Mỹ về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo?
Các chuyên gia thuộc Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến của Nhật Bản đã tính toán tỷ lệ trung bình của các trích dẫn nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên giữa hai quốc gia trong giai đoạn từ năm 2017-2019. Kết quả cho thấy các nhà khoa học Trung Quốc chiếm 24,8% số bài báo trong top 10% được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới, trong khi các nhà khoa học Mỹ chỉ chiếm 22,9%.
Như vậy, Trung Quốc đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về lượng công trình khoa học được trích dẫn nhiều nhất. Các nhà khoa học Trung Quốc đã xuất bản và công bố 40.219 công trình, trong khi các nhà khoa học Mỹ chỉ công bố 37.124 công trình. Điều đáng chú ý không chỉ là số lượng công trình khoa học, mà là những tiến bộ Bắc Kinh đã đạt được trong thập kỷ qua.
Kể từ năm 2011, Trung Quốc đã tăng số lượng các bài báo khoa học có trích dẫn nhiều nhất lên gấp 5 lần. Để so sánh, ở Mỹ mức tăng chỉ là 3%. Mỹ tiếp tục dẫn đầu về khoa học sinh học, còn Trung Quốc đã đạt được thành công lớn nhất trong các lĩnh vực khoa học vật liệu, hoá học và kỹ thuật.
Ví dụ, Bắc Kinh đã vươn lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Xét về tổng số bài báo khoa học liên quan đến AI, Trung Quốc từ lâu đã vượt Mỹ. Từ năm 2012-2021, các nhà khoa học Trung Quốc đã công bố 240.000 công trình khoa học trong lĩnh vực này, còn các nhà khoa học Mỹ chỉ có 150.000 công trình.
Cho đến gần đây, Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về số nhà khoa học được trích dẫn cao toàn cầu. Tuy nhiên vào năm 2020, theo một nghiên cứu của Đại học Stanford, Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Mỹ về số trích dẫn nghiên cứu học thuật liên quan đến AI, chiếm 20,7% tổng số nghiên cứu, cao hơn so với 19,8% của Mỹ. Sự hiện diện của các chuyên gia Trung Quốc tại các hội nghị khoa học quốc tế ngày càng lớn.
Ví dụ, trong tổng số các bài thuyết trình được công bố tại Hội nghị quốc tế về hệ thống xử lý thông tin mạng thần kinh nhân tạo năm 2019, số lượng lớn nhất thuộc về các nhà khoa học Trung Quốc (29%), người Mỹ đứng thứ hai (20%).
* Vai trò chiến lược của Trung QuốcTrung Quốc coi trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng về mặt chiến lược. Năm 2017, Bắc Kinh đã công bố Kế hoạch Phát triển trí tuệ nhân tạo thế hệ mới đến năm 2030. Theo kế hoạch, đến thời điểm này, Trung Quốc sẽ trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo lớn nhất thế giới trong lĩnh vực AI.
Ngành này sẽ thu hút 150 tỷ USD. Bắc Kinh cũng ban hành nhiều văn bản chính sách, bổ sung các chỉ thị cụ thể hơn của chính phủ trung ương, các bộ ngành và ban ngành. Ví dụ, theo kế hoạch ba năm phát triển AI, cần phải kích thích phát triển các sản phẩm thông minh như ô tô thông minh, robot thông minh và máy bay không người lái, hệ thống nhận dạng giọng nói, máy y tế về chẩn đoán hình ảnh.
Trung Quốc đã đạt được thành công không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết trí tuệ nhân tạo, mà còn cả những ứng dụng thiết thực của AI trong cuộc sống. Ví dụ, kể từ năm 2016, hệ thống City Brain của Alibaba ra đời giúp giám sát tất cả phương tiện giao thông tại thành phố Hàng Châu của Trung Quốc.
Kết quả của việc áp dụng hệ thống “thông minh” đã giúp giảm thiểu 15% tỷ lệ ùn tắc. Sau đó, nhiều thành phố của Trung Quốc bắt đầu sử dụng những “cảm biến thông minh” và thuật toán AI để tối ưu hóa nền kinh tế đô thị của họ.
Ví dụ, nhờ việc sử dụng hệ thống phân tích video từ camera nhận diện khuôn mặt cũng như các cảm biến khác nhau, bao gồm cả thiết bị Internet vạn vật (IoT) lấy dữ liệu ở xa về mức tiêu thụ năng lượng, các cơ quan chức năng có thể giám sát việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn. Các thuật toán AI của Trung Quốc cũng đã giúp phân tích lượng dữ liệu khổng lồ để thiết lập một hệ thống toàn quốc về “mã sức khỏe” số.
Tất cả những điều này đã giúp ích cho cuộc chiến chống lại sự lây lan của đại dịch COVID-19. Ngoài ra, một số công ty Trung Quốc chẳng hạn như iFlytek, trong hơn 10 năm liên tiếp, đã đứng đầu tại các cuộc thi quốc tế về thuật toán nhận diện giọng nói. Tất cả những thành công này là kết quả của nhiều năm làm việc của các nhà khoa học Trung Quốc.
* Những yếu tố nào tạo nên sự thành công của Trung Quốc trong lĩnh AI?
Một lợi thế cạnh tranh lớn khiến Trung Quốc phát triển mạnh về AI là nguồn dữ liệu dồi dào mà nước này tạo ra. Đến năm 2030, ước tính có khoảng 8 tỷ thiết bị ở Trung Quốc sẽ được kết nối IoT và sẽ tạo ra nhiều dữ liệu hơn nữa. Dự kiến đến năm 2025, 1/3 dữ liệu của thế giới sẽ được tạo ra ở Trung Quốc.
Vì sự tiến bộ trong lĩnh vực AI phụ thuộc vào số lượng và chất lượng dữ liệu, người đứng đầu Sinovation Ventures và cựu Chủ tịch Google Trung Quốc Kai-Fu Lee đã nhấn mạnh rằng dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ XXI. Quốc gia nào thu thập nhiều dữ liệu hơn cuối cùng sẽ chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực AI.
Mỹ vẫn duy trì vị trí hàng đầu trong các nghiên cứu cơ bản. Ví dụ, các nền tảng nguồn mở để học máy mà các nhà phát triển khắp thế giới đang sử dụng đều được sản xuất bởi các công ty Mỹ như Google, Facebook và những công ty khác.
Các chip cần thiết để thực hiện những phép tính phức tạp cũng được các công ty Mỹ phát triển. Nhìn chung, nếu kết hợp lực lượng của hai nước, các nhà khoa học có thể đẩy nhanh tiến độ các dự án trong lĩnh vực AI, chuyên gia Trung Quốc về công nghệ Internet Liu Xingliang nói với đài Sputnik.
Mặc dù vậy, đó là kịch bản tối ưu nhất. Trên thực tế, yếu tố chính trị có thể gây cản trở. Những tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực AI đã gây ra sự lo ngại cho Washington. Báo cáo của Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ về trí tuệ nhân tạo được trình lên Tổng thống và Quốc hội Mỹ vào mùa Xuân năm nay cảnh báo nguy cơ Trung Quốc có thể vượt Mỹ trong lĩnh vực AI, kêu gọi Washington tăng cường đầu tư vào AI.
Chủ đề chính trong báo cáo cho rằng các hệ thống AI có thể trở thành vũ khí ưu tiên hàng đầu trong các cuộc xung đột tương lai. Cần lưu ý rằng trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã dựa vào sự phát triển của các thiết bị quân sự “hạng nặng” như tàu chiến, tàu sân bay... và đã tụt hậu so với Trung Quốc trong việc ứng dụng các công nghệ AI trong lĩnh vực quân sự.
Do đó, để ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ AI ở Trung Quốc, Mỹ nên duy trì vị thế dẫn đầu về chip trong ít nhất hai thế hệ sắp tới. Theo báo cáo, Washington nên tiếp tục chính sách hạn chế cung cấp thiết bị để sản xuất chip thế hệ mới nhất và giám sát cẩn thận việc cung cấp các công nghệ cao khác cho Trung Quốc.
Về phần mình, Trung Quốc cũng đang cố gắng chơi trò chơi do người Mỹ áp đặt. Bắc Kinh nhận thấy tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh chính của họ - dữ liệu lớn và đang tăng cường quản lý các lĩnh vực lưu giữ số liệu, chuyển giao số liệu và bảo vệ thông tin cá nhân./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp khởi nghiệp AI DataRobot tìm cách huy động 500 triệu USD
08:08' - 09/07/2021
Công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (AI) DataRobot đang thảo luận để tăng vốn huy động khoảng 500 triệu USD trong một vòng gọi vốn đầu tư có thể định giá công ty này ở mức hơn 7 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng tuyển dụng trên thế giới sau đại dịch COVID-19
08:33' - 07/07/2021
Theo Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (MGI), xu hướng phát triển của các ngành nghề sau đại dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới xu hướng tuyển dụng tại một số thị trường lớn trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương cảnh báo hình thức kinh doanh đa cấp đội lốt công nghệ cao "Robot AI"
15:20' - 04/07/2021
Bộ Công Thương cảnh báo mô hình hoạt động của các tổ chức, cá nhân mời gọi đầu tư vào hệ thống để thuê "Robot AI" với khả năng "tự kiếm tiền" có dấu hiệu kinh doanh đa cấp không phép.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước cuộc đua không thể thua mang tên “tự động hóa”
16:31' - 30/06/2021
Phần lớn người Mỹ nhìn nhận tự động hóa không phải là phương pháp nâng cao hiệu quả lao động hay tạo nên những công việc lương cao hơn, mà họ coi nó là một quá trình đẩy nhanh sự bất bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Điểm chính trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Mỹ
05:30' - 29/06/2021
Cùng với mức độ cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, chủ đề công nghệ xuất hiện dày đặc trong các chương trình đầu tư do Chính quyền Tổng thống Joe Biden đưa ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này